Biểu tượng của Nhật Bản – Nét đặc trưng riêng biệt chỉ có tại “đất nước mặt trời mọc”

Nếu như nhắc đến Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến áo dài, hoa sen, hay con trâu, con rồng…thì nhắc đến Nhật Bản, không thể không nhắc đến hoa anh đào, núi Phú Sĩ…Vậy biểu tượng của Nhật Bản là gì? Đâu là nét riêng biệt chỉ có tại “xứ Phù Tang”? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Biểu tượng của Nhật Bản

Nội Dung Bài Viết

TOP biểu tượng của Nhật Bản tạo nên đặc trưng của “đất nước mặt trời mọc”

Hoa anh đào Nhật Bản

Được mệnh danh là “xứ sở hoa anh đào”, nhắc đến hoa anh đào là nhắc đến nước Nhật. Đây cũng là quốc hoa của Nhật Bản – đại diện cho cốt cách, tinh thần của người Nhật.

Mỗi dịp xuân về, hàng nghìn du khách khắp nơi trên thế giới kéo về Nhật Bản để trải nghiệm mùa hoa anh đào. Đặc biệt phải kể đến lễ hội Hanami. Khoảng thời gian này, hoa anh đào nở rộ khắp đường phố. Mọi người sẽ tụ họp, tổ chức picnic, tiệc trà…rồi cùng nhau ngắm hoa anh đào.

Không chỉ là một nghi thức văn hóa, hoa anh đào còn tượng trưng cho vẻ đẹp thiêng liêng và mỏng manh, của sự sống ngắn ngủi, cố hữu. Hình ảnh cánh hoa anh đào rụng còn được liên tưởng đến cái chết nhẹ tựa lông hồng của những võ sĩ Samurai. Chính vì thế, người Nhật có câu nói rất nổi tiếng “Nếu là hoa xin làm hoa anh đào. Nếu là người xin làm võ sĩ đạo”.

Anh đào là biểu tượng của sức sống mãnh liệt

Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở lên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng – mỏng manh và rực rỡ. Điều này gửi gắm một thông điệp, con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất vẫn luôn phải vươn lên, không được đầu hàng trước số phận.

Và điều này được thể hiện qua tinh thần Nhật Bản – tinh thần võ sĩ đạo. Người võ sĩ đón nhận cái chết nhẹ nhàng “ nhẹ tựa lông hồng”. Mỗi khi thua trận, họ đều tự kết liễu mình để bảo toàn danh dự.

Đại diện cho vẻ đẹp đặc trưng của Nhật Bản

Biểu tượng của Nhật Bản

Xuất hiện tại nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và thậm chí là tại những vùng đất châu Mỹ xa xôi, nhưng nhắc đến hoa anh đào là mọi người nghĩ ngay đến Nhật Bản. Tại đây, hơn 200 loài hoa anh đào đã được phát hiện, từ loài cây dại mọc trên núi cho đến những giống cây được chăm chút cầu kì, tỉ mỉ. Có loại màu trắng, có loại phơn phớt vàng nhưng nhiều nhất và đẹp nhất vẫn là anh đào màu hồng phấn.

Tượng trưng cho sự khiêm nhường, nhẫn nhịn

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp mà còn là biểu tượng của tính khiêm nhường, nhẫn nhịn – một đức tính đặc trưng của dân tộc này.

Hoa anh đào cũng thể hiện tính khiêm nhường trong giao tiếp của người Nhật. Truyền thống nước Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Fuji – Núi Phú Sĩ Nhật Bản

Nhắc đến “đất nước mặt trời mọc”, người ta cũng thường nhắc đến hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ, quanh năm tuyết phủ trắng xóa. Nó không chỉ là ngọn núi cao nhất nước Nhật mà còn là ngọn núi của sự linh thiêng, là niềm tự hào của người Nhật tự bao đời nay.

Núi Phú Sĩ có độ cao 3776m so với mực nước biển, có hình tam giác cân giống như hình chữ bát (số 8) trong tiếng Nhật. Tại Nhật Bản, núi Phú Sĩ được ví như người con gái đẹp, trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ nghệ sĩ.

Và đặc biệt, mang hình ảnh của người con gái đẹp, núi Phú Sĩ hấp dẫn nhất khi được ngắm nhìn từ phía sau. Ngọn núi tựa như một cô gái Nhật khép nép và duyên dàng, đầy bí ẩn.

Kimono – quốc phục của Nhật Bản

Cũng như áo dài của Việt Nam, Kimono là quốc phục của Nhật Bản. Và khi nhắc đến nó người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh cô gái Nhật Bản xinh đẹp và kiêu sa trong bộ trang phục này.

Kimono quả thật là một trong những trang phục truyền thống đặc biệt của Nhật Bản. Ngày xưa cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng kimono như một trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay thường chỉ có phụ nữ mới mặc như một nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông mặc kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hay nghi lễ truyền thống mà thôi.

Màu sắc của kimono thường biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi tầng lớp trong xã hội sẽ có màu áo kimono riêng.

Cội nguồn của trang phục cổ truyền Nhật Bản có sự pha trộn từ cách ăn mặc của người Trung Hoa, Triều Tiên và Mông Cổ, sau đó được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và lối sống của người dân nơi này. Và đây cũng là biểu tượng cho tính cách của người Nhật: học tập và dung hòa những ưu điểm từ văn hoá bên ngoài và biến chúng thành nét đặc biệt của riêng mình.

Cá chép Koi – cờ cá chép

Trong truyền thống Nhật Bản, biểu tượng cá chép Koi, được xem là biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của người đàn ông. Hình ảnh này thường được treo vào ngày lễ koinobori mùng 5 tháng 5 dành cho các bé trai với mong muốn các bé trai trưởng thành khỏe mạnh và sự nghiệp tương lai sẽ thành danh như cá chép hóa rồng.

Cờ cá chép Koi thường có 3 màu là Đen, Đỏ và Xanh. Màu đen mang lại cảm giác an toàn, vững chắc như trụ cột gia đình (Daikoku-bashira – Đại Hắc Trụ), tức là tượng trưng cho Bố. Màu đỏ tượng trưng cho Mẹ, đem lại cảm giác ấm áp, như người mẹ chăn con, bao bọc gia đình. Còn màu xanh như chồi non mỗi ngày một khôn lớn, tượng trưng cho Con cái. Ba con cá chép như biểu tượng của một gia đình ấm áp, hòa thuận.

Đền thờ ở Nhật Bản

Biểu tượng của Nhật Bản

Đất nước Nhật Bản có hai tôn giáo chính đó là Phật giáo và thần đạo. Mỗi một quận ở Nhật Bản đều có ít nhất một đền thờ. Đây được xem như một đặc trưng tín ngưỡng của quốc gia này.

Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến đền thờ Yakushiji ở thành phố Nara, được xây dựng bởi Nhật hoàng Tenmu thế kỷ thứ VII là một trong những nơi thờ cúng linh thiêng nhất nước Nhật.

Trước cửa các đền thờ thần đạo ở Nhật, là hình ảnh quen thuộc của cánh cổng sơn đỏ Torii. Một trong những cánh cổng nổi tiếng nhất là cổng đền Miyajima. Cổng đền cao 16m, được làm bằng gỗ long não và được xây dựng nổi trên biển. Mỗi khi thủy triều lên, một phần chân cột đền ngập trong nước biển, vào những ngày thủy triều lớn, nó có thể ngập lên gần máu của cổng đền, tạo nên một cảnh đẹp kỳ thú được xếp là 1 trong 3 cảnh đẹp nhất nước Nhật.

Maneki neko – mèo thần tài

Nhật Bản từ lâu đã được nhớ đến với hình ảnh Maneki neko – “chú mèo vẫy tay”, là một biểu tượng đem lại may mắn cho các hộ gia đình làm công việc kinh doanh. Du khách phương Tây lần đầu nhìn thấy đều nghĩ rằng con mèo đang làm động tác chào tạm biệt, nhưng trên thực tế, đó là hành động gọi khách đến với cửa hàng. Theo thời gian, bức tượng may mắn này lan rộng hầu khắp các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Tại Nhật, Maneki neko còn có ngày lễ kỷ niệm của riêng mình là 29/9 hàng năm.

Nếu có dịp đến thăm nước Nhật, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của chú mèo này ở hầu hết các cửa hàng, công ty hay ngân hàng tại đây.

Bùa may mắn Omamori

Đây là loại bùa may mắn được người Nhật xem như món quà vô cùng ý nghĩa trong những dịp đặc biệt. Omamori được làm bằng vải, may tỉ mỉ thành hình dạng của một chiếc túi nhỏ. Bên trong những chiếc túi này có một lời cầu phúc, được viết trên giấy hoặc miếng gỗ.

Theo quan niệm của người Nhật, khi bạn đem theo những chiếc bùa Omamori thì sẽ được may mắn, an lành. Tuy nhiên, một điều được cho là cấm kỵ là bạn không được mở bùa. Điều này được cho là sẽ làm mất đi sự linh thiêng.

Những chiếc bùa Omamori được thiết kế rất đa dạng với nhiều kiểu dáng, màu sắc cũng như ý nghĩa. Có loại cầu may mắn về tiền tài, cầu giao thông thuận lợi, cầu tình duyên hay cầu học tập…Nếu bạn đi du học Nhật Bản, đi du lịch đến với xứ anh đào, bạn có thể mua những chiếc bùa Omamori làm quà tặng cho người thân.

Trên đây là một số biểu tượng Nhật Bản – nét đặc trưng đại diện cho sức sống cũng như tinh thần nước Nhật. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thêm về đất nước Nhật Bản.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.