Búp bê Daruma – Biểu tượng may mắn của Nhật Bản

Cùng với chú mèo thần tài Maneki Neko, búp bê Daruma cũng là biểu tượng đem đến sự thịnh vượng và may mắn trong quan niệm của người Nhật. Điểm đặc biệt của Daruma là không có mắt, và người mua sẽ tự vẽ thêm một mắt cho búp bê rồi cầu nguyện một điều ước. Khi điều ước thành hiện thực, họ sẽ vẽ nốt mắt còn lại cho búp bê. Vậy đằng sau biểu tượng may mắn này là gì? Hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu bí mật về búp bê Daruma qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Nội Dung Bài Viết

Búp bê Daruma là gì?

Daruma là một con búp bê hình tròn, rỗng, xuất hiện trong thời kỳ Edo, khoảng thế kỷ thứ XVII. Búp bê Daruma được mô phỏng dáng ngồi thiền của Phật Bồ Đề Lạt Ma. Và cái tên Daruma cũng bắt nguồn từ tên của vị phật này.

Theo truyền thuyết, những người nông dân thành phố Takasaki đã tạo ra những phiên bản đầu tiên của loại búp bê này như một tấm bùa để được các nhà sư ban phước. Người ta tin rằng những con búp bê này sẽ mang lại cho họ một vụ mùa bội thu và việc bán chúng cũng là một cách để họ có thêm thu nhập trong thời buổi kinh tế khó khăn.

Trong vài thập kỷ tiếp theo, phong tục sử dụng Daruma để cầu may đã lan rộng khắp đất nước Nhật Bản.

Ngày nay, búp bê Daruma thường được mua vào đầu năm mới của người Nhật với niềm tin rằng chúng có thể giúp người sở hữu đạt được mục tiêu của mình. Chúng có thể được tìm thấy trong cửa sổ của các cửa hàng Nhật Bản, trên kệ của các nhà hàng và bên trong nhiều ngôi nhà. Chúng cũng là một món quà lưu niệm phổ biến cho những người đến thăm Nhật Bản, những người muốn mang một tấm bùa may mắn về nhà.

Bí mật có thể bạn chưa biết về búp bê Daruma Nhật Bản

Búp bê Daruma là một biểu tượng văn hóa và tín ngưỡng quan trọng của Nhật Bản, nhưng có một số bí mật và thông tin thú vị mà có thể nhiều người chưa biết, cùng tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc “đáng sợ” của búp bê Daruma

Đằng sau biểu tượng về sự may mắn, búp bê Daruma cũng mang trong mình một “bí mật” khá đáng sợ. Daruma được mô phỏng theo Bodhidharma (hay Daruma-Daishi trong tiếng Nhật), một nhà sư sống vào thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6. Ngài là người sáng lập ra Phật giáo Thiền tông ở Trung Quốc. Giáo phái này nhấn mạnh tầm quan trọng của thiền định. Người Nhật cho rằng tay và chân của Bồ Đề Đạt Ma đã teo đi, trở nên nhăn nheo và thoái hóa sau khi ngồi thiền suốt 9 năm trong hang động ở Trung Quốc.

Khoảng thời gian này, Bồ Đề Đạt Ma cũng cắt đi mí mắt của mình do ông tức giận vì đã ngủ quên trong lúc thiền. Mí mắt của ông rơi xuống đất và đâm chồi nảy lộc thành cây trà xanh đầu tiên của người Trung Quốc. Người Nhật Bản đã dựa vào tích này để tạo ra những búp con búp bê gỗ tròn trĩnh và không có chân tay hay mắt.

Búp bê Daruma được cho là có nguồn gốc từ vị sư Phật giáo Daruma (Đạt Ma) vào thế kỷ thứ 6
Búp bê Daruma được cho là có nguồn gốc từ vị sư Phật giáo Daruma (Đạt Ma) vào thế kỷ thứ 6

Theo đó, việc Daruma không có mắt tương tự hành động Bồ Đề Đạt Ma ngủ quên khi thiền, do đó chưa đạt được sự giác ngộ cao nhất. Việc vẽ mắt lên cho nó tương tự hành động gắn lại mi mắt cho Bồ Đề Đạt Ma, giúp ông có thể nhìn rõ trần ai.

Khi mong ước của người dân chưa thành hiện thực, người ta sẽ chỉ vẽ lên Daruma một con mắt. Lúc này, con búp bê sẽ trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ và không thể giác ngộ được. Hành động vẽ một mắt này được gọi vui là “tống tiền”, buộc các con búp bê phải giúp mong muốn của người vẽ thành hiện thực. Chỉ đến khi đó, họ mới vẽ tiếp con mắt còn lại.

Đặc biệt hơn, màu sắc của con búp bê cũng được lấy cảm hứng từ sự đau đớn và cái chết. Con búp bê này có nhiều màu, từ tím tới trắng, tùy thuộc vào từng khu vực sản xuất, nhưng nhiều nhất vẫn là màu đỏ. Màu đỏ này được cho là liên quan tới màu sắc của bệnh sởi và đậu mùa.

Theo những tài liệu cổ, từ thế kỷ trước, khi đậu mùa và sởi còn là hai căn bệnh có sức tàn phá nặng nề nhất ở Nhật Bản, những đứa trẻ bị bệnh này thường phải mặc áo khoác đỏ. Nếu chết, chúng sẽ được bọc trong những tấm vải liệm màu đỏ.

Ban đầu, người ta tạo ra những con búp bê này có khả năng giữ thăng bằng tốt. Dù bạn có xô ngã chúng cỡ nào thì các con Daruma vẫn trở lại được vị trí ban đầu. Theo thời gian, điều này giúp chúng trở thành biểu tượng của sự hồi phục. Đó cũng là lý do Daruma thường trở thành món quà để tặng cho các bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em.

Búp bê Daruma được sử dụng như thế nào?

Rất nhiều du khách khi đến Nhật Bản ngạc nhiên vì búp bê Daruma hoàn toàn không có mắt. Và bạn sẽ phải tự vẽ một mắt cho chúng. Sau đó, bạn trưng bày con búp bê ở nơi có thể nhìn thấy được trong nhà hoặc nơi làm việc của bạn để bạn có thể được nhắc nhở làm việc hướng tới mục tiêu của mình mỗi ngày. Khi mục tiêu đã được hoàn thành, con mắt thứ hai sẽ được vẽ vào.

Tuy nhiên theo truyền thống, bạn sẽ phải trả nó lại ngôi đền nơi bạn đã mua nó sau một năm. Ngay cả khi mục tiêu của bạn vẫn chưa đạt được, sau đó bạn phải đốt con búp bê để giải thoát cho vị thần bên trong nó.

Thậm chí còn có một buổi lễ được gọi là daruma kuyo hoặc dondoyaki ở một số ngôi đền trên khắp Nhật Bản, nơi hàng ngàn người đến để được ban phước cho búp bê của họ trước khi thực hiện một nghi lễ đốt cháy Daruma hàng loạt. Sau đó, bạn có thể mua một con búp bê mới như một sự tái tạo lời thề của mình và quá trình lại bắt đầu lại từ đầu.

Đặc điểm của búp bê Daruma

Búp bê Daruma được làm thủ công bằng giấy bồi truyền thống, có hình tròn, rỗng và nặng ở phía dưới. Đặc biệt, búp bê không bao giờ ngã, tượng trưng cho ý chí kiên cường, không bao giờ gục ngã của người Nhật.

Phần râu và lông màu của Daruma được mô phỏng theo  khuôn mặt của Bodhidharma, xong đã được biến tấu đi và cũng có những ý nghĩa quan trọng. Lông mày được vẽ theo hình cánh hạc trong khi bộ râu được thiết kế giống hình con rùa. Điều này là do hai sinh vật này đại diện cho tuổi thọ. Ý tưởng này xuất phát từ quan niệm truyền thống của Nhật Bản cho rằng: “Con hạc sống 1.000 năm, con rùa sống 10.000 năm”.

Cơ thể tròn trịa của búp bê Daruma tượng trưng cho hình dạng chân tay bị teo tóp của Bodhidharma trong dân gian, nhưng điều này cũng có ý nghĩa riêng của nó. Những con búp bê này ban đầu được chế tạo để có thể tự xoay trở lại vị trí thẳng đứng nếu chúng bị xô ngã. Đây là lời nhắc nhở về sự kiên trì: bất kể bạn bị đánh gục bao nhiêu lần, bạn vẫn phải luôn đứng dậy trở lại.

 Khi búp bê Daruma được tạo ra, nó thường không có mắt
Khi búp bê Daruma được tạo ra, nó thường không có mắt

Các ký tự Kanji được vẽ trên con búp bê này thường đại diện cho “may mắn”, “tài sản” và “kiên trì”, đôi khi nó được viết ngay dưới mặt của Daruma. Tuy nhiên, một số người khác lại viết những điều ước cá nhân của họ lên con búp bê như một lời nhắc nhở bản thân về mục tiêu của họ.

Bạn có thể tìm thấy búp bê Daruma được trang trí với đủ loại màu sắc, nhưng màu phổ biến nhất là màu đỏ. Các nhà sử học vẫn chưa thống nhất về lý do tại sao chúng lại có nhiều màu sắc như vậy, nhưng một số người tin rằng màu đỏ tượng trưng cho màu áo choàng của Bồ Đề Đạt Ma.

Những người khác lại tin rằng màu đỏ biểu thị sức mạnh siêu nhiên. Trước đây, người Nhật thường mặc quần áo, đồ trang sức màu đỏ hoặc trang trí cửa nhà bằng dây thừng màu đỏ để xua đuổi “thần đậu mùa” vào nhà và gây bệnh cho họ.

Búp bê Daruma cũng có thể được tìm thấy với các màu khác bao gồm trắng, vàng và hồng. Các màu sắc khác nhau biểu thị một mục tiêu hoặc mong muốn khác nhau – Màu trắng: Sự tinh khiết; Vàng: Tiền bạc và danh vọng; Màu đen: Đề phòng vận rủi; Màu cam: Thành công; Màu xanh lam: Giáo dục và tình trạng công việc; Màu xanh lá cây: Sức khỏe và thể chất; Màu tím: Tự hoàn thiện; Màu hồng: Tình yêu và sự lãng mạn; Bạc: Địa vị xã hội.

Ý nghĩa của búp bê trong đời sống tinh thần của người Nhật

Cũng như những biểu tượng may mắn khác, búp bê Daruma giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nhật. Nó là đại diện cho sức mạnh, ý chí mãnh liệt không chịu đầu hàng. Dù cho họ có đứng trước trước mọi hoàn cảnh, vẫn luôn biết vươn lên sau những lần vấp ngã. Những điều đó được thể hiện một cách hài hòa trong các biểu tượng của họ từ trước đến nay.

Biểu tượng của sự vươn lên không bao giờ gục ngã
Biểu tượng của sự vươn lên không bao giờ gục ngã

Búp bê Daruma có 5 màu phổ biến và mỗi ý nghĩa của búp bê Daruma Nhật Bản lại khác nhau. Tuy nhiên màu sắc chủ đạo vẫn là màu đỏ. Vì đây là màu bắt nguồn từ màu áo đỏ của Bồ Đề Đạt Ma, là màu tượng trưng cho may mắn. Người Nhật cũng thường viết chữ “Phước” lên bụng Daruma như một loại bùa may mắn. Bên cạnh đó, các chi tiết trên búp bê đều được vẽ chi tiết và đầy đủ chỉ trừ đôi mắt ra.

  • Màu đỏ: Tượng trưng cho Vận may và Phát tài
  • Màu đỏ tía: Tượng trưng cho Sức khỏe và Trường thọ
  • Màu vàng: Sự Bình an và sự bảo hộ
  • Màu vàng đồng: Biểu tượng cho sự giàu có và thịnh vượng
  • Màu trắng: Thể hiện cho tình yêu và sự hòa hợp

Do ý nghĩa của búp bê Daruma mỗi loại là khác nhau. Nên người Nhật sẽ tùy vào từng trường hợp mà sử dụng những búp bê Daruma với màu sắc tương ứng. Mỗi búp bê sẽ thực hiện một nguyện vọng cho chủ sở hữu. Và nếu nguyện vọng đó chưa được thực hiện thì những con búp bê cũ ấy sẽ được đốt đi. Và sau đó thay bằng búp bê mới để tiếp tục hành trình thực hiện ước mơ của chủ nhân.

Lời kết

Ngày nay, búp bê Daruma là món quà lưu niệm phổ biến được nhiều khách du lịch yêu thích và chọn lựa. Nó cũng được sử dụng phổ biến tại những khu trưng bày trang trọng trong nhà, cửa hàng với niềm tin “hiện thực hóa” ước mơ, mục tiêu cho người sở hữu chúng.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.