Cờ cá chép Nhật Bản Koinobori – Những thông tin thú vị

Cũng giống như một số quốc gia châu Á, cá chép là một trong những biểu tượng tốt đẹp của người Nhật Bản. Cờ cá chép – vì thế, là biểu tượng quan trọng trong lễ hội Koinobori. Vào ngày này, bạn sẽ bắt gặp các loại cờ cá chép đầy màu sắc được treo khắp các đường phố của nước này. Vậy tại sao người Nhật lại treo cờ cá chép vào ngày lễ Koinobori? Cùng tìm hiểu truyền thuyết về cờ cá chép qua bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Bài Viết

Cờ cá chép Nhật Bản là gì?

Đây là một loại cờ được sử dụng trong lễ hội Koinobori ở Nhật. Cờ cá chép Nhật được làm từ vải, tạo thành hình ống thông hai đầu. Bề mặt vải được trang trí nhiều họa tiết khác nhau, nhìn giống như một con cá chép. Miệng của cá chép được buộc bởi một đoạn dây và treo lên cao. Khi có gió thổi qua, cờ sẽ bay trông như một con cá chép đang bơi.

Nguồn gốc của cờ cá chép Nhật Bản

Khi vẫn còn sử dụng lịch âm, ngày 5/5 Âm lịch tại Nhật được lấy là Tết Đoan Ngọ. Sau này, Nhật chuyển sang sử dụng Dương lịch, thì ngày 5/5 được xem là lễ hội cho tất cả trẻ em trên toàn nước Nhật, được Chính phủ Nhật công nhận là Quốc lễ vào năm 1948.Tết thiếu nhi (Kodomo no hi) được người Nhật xem là ngày để cầu chúc hạnh phúc cho tất cả trẻ em và thể hiện lòng biết ơn đến những người mẹ.

Cờ cá chép Koinobori sử dụng trong ngày lễ Koinobori có nguồn gốc từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép hóa rồng. Tục lệ treo cờ cá chép trong ngày Tết thiếu nhi ở Nhật Bản với mong muốn cầu mong cho các bé sự khỏe mạnh, thành công như cá chép.

Tại sao “Cờ cá chép” lại là biểu tượng của ngày lễ trẻ em? 

Việc treo cờ cá chép gắn liền với câu chuyện văn hóa được lưu truyền và lan tỏa vào Nhật Bản từ thời xa xưa. Cá chép được coi là biểu tượng của sự cố gắng nỗ lực và cả sức mạnh bền bỉ qua câu chuyện truyền thuyết của Trung Quốc “ Cá chép hóa rồng”.

Cá chép được coi là biểu tượng của may mắn và thành công
Cá chép được coi là biểu tượng của may mắn và thành công

Câu chuyện kể rằng, một đàn cá hỗn hợp đã cố gắng chiến đấu để vượt lên một thác nước gọi là “Ryumon” (Cổng rồng). Trong khi tất cả những con cá khác bỏ cuộc và trôi dạt về phía hạ lưu, những con cá chép vẫn cố gắng, và khi vào trong Ryumon, chúng đã biến thành rồng. Từ câu chuyện cổ này mà trong tiếng Nhật một câu tục ngữ “Koi no taki-nobori” để chỉ sự “nỗ lực bền bỉ” hoặc “thăng tiến”.

Dần dà, để cầu mong cho sức khỏe cũng như sự trưởng thành và tương lai của bé trai, người dân thường treo cờ cá chép Koinobori và những chú cá chép bằng vải lụa nhiều màu sắc, một truyền thống trong tháng của Nhật Bản cũng trở nên nổi tiếng thế giới này.

Ý nghĩa cờ cá chép Nhật Bản trong ngày lễ Koinobori

Lễ hội Koinobori là lễ hội dành cho các bé trai, có điểm đặc trưng là trong suốt tháng lễ hội, cờ cá chép được treo ở khắp bơi từ trước nhà cho đến những nơi công cộng.

Cờ cá chép được sử dụng để cầu chúc cho các bé trai luôn có ý chí và mạnh mẽ, như cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng. Như đã trình bày ở trên, tư tưởng này bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng cũng được người Nhật tiếp thu và gửi gắm vào đó mong muốn cầu chúc cho thế hệ trẻ sẽ có những thành công vượt bậc trong tương lai.

Không chỉ là biểu tượng của sự kiên trì, mạnh mẽ, cá chép còn có nhiều đặc tính đặc biệt, đó là khi nó bị bắt, nó sẽ tự tiết ra một chất giúp những con cá chép khác biết đang có nguy hiểm và tránh xa. Thêm đó, cá chép khi bị đun trong nước sôi, nó sẽ không vùng vẫy đến khi chết mà vẫn rất bình thường.

Có lẽ vì thế, có nhiều ý kiến cho rằng, cá chép là loài vật biểu tượng của sự dũng cảm, ngay thẳng và đoàn kết. Cũng vì vậy, hình tượng cá chép được chọn lựa để cầu chúc may mắn thành công cho các bé trai Nhật Bản.

Theo truyền thống của người Nhật vào những dịp này những gia đình có con trai sẽ được treo trước nhà mình những dải cờ hình cá chép. Nhà càng nhiều con trai sẽ càng treo nhiều cờ, mỗi một cờ tương ứng với một người con trai.

Cá chép trong văn hóa Nhật Bản tượng trưng cho sự kiên cường và nghị lực
Cá chép trong văn hóa Nhật Bản tượng trưng cho sự kiên cường và nghị lực

Cờ Koinobori được được trang trí rất đẹp. Bay phấp phới trong bầu trời xanh mang theo lời cầu nguyện của các bậc cha mẹ về sức khoẻ và tương lai tốt đẹp cho những con trai của họ. Màu của những lá cờ cá chép Koinobori thường có 3 màu cơ bản là đỏ, xanh và đen thể hiện cho những đức tính sau:

  • Màu đen biểu hiện cho mặt nước mùa đông tĩnh lặng. Đây làm màu tượng trưng cho người cha là người phải trầm tính, và nước là nơi bắt nguồn của mọi sự sống.
  • Màu đỏ là màu lửa vào mùa hạ, màu tượng trưng cho người mẹ. Mùa hạ là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài, và lửa làm cho vạn vật sinh trưởng dồi dào, cũng là biểu hiện cho trí tuệ.
  • Màu xanh là màu của cây cỏ mùa xuân đâm chồi nảy lộc, vươn thẳng, biểu hiện cho sự phát triển của trẻ em.

Các hoạt động trong dịp lễ hội Koinobori

Lễ hội Kodomo no Hi là dịp để cầu mong sức khỏe, hạnh phúc và sự phát triển tốt đẹp cho các em bé.  Dưới đây là một số hoạt động phổ biến trong lễ hội này:

Trưng bày búp bê samurai hoặc búp bê Kintaro

Ngoài việc treo cờ cá chép, các gia đình Nhật Bản cũng trang trí những búp bê tướng quân mặc giáp sắt hoặc mũ tướng quân. Khi con trai của một gia đình sinh ra,  ông bà nội có thể tặng một bộ trưng bày ngày lễ Kodomo no hi cho bé, gồm mô hình mũ tướng quân và một bức tranh. Đây không chỉ là sự động viên tinh thần mà còn chứa đựng những thông điệp tinh tế về chúc phúc và tình cảm yêu thương lẫn nhau.

Ẩm thực

Trong ngày này, các gia đình thường tổ chức những bữa ăn đặc biệt, phong phú với hương vị và màu sắc đặc trưng, để chúc phúc cho bé trai và cầu mong cho sức khỏe cho bé. Người Nhật thường thả một ít lá “菖蒲 – Shobu” vào bồn tắm, loại lá này có mùi thơm và tên gọi của nó cũng trùng với từ “尚武 – shobu” trong tiếng Nhật, có nghĩa là “chiến đấu”. Ngày lễ Kokomo-no-hi thuộc Tuần lễ Vàng, là dịp nghỉ lễ dài ngày ở Nhật, cũng là dịp để gia đình sum họp, chứng kiến sự trưởng thành của con cháu qua từng năm.

Bánh dày nhân đỗ phổ biến trong ngày lễ hội
Bánh dày nhân đỗ phổ biến trong ngày lễ hội

Người Nhật thường nấu các món như xôi đậu đỏ sekihan và chimaki, một loại bánh ngọt được làm từ gạo nếp và gói trong lá tre. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy Kashiwa-mochi (柏 餅) tại các cửa hàng, đó là một loại bánh nếp nhân đỗ ngọt được bọc trong lá kashiwa – lá cây sồi. Nhiều người mẹ cũng tự làm loại bánh này. Lý do họ sử dụng lá kashiwa là vì lá có hình thù rất giống với mũ của tướng quân thời xưa. Nếu bạn có dịp thăm nhà người Nhật có bé trai dịp này, hãy mua một hộp Kashiwamochi, chắc chắn họ sẽ rất cảm động vì sự hiểu biết của bạn.

Các hoạt động ngoài trời

Thả diều là một hoạt động phổ biến trong các lễ hội mùa xuân và cũng là một phần của lễ hội cá chép. Trẻ em tham gia các trò chơi truyền thống như kendama (một loại đồ chơi gỗ), hanetsuki (một loại cầu lông truyền thống), và chơi với spinning tops.

Diễu hành đường phố

Một số khu vực tổ chức các cuộc diễu hành với trẻ em mặc trang phục truyền thống và hóa trang thành các nhân vật trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản. Các khu phố sẽ tổ chức lễ hội với các gian hàng bán đồ ăn, trò chơi và biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Lời kết

Với những thông tin trên đây, Thanh Giang hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu truyền thuyết về cờ cá chép Nhật Bản cũng như ý nghĩa của lá cờ này. Để tham khảo thêm về văn hóa Nhật Bản, hãy cùng Thanh Giang cập nhật tại những bài viết sau nhé!

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.