Bảo lãnh người thân sang Nhật có khó không?

Bảo lãnh người thân sang Nhật đoàn tụ hay thăm thân là mong muốn của nhiều lao động Việt khi đã có một công việc ổn định tại xứ Phù Tang. Vậy thủ tục bảo lãnh có khó không? Cần tìm hiểu những vấn đề gì? Thanh Giang xin chia sẻ đến bạn qua những thông tin dưới đây nhé!

bảo lãnh người thân sang nhật có khó không

Nội Dung Bài Viết

1. Đối tượng nào được phép bảo lãnh người thân sang Nhật?

Đầu tiên để có thể bảo lãnh được người thân qua Nhật, bạn cần xem mình có thuộc đối tượng có thể bảo lãnh hay không. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản chỉ cấp phép bảo lãnh thăm thân cho những đối tượng có visa giáo sư, tôn giáo, nghệ thuật, truyền thông báo chí, đầu tư – kinh doanh, nghiệp vụ luật – kế toán, y tế, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, quốc tế – nhân văn, chuyển trụ sở công tác, kỹ năng, văn hóa nghệ thuật và du học.

 

Còn nếu như bạn đã có quốc tịch Nhật Bản hoặc visa vĩnh trú rồi thì việc mời người thân từ Việt Nam sang du lịch là vô cùng dễ dàng, thậm chí có thể mời vợ/chồng và con là người Việt sang Nhật cư trú.

 

Trong danh sách này, tư cách lưu trú quen thuộc với phần lớn của các bạn Việt Nam là visa lao động và visa du học. Yêu cầu đối với các bạn du học sinh là phải học từ Senmon trở lên và đã kết hôn được trên 6 tháng. Còn đối với các bạn đi theo visa kỹ sư thì sau khoảng nửa năm là cũng có thể làm thủ tục bảo lãnh vợ (chồng) con sang Nhật theo visa của mình 

2. Các loại visa bảo lãnh người thân qua Nhật 

2.1 Đối với visa thăm thân

Đối với visa thăm thân, bạn có thể mời người nhà, bạn bè của mình qua Nhật để chơi, để đi du lịch với thời gian lưu trú tối đa 90 ngày. Bạn có thể bảo lãnh những người thuộc đối tượng dưới đây:

  • Những người có quan hệ huyết thống 3 đời.
  • Bạn bè hoặc người thân (có chứng minh quan hệ). Đặc biệt có thể mời nhiều người cùng lúc.

Yêu cầu đối với người bảo lãnh cần có năng lực kinh tế, thu nhập từ 18 vạn yên/ năm. Du học sinh muốn bảo lãnh người thân thì cần số dư tài khoản đủ chi trả chi phí sinh hoạt ít nhất 6 tháng và phải có thời gian lưu trú tại Nhật tối thiểu 1 năm.

 

Lưu ý: Khi được bảo lãnh sang Nhật với mục đích du lịch, người được bảo lãnh không được làm việc, mọi chi phí du lịch do tự mình hoặc người bảo lãnh chi trả.

2.2 Đối với visa đoàn tụ 

Hiện nay đây là hình thức bảo lãnh phổ biến của người lao động Việt Nam có mong muốn đoàn tụ với vợ con. Với hình thức này thì bảo lãnh người thân sang Nhật được bao lâu? Visa đoàn tụ cho phép bạn mời vợ (chồng), con qua Nhật sinh sống với thời hạn visa bằng với thời hạn visa người bảo lãnh. Đối với hình thức này để có thể bảo lãnh người thân là phải chứng minh được năng lực tài chính của bạn. Vì thế các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của người bảo lãnh có vai trò rất quan trọng trong bộ hồ sơ.

  • Nếu người bảo lãnh có visa lao động nhưng Chậm đóng thuế hoặc có thu nhập hằng tháng dưới 18 vạn yên thì khả năng xin visa rất thấp.
  • Nếu người bảo lãnh có visa du học, thì nên chuẩn bị sẵn số dư trong tài khoản ngân hàng đủ để trang trải những chi phí tối thiểu của sinh hoạt của gia đình trong vòng ít nhất 6 tháng. Đối với các du học sinh có học bổng, giấy tờ chứng minh khoảng học bổng được nhận định kỳ hằng tháng cũng có thể chứng minh tài chính của người bảo lãnh.

Lưu ý:

Đối với những người được bảo lãnh qua Nhật theo diện visa đoàn tụ có thể tự do đi học tại các trường nhật ngữ, trường senmon, trường đại học… nhưng không được phép lao động kiếm tiền khi chưa đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh địa phương.

Bảo lãnh người thân sang Nhật theo diện visa đoàn tụ
Bảo lãnh người thân sang Nhật theo diện visa đoàn tụ

 

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, visa của người được bảo lãnh sẽ được đóng một con dấu cho phép đi làm thêm dưới 28h/ tuần vào sau thẻ lưu trú và có thể đi làm thêm hợp pháp với giấy phép này nhưng phải tuân thủ số giờ làm quy định. Vì nếu làm quá giờ trúng đợt truy quét của cảnh sát/ cục xuất nhập cảnh thì có thể phải chịu hình thức xử lý nặng, nhất là trục xuất khỏi Nhật Bản.

 

Tuy nhiên, nếu người bảo lãnh là người có visa vĩnh trú hoặc người có quốc tịch Nhật thì vợ/ chồng có thể đi làm không giới hạn số tiếng và cũng không cần đăng ký với cục xuất nhập cảnh.

3. Thủ tục – Hồ sơ bảo lãnh người thân sang Nhật

Chính phủ Nhật luôn tạo điều kiện để các lao động Việt có thể đoàn tụ với gia đình, do đo nếu bạn đủ điều kiện để bảo lãnh chỉ cần làm hồ sơ bảo lãnh người thân sang Nhật chính xác và chỉn chu là có thể đón người nhà qua rồi, không cần phải lo lắng gì cả. Để có thể bảo lãnh người thân qua Nhật. bạn cần làm hồ sơ xin tư cách lưu trú cho người được bảo lãnh. Sau đó người thân của bạn ở Nhật sẽ dùng tư cách lưu trú COE này để xin visa đi Nhật tại Việt Nam.

3.1 Người bảo lãnh cần chuẩn bị 

 – Giấy lý do mời

  •     Trong phần mục đích nhập cảnh, không chỉ ghi chung chung là “thăm thân” mà hãy ghi hoạt động cụ thể tại Nhật Bản.
  •     Trường hợp có từ 2 người trở lên đồng thời xin visa, hãy kèm theo danh sách người xin visa.

– Bản sao sổ hộ khẩu (Trong trường hợp người mời là người Nhật)

– Lịch trình của người được bảo lãnh (Phía mời bên Nhật bắt buộc phải làm tài liệu này. Nếu Đại sứ quán nhận định là phía người xin visa làm tài liệu này sẽ từ chối cấp visa). Bắt buộc phải điền ngày nhập cảnh, ngày xuất cảnh Nhật Bản. Bắt buộc điền tên chuyến bay và sân bay xuất nhập cảnh nếu đã quyết định. Lịch trình cần viết theo từng ngày. Không chỉ ghi tên thành phố chung chung như “Tokyo”, “Kyoto” mà cần ghi cụ thể địa điểm và nội dung hoạt động thực tế. Hãy điền cụ thể nơi sẽ nghỉ lại (trường hợp khách sạn ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại).

– Giấy chứng nhận bảo lãnh và chứng minh khả năng tài chính trong trường hợp người bảo lãnh chi trả kinh phí (Chú ý nếu giấy chứng nhận bảo lãnh bị thiếu bất kỳ một mục nào đó sẽ không được chấp nhận). Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của phía bảo lãnh là Giấy chứng nhận nộp thuế (Cũng có trường hợp Đại sứ quán yêu cầu Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng)

– Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình). Trường hợp người bảo lãnh là người không có quốc tịch Nhật, cần chuẩn bị loại phiếu không giản lược các hạng mục ghi chú ngoài hạng mục my number và code phiếu công dân. Ngoài ra cần trình nộp bản photocopy 2 mặt thẻ ngoại kiều còn hiệu lực.

Địa điểm nộp hồ sơ: Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc văn phòng quản lý xuất nhập cảnh (入国管理局及び入国管理局の出張所)có ở tỉnh, tình phố nơi bạn sống.

Các loại giấy tờ người bảo lãnh cần chuẩn bị
Các loại giấy tờ người bảo lãnh cần chuẩn bị

3.2 Người được bảo lãnh cần chuẩn bị

–  Hộ chiếu

– Tờ khai xin visa (dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×4.5cm)

  •      Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký giống trùng với chữ ký trên hộ chiếu.
  •      Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên.
  •      Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh.
  •      Hồ sơ cần xử lý trên máy, đề nghị không dập ghim.

–  Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng với người mời (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ khẩu v.v.)

– Tài liệu chứng minh năng lực chi trả kinh phí chuyến đi

  •      Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
  •      Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan nhà nước cấp v.v.

– Giấy tờ xác nhận đặt chỗ máy bay hoặc hành trình

  •    Vé tàu cũng được chấp nhận.
  •   Khuyến cáo không được mua vé khi chưa nhận được visa.
  •   Hành trình không phải là văn bản mà người xin visa/người mời làm mà là bản in “hành trình bay” trong đó có ghi thông tin ngày xuất phát/đến nơi, thời gian, họ tên, địa điểm xuất phát/đến nơi.

 

Chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết bạn có thể ghé website của đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để cập nhật những thông tin kịp thời và chính xác nhất nhé!

 

Địa điểm nộp hồ sơ: Văn phòng đại sứ quán Nhật Bản. 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-4-3846-3000 Fax: 84-4-3846-3043

4.  Những lưu ý khi tiến hành thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật

Khi tiến hành thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần xem xét:

  • Trong thời gian xin visa các giấy tờ đều không trả lại trừ hộ chiếu.
  • Hồ sơ chỉ được xét duyệt khi giấy tờ có hiệu lực trong 3 tháng kể từ ngày xin.
  • Thời gian thụ lý hồ sơ của đại sứ quán sẽ là 1 tuần và họ có thể sẽ yêu cầu bổ sung những giấy tờ cần thiết tuỳ theo trường hợp.
  • Người được bảo lãnh sang Nhật có thể về nước bất kỳ khi nào muốn, tuy nhiên không được quá thời hạn trên visa
  • Giấy tư cách lưu trú sẽ được trả sau 1 tháng khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ thiếu thì thời gian này kéo dài đến 2 hoặc 3 tháng. Trường hợp thông tin hồ sơ có vấn đề mà vẫn không được giải đáp thì có thể sẽ không xin được.
  • Thông tin khai trong tờ đơn xin visa nộp cho đại sứ quán Nhật tại Việt Nam cần phải trùng khớp thông tin đã khai trong tờ khai xin tư cách lưu trú.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về điều kiện cũng như thủ tục cần thiết để Bảo lãnh người thân sang Nhật. Hy vọng với những chia sẻ của Thanh Giang sẽ giúp người lao động có thể nhanh chóng đoàn tụ với gia đình. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, người lao động có thể liên hệ Thanh Giang qua số HOTLINE 091 858 2233 để được giải đáp ngay nhé!

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.