Aokigahara – khu rừng tự sát Nhật Bản đáng sợ như thế nào?

Nằm ở phía Tây Bắc của núi Phú Sĩ, rừng Aokigahara là địa điểm du lịch rùng rợn, được gọi với biệt danh “khu rừng tự sát”. Đây là một trong những tự sát nổi tiếng trên thế giới với hàng trăm cuộc tự sát hàng năm. Vậy khu rừng tự sát Aokigahara đáng sợ như thế nào? Cùng Thanh Giang tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Nội Dung Bài Viết

Aokigahara – khu rừng tự sát Nhật Bản

“Khu rừng tự sát” có tên gọi chính thức là “Aokigahara” nằm ở phía Tây Bắc của dãy núi Phú Sĩ thuộc địa phận tỉnh Yamanashi, có diện tích khoảng 3.500ha. Nơi đây còn được gọi là “Jukai”, có nghĩa là “biển cây”, vì hình ảnh những tán cây chuyển động trong khu rừng rậm rạp này gợi nên liên tưởng về biển cả. Tuy vậy, trong khoảng vài chục năm trở lại đây, người ta lại thường nhắc đến khu rừng với cái tên khá rùng rợn là “Khu rừng tự sát” (Jisatsu no Mori).

Aokigahara nằm ở bên chân núi Phú Sĩ Nhật Bản
Aokigahara nằm ở bên chân núi Phú Sĩ Nhật Bản

Tại Aokigahara, mỗi năm ghi nhận khoảng 100 vụ tự sát thành công. Con số này khiến nơi đây trở thành nơi có số lượng người tự tử nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Cầu Cổng Vàng (Golden GateBridge) ở San Francisco, Mỹ.

Nằm tại ngọn núi cao nhất Nhật Bản, khu rừng Aokigahara cổ kính với nhiều thân cây gỗ cao, tán dày bao phủ cả mặt đất. Rễ cây mọc nổi lên cả mặt đất tạo nên rất nhiều hình thù kỳ lạ…Tất cả tạo nên một không khí ma mị và quỷ dị.

Rừng có khung cảnh đáng sợ như thế nào?

Cây cối trong rừng qua nhiều năm sinh trưởng và phát triển trở nên rậm rạp, tựa như một tấm chăn dày bao phủ lên mọi vật, tạo nên một bầu không khí u ám và ngột ngạt. Ngay cả âm thanh của gió và các loài vật sinh sống ở đây cũng bị tấm chăn này hấp thụ một cách kỳ lạ, như thể bước vào một căn phòng cách âm hoàn toàn với thế giới xung quanh. Một sự tĩnh lặng hơi nhuốm màu chết chóc. Khu rừng mang một vẻ đẹp đầy ám ảnh và ma mị, như chính những bí ẩn mà nó đang ôm lấy.

Mặt đất bên dưới gồ ghề những hang hốc, rễ cây phủ đầy rêu mọc trên lớp nham thạch khô từ vụ phun trào núi lửa trước kia bện vào nhau, xoắn xuýt như muốn giữ lấy cổ chân của những ai đặt chân tới đây.

Theo một số nhà tâm linh Nhật Bản, khu rừng đã đắm mình trong thứ năng lượng xấu được tích tụ qua nhiều thế kỷ. Hơn nữa, cây cối tại đây lại tạo cảm giác như đang mang trong mình một sự sống thần bí. Sinh trưởng trên vùng đất vô cùng màu mỡ, bộ rễ của chúng phát triển đủ mọi hình dạng, có trường hợp trông như những chiếc xúc tu, đôi khi tưởng như chúng có thể di chuyển vậy. Đất ở đây có hàm lượng quặng sắt cao, có thể gây nhiễu tín hiệu GPS, điện thoại di động, và ngay cả la bàn cũng bị ảnh hưởng.

Tại sao những người xấu số chọn là nơi an nghỉ cuối cùng?

Sự ảnh hưởng của yếu tố tâm linh

Thần đạo là tôn giáo của người Nhật. Vì thế, người dân nơi đây luôn mang tấm lòng tôn kính với thiên nhiên – nơi sinh sống của các vị thần.

Cũng theo quan niệm của người Nhật, ngọn núi cao được xem là cánh cổng đến thiên đường. Vì thế, họ xem khu rừng này – nơi cận kề với ngọn núi thiêng – là “nơi hoàn hảo để chết”.

Bị dẫn dụ bởi các vong hồn (Yurei)

Trong quan niệm phổ biến của Nhật Bản, nếu một người chết trong cảm giác hận thù, tức giận, buồn bã hoặc mong muốn trả thù, linh hồn của họ không thể rời khỏi thế giới này và tiếp tục đi lang thang. Những linh hồn này được gọi là “Yurei” (Oán linh – 幽霊).

Người dân xứ Phù Tang cũng truyền tai nhau một thủ tục đáng sợ gọi là “Ubasute”. “Ubasute – 姥捨て” hay “Oyasute – 親捨て” là một tập tục cổ xưa trong xã hội Nhật. Vào thời nạn đói hoành hành, người dân phải tìm đủ mọi cách để duy trì cuộc sống.

Thế kỷ 19 khu rừng này được nhắc đến trong nhiều tác phẩm văn học
Thế kỷ 19 khu rừng này được nhắc đến trong nhiều tác phẩm văn học

Lúc đó, họ đã quyết định thực hiện một cuộc chọn lọc được gọi là Ubasute, nôm na là “cõng người già lên núi và bỏ mặc cho đến chết” nhằm giảm bớt miệng ăn. Linh hồn của những người già bị ruồng bỏ bởi con cháu không thể siêu thoát, dẫn đến kết cục là họ biến thành Yurei và lang thang trong rừng.

Theo lời đồn, các vong hồn của người chết trong khu rừng này đã gây ra ảo giác, dẫn dụ những ai vào rừng trở nên lạc lối, không tìm được đường về. Họ trở nên hoang mang, tiêu cực, và quyết định kết liễu cuộc đời mình.

Ảnh hưởng của “Seppuku” đến “văn hóa tự tử”

Seppuku là nghi thức tự sát bằng cách tự rạch bụng của các Samurai Nhật Bản. Theo đó, Samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất trận hay khi chủ chết để tránh với vòng tay kẻ thù. Đây cũng là một hình thức tử hình với những Samurai phạm trọng tội. Nghi thức ghê rợn này còn mang ý nghĩa sửa chữa cho hành vi sai trái hoặc chuyện đáng hổ thẹn đã gây ra.

Mặc dù thời đại của Samurai đã kết thúc từ lâu, xong văn hóa Seppuku vẫn còn ghi dấu trong đời sống của Nhật Bản hiện đại, và nhiều người vẫn có tư tưởng ngộ nhận rằng tự sát giúp bảo vệ danh dự và lòng tự tôn của bản thân.

Điển hình là tỷ lệ tự tử leo thang trong cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản vào những năm 1990, và nhiều trường hợp tự tử ngày nay có thể là phản ứng của chính họ trước sự hổ thẹn về thất nghiệp hay không muốn trở thành gánh nặng tài chính cho gia đình.

Sự “cổ súy” của những tác phẩm văn học

Năm 1960, nhà văn Seicho Matsumoto đã ra mắt cuốn tiểu thuyết có tên “Nami no Tou”– Tháp sóng. Nội dung cuốn sách kể về một cặp đôi yêu nhau đã kết liễu đời mình trong khu rừng này.

Cuốn sách đã tạo ra một làn sóng tự tử tại rừng Aokigahara. Nhiều người đã lặn lội từ xa đến đây để chấm dứt cuộc đời. Khu rừng cũng được mô tả trong một cuốn sách khác của tác giả Wataru Tsurumi có tựa đề là “Kanzen Jisatsu Manyuaru” (Cẩm nang hoàn chỉnh về tự tử), cung cấp cho người đọc tất cả các phương pháp khác nhau để tự sát.

Wataru Tsurumi đã mô tả Aokigahara là nơi hoàn hảo để chết. Trong cuốn sách, tác giả giải thích cách lái xe đến khu rừng, cũng như tự tử ở khu vực nào sẽ không bị tìm thấy. Cuốn sách từng trở thành sách bán chạy nhất ở Nhật Bản và được tìm thấy bên cạnh nhiều thi thể trong khu rừng.

TOP sự thật ít biết về “rừng tự sát” Nhật Bản

Là nơi linh thiêng và đáng sợ, rừng Aokigahara trở thành địa điểm du lịch mạo hiểm được nhiều người yêu thích. Khu rừng này cũng tồn tại nhiều “bí ẩn” đáng sợ. Dưới đây là một số điều ít biết về “rừng tự sát” Nhật Bản:

Mỗi năm có hơn 100 người tự sát

Rừng Aokigahara là một trong những địa điểm đứng đầu thế giới về số vụ tự sát. Theo thống kê, hầu hết những vụ tự sát tại đây nhiều nhất là những người đàn ông độ tuổi 30-40 tuổi.

Họ là một trong những người thuộc tầng lớp cao của xã hội, chủ tịch tập đoàn hoặc người giữ vị trí cao trong công ty. Sau mỗi vụ sụp đổ hoặc thoái trào về kinh tế thì số vụ tự tử tại Aokigahara tăng lên đáng kể.

Số liệu về người chết được hạn chế công bố

 Sự nổi tiếng của địa điểm này như một nơi để tự sát
Sự nổi tiếng của địa điểm này như một nơi để tự sát

Thời gian gần đây, chính phủ Nhật Bản hạn chế công bố về số người tự tử tại khu rừng tự sát Aokigahara. Lý do là kể từ thời điểm công bố tin tức này đã khiến cho người dân nước này trở nên hoang mang tột độ.

Chính vì vậy, các nhà chức trách và chính quyền dừng việc cập nhật số liệu. Thay vào đó là có những biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu số người tự tử.

Sợi dây thừng và ruy băng

Nếu có dịp khám phá rừng Aokigahara Nhật Bản, bạn sẽ bắt gặp những sợi dây thừng và dây ruy băng được cột vào thân cây. Thoạt nhìn, trông dây thật đáng sợ bởi chúng mang là biểu tượng của ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Những người đang do dự về quyết định tự vẫn tại khu rừng tự sát sẽ lấy dây này để làm dấu. Nếu họ suy nghĩ lại thì sẽ dùng dây này để tìm đường ra. Vì thế, tầm hơn 1km đầu bạn sẽ thấy có vô số những sợi dây khác nhau. Có nhiều dây đã mọc rong trên đó chứng tỏ việc tồn tại nhiều năm. Mặc khác, nhiều người sử dụng dây thừng để buộc lên cây và tự vẫn bằng hình thức treo cổ.

Ngoài ra, đội cứu trợ cũng dùng dây này để đánh dấu đường đi khi vào bên trong cứu người hoặc khiêng xác chết ra khỏi khu vực rừng.

Đồ dùng cá nhân của “người chết” nằm rải rác

Khu rừng trở thành địa điểm nổi tiếng cho các vụ tự sát
Khu rừng trở thành địa điểm nổi tiếng cho các vụ tự sát

Đi sâu vào rừng Aokigahara, bạn sẽ bắt gặp nhiều vật dụng cá nhân như bình đun nước, ly tách, chén dĩa, đũa muỗng và lều trại nằm rải rác khắp nơi. Đây là vật dụng của những người ưa mạo hiểm và khám phá.

Tuy nhiên, có một số nguồn tin cho rằng những vật dụng trong đây một lượng lớn thuộc về những người xấu số. Họ đang phân vân về quyết định của mình, vì thế họ quyết định sống thử một vài ngày trong Aokigahara và sau đó sẽ đưa ra lựa chọn trở về hoặc ra đi vĩnh viễn.

Mùa tự tử ?

Nếu như mùa xuân là mùa được nhiều du khách chọn lựa để ngắm hoa và khám phá Nhật Bản thì tháng 3 của mùa xuân được xem là mùa tự tử cao nhất nước Nhật.

Mỗi năm vào tháng 3 sẽ có những thông tin về lượng người tự tử tăng cao đột biến. Bởi đây là mùa kết thúc một kỳ kinh tế của nước Nhật, đánh giá sự thành bại của con người hoặc một tổ chức nào đó. Chính vì thế, đã có không ít người không chịu nổi áp lực và phải đi đến cái chết bi thảm tại khu rừng sâu.

Cuốn sách có nội dung về Rừng tự sát Aokigahara

Khu rừng tự sát ở Nhật Bản với vẻ hoang vu, bí ẩn và huyền bí đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học. Trong đó, “Black Sea Trees” (1960) của Seicho Matsumoto và cuốn “Sổ tay tự tử toàn tập” (1993) – Wataru Tsurumi là những tác phẩm nổi tiếng được lấy cảm hứng từ khu rừng này.

Tiểu thuyết “Black Sea Trees” được cho là một trong những nguyên nhân thúc đẩy làn sóng tự tử tại rừng Aokigahara. Truyện kết thúc bằng việc đôi tình nhân cùng nhau tự tử trong rừng, tạo nên hình ảnh đầy ám ảnh. Sự xuất bản của cuốn sách cùng với hình ảnh này đã tạo nên ảnh hưởng lớn tới những người có tâm trạng tiêu cực.

Mặc dù cuốn sách về rừng Aokigahara này luôn được tin là nơi khởi nguồn cho chuỗi sự việc đau lòng tại khu rừng, nhưng thực tế các vụ tự tử đã diễn ra tại đây từ trước đó.

Tác giả đã viết chi tiết về cách lái xe đến khu rừng và những khu vực tự sát khó tìm thấy. Cuốn sách trở thành cẩm nang cho hơn hai triệu người tuyệt vọng và là một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Nhật Bản. “Sổ tay tự tử toàn tập” đã được phát hiện nằm ngay bên cạnh những người xấu số trong rừng Aokigahara.

Bộ phim The Forest (2016) lấy bối cảnh rừng Aokigahara

The Forest khai thác những yếu tố siêu nhiên để tạo ra một câu chuyện đầy bí ẩn
The Forest khai thác những yếu tố siêu nhiên để tạo ra một câu chuyện đầy bí ẩn

Là một tác phẩm kinh dị tâm lý được lấy cảm hứng từ khu rừng Aokigahara ở Nhật Bản, được đạo diễn bởi Jason Zada, kể về câu chuyện của một người phụ nữ tìm kiếm em gái mình mất tích trong khu rừng nổi tiếng với nhiều vụ tự sát.

Phim xoay quanh nhân vật chính, Sara Price (do Natalie Dormer thủ vai), khi cô đến Aokigahara để tìm kiếm em gái của mình, Jess, người đã mất tích một cách bí ẩn. Khi Sara vào sâu trong khu rừng, cô bắt đầu gặp phải các hiện tượng kỳ lạ và cảm giác sợ hãi.

Phim khai thác các yếu tố tâm lý, sự sợ hãi và sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến trạng thái tinh thần của nhân vật. Bối cảnh Aokigahara tạo nên bầu không khí căng thẳng và rùng rợn.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về rừng Aokigahara – địa điểm được nhiều người dân xứ anh đào chọn lựa để kết thúc cuộc đời. Đây cũng là một trong những khu rừng có số lượng vụ tự tử lớn nhất thế giới. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.