Aikido – Hiệp đạo khí – Đỉnh cao của võ thuật hiện đại Nhật Bản

Với triết lý hướng đến sự hòa hợp của tinh thần và thể xác, Aikido đem đến sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày. Môn võ này được xem là đỉnh cao của võ thuật hiện đại. Vậy Aikido là gì? Tại sao Aikido được xem là đỉnh cao của võ thuật hiện đại? Nếu bạn đang tìm hiểu về nước Nhật, hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu về môn võ Aikido qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Aikido – Hiệp đạo khí

Nội Dung Bài Viết

Aikido là gì?

Còn được gọi là Hiệp khí đạo, Aikido là môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản trên cơ sở các môn võ cổ truyền như Nhu thuật (Jujitsu), Kiếm thuật (Kenjutsu) và Thương thuật (Sojutsu). Võ Aikido được sáng tạo bởi bậc thầy võ thuật Nhật Bản Ueshiba.

Aikido Nhật Bản không chỉ là tổng hòa của nhiều môn võ thuật mà còn là sự hòa hợp của vũ trụ, triết lý hòa bình của người sáng lập ra nó. Tên gọi Aikido được ghép bởi ba chữ: Ai – hòa hợp, hài hòa, yêu thương; ki – khí, tinh thần và do – đạo, con đường đi. Như vậy, có thể coi Aikido là môn võ chỉ ra con đường giúp võ sinh hòa hợp với vũ trụ.

Cũng giống như những môn võ khác của Nhật Bản, Aikido là sự kết hợp của rèn luyện thể chất và tinh thần. Người tập Aikido phải học cách đánh ngã, khóa đối thủ một cách an toàn nhất cho cả hai bên. Các động tác uyển chuyển, hài hòa, dẻo dai, kết hợp với sức mạnh mang lại nhiều lợi ích cho người tập.

TÌM HIỂU về Aikido – môn võ đỉnh cao của võ thuật hiện đại Nhật Bản

Aikido khác các môn võ khác như thế nào?

Aikido – Hiệp đạo khí

Aikido là môn võ thiên về nhu, chú trọng khả năng phòng vệ

Nếu Taekwondo và Karatedo là hai môn võ lấy tấn công, lấy cương làm gốc thì Aikido là môn võ thiên về nhu. Hiểu đơn giản, Aikido là một môn võ nghệ thuật lấy nhu thắng cương và dùng chính sức mạnh của đối thủ để chiến thắng họ.

Đặc trưng của Aikido chỉ thuần túy tự vệ, bất đắc dĩ và tự bảo vệ mình khi bị tấn công chứ không bao giờ tự gây hấn trước. Chính  vì thế, nó hoàn toàn không có những thế, những kỹ thuật tấn công. Khi phát triển đến một trình độ cao, kỹ thuật tự vệ luôn luôn được nhắc nhở và nhấn mạnh là không được hủy hoại hoặc gây tổn thương nặng cho đối thủ.

Môn võ này cũng luôn chú ý đến trọng tâm là điểm tập trung năng lực của con người, đó là Khí, là Nội lực và hơn nữa có thể khoáng trương, phát triển ý niệm đó trên nhiều phương diện khác nhau. Bên cạnh đó, Aikido cũng là môn nhu đạo, vì thế, nó không đòi hỏi nhiều sức khỏe của người tập. Aikido sử dụng lực của đối phương để đánh lại chính đối phương nên ai cũng có thể tập Aikido dù thể lực yếu hay khoẻ. Chính vì vậy Aikido được xem là môn võ phù hợp nhất dành cho nữ giới.

Môn võ Aikido và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Aikido có được chia cấp bậc không?

Cũng như nhiều môn võ khác, Aikido cũng được phân chia cấp bậc. Kỳ thi lên cấp Aikido sẽ được tổ chức bốn năm một lần vào các tháng 2, 6, 8 và 12. Các cấp bậc của Aikido được phân ra là kyu (cấp) và dan (đẳng).

Các kyu gồm có từ 5-kyu (go-kyu) đến 1-kyu (ichi-kyu), sau 1-kyu đến các dan gồm 1-dan (sho-dan) đến 4-dan (yon-dan) theo thứ tự từ thấp đến cao. Trong kỳ thi lên đai, uke (đối phương đỡ đòn) ít nhất phải cùng cấp bậc hoặc hơn. Nội dung của mỗi kỳ thi bao gồm cả các kỳ thi trước và ngày càng trở nên phức tạp với thời gian thi dài hơn. Kỳ thi lên đai sẽ được giám sát, ra hiệu và xét duyệt bởi sensei tại võ đường.

Nếu được đạt đến 3-kyu thì môn sinh nữ sẽ bắt đầu được mặc hakama – quần ống rộng của trang phục võ sĩ đạo truyền thống có thêu tên của bản thân, còn môn sinh nam thì cần đạt đến 1-dan. Từ bậc 1-dan thì cả nam và nữ sẽ được cấp đai đen, còn trước đó từ 5-kyu đến 1-kyu đều mang đai trắng.

Để có thể thi lên cấp, người học cần hoàn thiện số lượng buổi tập yêu cầu tối thiểu. Chẳng hạn, để có thể thi 5-kyu, môn sinh cần đi tập 30 buổi trở lên. Sau một kỳ thi lên cấp, số buổi tập sẽ trở về 0 và môn sinh cần tiếp tục tham gia luyện tập để tham dự kỳ thi tiếp theo. Với cấp bậc cao, để thi lên đai cần phải đạt độ tuổi nhất định và viết bài luận liên quan đến chủ đề Aikido.

Giao lưu Aikido

Bên cạnh những buổi tập nội bộ, trong một năm cũng có những buổi luyện tập chung – được gọi là godo keiko. Buổi giao lưu này sẽ được tổ chức chung với sinh viên  trường khác. Những buổi giao lưu Aikido diễn ra rất tích cực. Họ có thể dành ra cả ngày đến trường để miệt mài bồi dưỡng và mài giũa tư thế và kỹ thuật. Võ đạo không chỉ đơn thuần là thuộc động tác và tập theo mẫu mà được nâng lên một tầm cao mới của sự chính xác, tỉ mỉ và tinh giản gần như tuyệt đối toát lên ngay từ tác phong và cách thức ra đòn.

Tại sao Aikido thu hút đông đảo người học?

Rèn luyện thể lực và tinh thần

Luyện tập võ thuật Aikido là quá trình bạn tự rèn luyện tinh thần và thể lực. Do Aikido không phải là bộ môn dùng sức mạnh của bản thân hạ gục đối phương mà nó coi trọng khí chất và tinh thần, đây là hai điều đặc biệt hơn tất cả. Aikido là môn võ đặt chữ ái lên hàng đầu, đề cao sự kiên trì, dẻo dai, nhẫn nại cũng như ý chí tự giác của mỗi võ sĩ tự vệ Aikido thay vì quá chú trọng đến sức mạnh của cơ bắp như các môn thể thao khác.

Bên cạnh đó, võ Aikido còn giúp cải thiện tinh thần, trí tuệ của người luyện tập. Môn võ này sẽ không dựa trên nguyên tắc tấn công hay đối kháng, cũng không ganh đua, tạo cho võ sĩ một tâm lý thoải mái. Sự đối kháng trong trận đấu đã được hòa giải trong hòa bình, giúp bạn chế xung đột hiệu quả.

Nâng cao sự kiên trì và nhẫn nại

Là môn võ không có điểm kết thúc, khi luyện tập Aikido, bạn sẽ trau đồi được sự tập trung cũng như nhẫn nại. Bạn sẽ thực hiện các kỹ thuật, chuyển động nhuần nhuyễn hơn. Vì thế, luyện tập Aikido giúp bạn trau dồi tính bền bỉ cũng như kiên nhẫn của bản thân.

Duy trì sự hài hòa giữa thân và tâm

Aikido – Hiệp đạo khí

Điểm đặc biệt của Aikido so với những môn võ khác là quá trình duy trì thân và tâm hài hòa

Điểm đặc biệt của Aikido so với những môn võ khác là quá trình duy trì thân và tâm hài hòa, tập trung vào sức khỏe tốt cũng như tinh thần ưu nhã, sự di chuyển thoải mái và linh hoạt. Đối tượng tập luyện Aikido ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ già đến trẻ.

Sự linh động trong đối tượng luyện tập là do bộ môn này có nhiều sự biến hóa và những kỹ thuật được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu, từ đó giữ cho tâm và thân của người tập trở nên linh hoạt. Thậm chí, có những võ sinh 80 tuổi vẫn có thể luyện tập Aikido một cách thuận tiện.

Bảo vệ tốt bản thân

Cũng giống với các môn võ khác, người tập Aikido có khả năng bảo vệ tốt bản thân mình và hạn chế tốt nhất những tổn thương nhất định cho đối thủ. Trong quá trình tập luyện, võ sinh sẽ được rèn luyện tốt cái tôi cá nhân, biết cách thấu hiểu, tôn trọng và đồng cảm người tập. Đây là một phẩm chất khá cần thiết đối với mỗi người.

Nuôi dưỡng các mối quan hệ

Trong luyện tập Aikido, hoàn toàn không có bất kỳ động tác gượng ép. Mọi thứ dường như có sự hài hòa tự nhiên, nuôi dưỡng những phương cách hành xử tốt đẹp, phát triển tính cách linh hoạt nhưng kiên quyết.

Ngay từ khi mới ra đời, môn võ này chưa từng ủng hộ các cuộc thi đấu có tổ chức và được mệnh danh là môn võ tránh xa mọi xung đột. Môn thể thao này nhấn mạnh việc trau dồi thân, tâm. Trong các buổi tập luyện, tình bằng hữu sẽ phát triển kéo theo tính đoàn kết nhất trí được nâng cao, từ đó tạo nên các mối quan hệ vững bền.

Được xem là sự tổng hòa của các nghiên cứu võ học, triết học và tín ngưỡng tôn giáo, Aikido được ví như “con đường hợp thông năng lượng cuộc sống”. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.