Đảo Honshu: Điểm Hẹn Của Những Trải Nghiệm Đáng Nhớ

Là quốc gia có lãnh thổ nằm trọn vẹn trên biển, Nhật Bản là sự liên kết của rất nhiều đảo lớn nhỏ. Trong đó, Honshu là hòn đảo nổi tiếng nhất tại “xứ sở hoa anh đào”. Đây cũng là nơi có nền kinh tế phát triển, một điểm đến du lịch nổi tiếng. Với bài viết này, hãy cùng Thanh Giang khám phá đảo Honshu Nhật Bản nhé!

Nội Dung Bài Viết

Thông tin chung về đảo Honshu – hòn đảo lớn nhất Nhật Bản

Nhật Bản được mệnh danh là “đảo quốc Nhật Bản” với vùng lãnh thổ nằm trọn vẹn trên biển. Trong đó có 4 hòn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu. Vậy đảo Honshu nằm ở đâu? Diện tích và dân số như thế nào? Kinh tế phát triển ra sao? Du lịch và ẩm thực như thế nào?

Vị trí địa lý đảo Honshu

Honshu là đảo dài, nằm chếch Đông Bắc và Tây Nam, ngoài khơi bán đảo Cao Ly của châu Á. Phía Tây giáp với biển Nhật Bản, phía Đông giáp với Thái Bình Dương.

Đảo có chiều dài khoảng 1.300 km, rộng từ 50 đến 230 km. Diện tích toàn đảo là 228.000 cây số vuông, chiếm 60% diện tích cả nước Nhật. Honshu là đảo lớn nhất Nhật Bản và là hải đảo lớn thứ 7 trên thế giới. Đường bờ biển bao quanh đảo có chiều dài khoảng 5.450 km.

Đối diện với Honshu ở eo biển Tsugaru về phía Bắc là đảo Hokkaido, nối nhau bằng đường hầm Seikan. Đối diện với Honshu ở eo biển Kanmon thuộc biển Seito Naikai phía Tây Nam là đảo Kyushu.

Đối diện với Honshu ở eo biển Akashi cũng ở phía Tây Nam là đảo Shikoku. Hai đảo được nối với nhau bằng các hệ thống cầu Akasshi-Kaikyo, Seto-Ohashi, và Nishiseto.

Diện tích và dân số đảo Honshu

Đảo Honshu nằm ở trung tâm Nhật Bản, có diện tích lớn nhất và cũng có đông dân cư nhất. Diện tích của hòn đảo này lên tới 227.942,41 km2 và chiếm tới 60% lãnh thổ của Nhật.

Ngoài là hòn đảo lớn nhất Nhật Bản, Honshu còn là đảo lớn thứ 7 thế giới và luôn có mặt trong danh sách những hòn đảo độc đáo. Chiều dài đường bờ biển của hòn đảo này là 10,084km, tức là nếu đi bằng xe đạp, bạn sẽ mất khoảng 1 tháng mới đi hết dọc chiều dài này.

Dân số của Honshu là khoảng 105 triệu dân, mật độ dân số rất cao do vậy các hoạt động giao thông, kinh tế, thương mại ở đây cũng cực kỳ nhộn nhịp.

Đặc biệt, dù là quốc đảo nhưng tại hòn đảo lớn nhất Nhật bản, không phải tỉnh nào cũng giáp biển. Hòn đảo này có tổng cộng 34 tỉnh thành nhưng 8 trong số đó không hề giáp biển. Điều này đủ để chứng minh, hòn đảo lớn đến mức nào.

Địa hình và thời tiết của đảo Honshu

Vị trí trung tâm của đảo, cũng là trung tâm của nước Nhật, đại đô thị Tokyo chính là trái tim của Honshu. Vì thuộc vành đai núi lửa Thái Bình Dương, địa hình của Honshu có phần nhiều là đồi núi. Địa hình núi non hiểm trở, đặc biệt còn có những ngọn núi lửa đang hoạt động nên đôi khi, tình hình trên đảo trở nên khá nguy hiểm.

Địa hình và thời tiết của đảo Honshu
Địa hình và thời tiết của đảo Honshu

Núi Phú Sĩ chính là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của đảo. Không những vậy, nó còn là núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3.776 m so với mực nước biển. Ngọn núi này cũng là biểu tượng của Nhật Bản, là thắng cảnh không thể bỏ qua của du khách khi đến với xứ sở mặt trời mọc.

Trên đảo Có nhiều sông ngòi và trong đó, nổi tiếng nhất là sông Shinano, con sông dài nhất nước Nhật. Nằm ở khối khí hậu cận nhiệt đới nên hòn đảo có thời tiết cực kì đa dạng, vừa có đặc điểm của ôn đới mát mẻ nhưng đồng thời cũng bao gồm những đặc điểm của miền cận nhiệt đới.

Trong năm tại Honshu thường có 4 mùa, thời tiết thay đổi theo từng mùa, lạnh vào mùa đông và nóng ẩm vào mùa hè. 4 mùa tại đảo là 4 bức tranh thời tiết hoàn toàn khác biệt.

Kinh tế đảo Honshu có gì đặc biệt?

Trên đảo honshu có 34 tỉnh thành, bao gồm thủ đô Tokyo nên hoạt động kinh tế thường rất nhộn nhịp. Có thể thấy, ba phần tư số thành phố lớn của Nhật Bản đều nằm trên đảo này, đặc biệt nhất chính là Tokyo, Yokohama hay Osaka, Kyoto, Nagoya, Sendai, Sakai, Kobe, Hiroshima.

Những trung tâm văn hóa nổi tiếng và cực kỳ quan trọng của Nhật Bản cũng thuộc Honshu, tiêu biểu là Tokyo, Nara, Kyoto, Osaka, Kamakura. Chính vì thế, Honshu được xem là là trung tâm của nước Nhật, cũng là trung tâm kinh tế năng động bậc nhất thế giới.

Bên cạnh những hoạt động kinh tế sôi nổi như mua bán, du lịch, dịch vụ thương mại, hòn đảo này còn là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như: Chukyo, Kanto, Kenshin, Keihin,… Những trung tâm công nghiệp này cung cấp sản lượng rất lớn hàng năm, tạo ra hàng triệu việc làm cũng như khối lượng doanh thu lớn từ các hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa,…

Du lịch đảo Honshu – Những điểm đến thu hút du khách

Honshu ngoài Tokyo là thủ đô của Nhật Bản còn có nhiều thành phố trọng tâm với dân số đông đúc và kinh tế phát triển mạnh như Osaka hay tỉnh Aichi. Khám phá đảo Honshu du khách có thể tham quan Tokyo, Sky Tree hay Kyoto với nét đẹp truyền thống, Osaka thiên đường vui chơi, mua sắm, giải trí hay núi Phú Sĩ nổi tiếng. Nếu là người yêu thích văn hóa tâm linh của Nhật Bản, bạn cũng có thể khám phá hệ thống chùa, đền nơi đây.

Dưới đây là một số điểm đến lý tưởng thu hút khách du lịch của đảo Honshu:

Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima

Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima đã liên tục kêu gọi cho việc loại bỏ vũ khí hạt nhân và thực hiện hòa bình thế giới.

Bảo tàng được chia thành hai phần: tòa nhà phía đông và tòa nhà chính. Tại tòa nhà phía đông, lịch sử của Hiroshima được trình bày thông qua các tấm ảnh, phim tư liệu và những con số liên quan đến các bối cảnh trong lịch sử. Trong tòa nhà chính, bảo tàng cho thấy một cách chi tiết sự tàn phá của bom nguyên tử.

Hẻm núi Sandankyo

Hẻm núi Sandankyo
Hẻm núi Sandankyo

Hẻm núi Sandankyo chính là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thanh bình, tươi đẹp. Sandankyo được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng dòng suối trong trẻo và cây xanh bốn mùa tỏa bóng. Hẻm núi lớn này có chiều dài khoảng 12 km từ lối vào của hồ Hijiri.

Những thắng cảnh tuyệt vời nhất ở khu vực hẻm núi Sandankyo là Kurobuchi, Sarutobi, Sandandaki và Nidandaki lộng lẫy. Đặc biệt, nếu bạn đi du lịch Hiroshima vào mùa xuân hoặc mùa thu, hẻm núi Sandankyo trông như một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng mà thiên nhiên ban tặng.

Đền Itsukushima

Itsukushima là một trong những đền thờ lớn nhất tại Nhật Bản. Ngôi đền này tạo điểm nhấn với kiến trúc tuyệt vời và cấu trúc táo bạo và độc đáo thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài ghé tham quan. Đây là ngôi đền duy nhất trên thế giới có cổng torii và đền thờ ở giữa biển. Ngôi đền được xây dựng theo lệnh của vị tướng Kiyomori Taira từ thế kỷ 12.

Lâu đài Hiroshima

Lâu đài Hiroshima là một tòa lâu đài kiểu tháp điển hình được xây dựng bởi Mori Terumoto – một trong những người đầy tớ trung thành nhất của lãnh chúa Hideyoshi Toyotomi. Lâu đài này được công nhận là Kho báu Quốc gia Nhật Bản từ năm 1931. Lâu đài Hiroshima từng bị phá hủy bởi bom nguyên tử nhưng đã được trùng tu vào năm 1958 và trở thành một bảo tàng lịch sử văn hóa đặc trưng Samurai.

Hồ Towada Honshu

Hồ Towada là một hồ núi lửa được hình thành do hoạt động của núi lửa Towada cách đây khoảng 200.000 năm. Hồ nằm giữa tỉnh Aomori và Akita, trong Vườn Quốc gia Towada Hachimantai với diện tích 61.1km2 và sâu 327m (hồ sâu thứ 3 ở Nhật Bản). Từ lâu, hồ Towada đã là điểm du lịch nổi tiếng ở Aomori bởi làn nước trong xanh và cảnh quan tuyệt đẹp của nó.

Hồ Towada Honshu
Hồ Towada Honshu

Bao quanh hồ là các sườn núi phủ đầy cây xanh giúp mặt nước hồ luôn trong xanh và yên bình, đồng thời giúp phản chiếu phong cảnh tự nhiên bốn mùa tạo nên một cảnh quan đầy màu sắc vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt vào mùa thu, cây cối xung quanh đổi màu sang đỏ hoặc vàng và tỏa bóng xuống mặt hồ yên ả chính là một bức tranh tuyệt hảo mà thiên nhiên đã ban tặng.

Bên cạnh đó, dòng suối xinh đẹp và mơ mộng Oirase chảy ra hồ Towada cũng là điểm đến không thể bỏ lỡ khi có dịp đến thăm hồ Towada. Con suối này cũng thuộc về Vườn Quốc gia Towada Hachimantai và là một danh lam thắng cảnh đặc biệt nổi tiếng ở vùng đất này. Vào mùa thu, dòng nước của Oirase nhẹ nhàng uốn lượn qua những khu rừng tự nhiên đầy màu sắc và những tảng đá phủ đầy rêu xanh là cảnh đẹp hiếm có khiến bao người phải nao lòng.

Ẩm thực Nhật Bản trên đảo Honshu có gì đặc biệt?

Shake no kobu maki – Rong biển tươi cuốn cá hồi

Shake no kobu maki - Rong biển tươi cuốn cá hồi
Shake no kobu maki – Rong biển tươi cuốn cá hồi

Rong biển được cuốn lại và thắt bằng ruy-băng làm từ bầu hay bí. Món này được thưởng thức khắp Nhật Bản, đặc biệt là trong ngày đầu năm. Tại Tohoku, nhân của shake no kobu maki là migaki nishin – cá trích muối khô.

Đây là món khai vị trong các ngày lễ ở Tohoku, đi kèm với rượu sake. Những cuộn rong biển này cũng được thưởng thức như một món ăn kèm trong bữa tối.

Kaki no dote nabe – Lẩu hàu

Món ăn này được đặt tên là nabe (lẩu hàu) dote (bờ sông) do nhìn bên ngoài, nồi lẩu được viền quanh bởi tương miso loại đậm đặc tựa như một bờ sông thu nhỏ.

Khi nước dùng bắt đầu sôi lăn tăn, tương miso được nêm dần vào nước dùng, từng chút từng chút một, làm nước dùng thêm đặc và đậm đà (tựa như phù sa ven sông hòa vào dòng nước sau một cơn mưa lớn). Rau củ có thể được cho vào nồi ngay từ đầu. Hàu sẽ ngon nhất nếu để chín tái, và thưởng thức với tương miso bám quanh thành nồi.

Harako meshi – Cơm cá hồi và trứng cá

Harako meshi - Cơm cá hồi và trứng cá
Harako meshi – Cơm cá hồi và trứng cá

Hơn 5.000 năm trước đây, những người dân của Tohoku đã bắt đầu đánh bắt cá hồi. Do đó, cá hồi đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực nơi đây và món harako meshi là một ví dụ điển hình. Món ăn này dường như rất thông dụng và nhiều người đã được thử qua, nhưng tại đây, mỗi gia đình đều có một công thức chế biến riêng.

Thông thường, cá hồi được xé nhỏ và trộn vào nồi cơm một vài phút trước thời điểm cơm chín. Sau đó, bát cơm trộn cá hồi harako meshi sẽ được hoàn tất với một thìa trứng cá đỏ au rắc trên cùng. Tuy nhiên, trong những dịp đặc biệt, món ăn này sẽ được bày trên đĩa lớn, trang trí thêm vài lát cá hồi chín và một ít trứng cá.

Hittsumijiru – Mì thịt heo

Hittsumi-jiru là món ăn truyền thống và thường có mặt tại các sự kiện hay lễ hội ở đây. Hittsumi nghĩa là “véo” theo tiếng địa phương và chính là từ mô tả cách làm ra sợi mì.

Để làm mì, có đầu bếp “véo” từng sợi bột rồi thả luôn vào nồi nước dùng, nhưng có đầu bếp lại tạo hình và luộc sơ mì rồi mới cho vào súp ngay trước khi ăn. Mì không được luộc sơ khi thả vào nồi nước dùng sẽ mềm và làm nước dùng trở nên đặc sánh, hơi giống món bánh canh của Việt Nam.

Nếu mì trước khi cho vào nước dùng được luộc sơ thường cứng và dai hơn, nước súp cũng loãng hơn. Do đó, tùy khẩu vị của người ăn mà mì sẽ được chế biến theo các cách khác nhau. Một bát mì Hittsumi-jiru có đầy đủ thịt heo, rau xanh, nấm và các rau củ khác với nước dùng thơm ngon đặc sánh.

Lời kết

Trên đây là một số nét chính về đảo Honshu – hòn đảo lớn nhất Nhật Bản. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thêm về đất nước Nhật Bản.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.