Kintsugi – Tinh tế nghệ thuật phục chế gốm sứ bằng vàng dòng

Kintsugi – nghệ thuật phục chế gốm sứ bằng vàng dòng của Nhật không chỉ được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật mà còn mang trong mình triết lý sâu sắc. Các nghệ nhân Nhật Bản tin rằng, sự gắn kết giữa những vết nứt đem đến vẻ đẹp và giá trị vĩnh cửu cho món đồ. Cùng tìm hiểu thêm về Kintsugi qua bài chia sẻ này nhé!

Nội Dung Bài Viết

Kintsugi được hiểu là gì?

Kintsugi là một kỹ thuật cổ xưa của người Nhật – còn được gọi là Mộc vàng. Hiểu đơn giản là “lấy vàng để hàn gắn”. Những người thợ mài dũa những mảnh gốm hay sơn mài đã vỡ và ghép chúng lại bằng sơn mài trộn bột vàng, bạc hay bạch kim. Các món đồ tưởng chừng phải bỏ đi sẽ được khoác lên một diện mạo mới. Sâu xa hơn, nghệ thuật Kintsugi còn mang ý nghĩa hàn gắn về mặt tinh thần, hàn gắn tâm hồn và cơ thể để có một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Sản phẩm từ nghệ thuật Kintsugi
Sản phẩm từ nghệ thuật Kintsugi

Kỹ thuật phục chế gốm sứ của người Nhật  xuất phát từ cảm thức Wabi Sabi –  chấp nhận sự không hoàn hảo, phù du và vô thường của vạn vật – người Nhật nhìn thấy vẻ đẹp và sự chân thực từ những vết nứt vỡ và quyết tâm hàn gắn chúng. Họ quan niệm, món đồ đã trở nên đặc biệt hơn nhờ những vết nứt chỉ riêng nó mới sở hữu, từ đó hình thành nên kỹ thuật Kintsugi.

Đường nét màu vàng sáng lấp lánh phủ trên những vết nứt hàm chứa nhiều bài học quý giá về cuộc sống – cách mà chúng ta có thể nuôi dưỡng tâm trí, cơ thể và cả tâm hồn.

Bạn biết gì về Kintsugi – NGHỆ THUẬT phục chế gốm sứ bằng vàng dòng

Là một loại hình nghệ thuật và đã tồn tại được hơn 500 năm, nghệ thuật phục chế đem lại vẻ đẹp ấn tượng cho những chiếc bình. Những vật thể sẽ tiếp tục tồn tại trong hình dạng mới và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Nguồn gốc của nghệ thuật Kintsugi

Theo ghi chép của những tài liệu cổ, Kintsugi được khởi nguồn từ thời đại Muromachi ( từ thế kỷ 14-16), thời kỳ đỉnh cao của văn hóa trà đạo.

Bắt nguồn từ việc tướng quân Ashikaga Yoshimasa làm vỡ chén uống trà yêu thích nhất, để có thể phục hồi được chén trà yêu thích của mình ngài đã gửi những mảnh vỡ của nó sang Trung Quốc để sửa chữa. Tuy nhiên, khi nhận lại món đồ ngài chỉ nhận được một chiếc chén với những vết vá bằng kim loại vô cùng xấu xí. Để có thể cứu vãn được vật mình yêu thích, ngài đã yêu cầu những người thợ Nhật Bản tìm ra phương thức sửa chữa mới, đây chính là  tiền đề cho kỹ thuật Kintsugi được ra đời.

Đến thế kỷ 17, kintsugi trở nên phổ biến tại Nhật Bản. Theo lời ông Louise Cort, người quản lý các tác phẩm gốm sứ tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Freer và Phòng trưng bày Arthur M. Sackler, chính ở thời kỳ này, một vị quân sĩ người Nhật đã mua, cố tình làm vỡ, và phục chế các sản phẩm gốm sứ để kiếm lời. Điều này chứng minh rằng từ đầu thế kỷ 17, kỹ thuật kintsugi khá phổ biến trong phục chế đồ gốm sứ.

Với sự phát triển của nghệ thuật Kintsugi, các thợ thủ công Nhật Bản đã áp dụng kỹ thuật này trên gốm sứ có nguồn gốc khác nhau, phần lớn trong đó là từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc.

Kintsugi – nghệ thuật phục chế gốm sứ bằng vàng dòng
Kintsugi – nghệ thuật phục chế gốm sứ bằng vàng dòng

Kintsugi truyền tải giá trị triết học

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, Kintsugi còn truyền tải giá trị triết học – wabi sabi. Đây là triết lý về việc khám phá nét đẹp trong sự không hoàn mỹ. Nghệ thuật phục chế gốm sứ cũng mang trong mình thông điệp mottainai – thông điệp về sự tiết kiệm và cả mushin – chấp nhận sự thay đổi.

Tôn vinh vẻ đẹp của tâm hồn rạn nứt

Người Nhật có câu nói rằng: “Cuộc đời ta giống như một chiếc chén đã vỡ”, rằng những vấp ngã, tổn thương mà ta đã phải chịu đựng sẽ trở thành những vết sẹo mãi đi theo ta suốt cuộc đời.

Tuy nhiên, nếu ta biết cách tô điểm, hàn gắn nó, thì những vết sẹo ấy lại trở nên đẹp đẽ vô cùng, là thứ khiến ta trở nên mạnh mẽ và hoàn thiện hơn trước. Nghệ thuật Kintsugi cho ta thấy rằng, chẳng có ai là hoàn hảo trên cuộc đời này, nhưng những vết sẹo đời sẽ khiến ta tỏa sáng, tươi đẹp theo một cách rất riêng.

Mỗi vết nứt trên món đồ gốm tựa những tổn thương hay vấp ngã cuộc đời người, đều mang trong mình một câu chuyện khác nhau. Nhờ những vết hàn vàng lấp lánh, món đồ gốm sứt mẻ ấy lại càng trở nên xinh đẹp hơn, đáng quý hơn. Cũng vì thế, cuộc đời chúng ta lại càng trở nên sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn qua những trải nghiệm trong quá khứ.

Bài học cuộc sống từ nghệ thuật Kintsugi

Không chỉ truyền tải giá trị thẩm mỹ, thấm đượm tinh thần triết học, Kintsugi còn truyền tải nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa.

Trận trọng những gì không hoàn hảo

Cuộc sống luôn vận hành với những bộn bề, thử thách và khó khăn. Cuộc sống cũng không là bất biến. Thay vì cố gắng tìm kiếm sự hoàn hảo vốn không tồn tại, hãy chấp nhận những điều không thể thay đổi và tìm kiếm vẻ đẹp bên trong nó. Ngừng so sánh, hơn thua bản thân với người khác. Vì không ai là hoàn hảo. Thay vào đó, học buông bỏ, học tha thứ cho mình và cho người, trân trọng sự giản đơn và khiêm nhường.

Đừng che giấu những tổn thương

Thực tế, mọi người thường có xu hướng che giấu vết thương tinh thần để không tỏ ra yếu đuối hay kém cỏi trong mắt người khác. Thế nhưng, chẳng ai có thể gồng mình mạnh mẽ mãi được. Và đôi khi, những tổn thương, những vết nứt cũng sẽ trở nên đẹp đẽ khi được hàn gắn.

Kintsugi dạy chúng ta cách tôn trọng bản thân, dù bạn có thấy mình xấu xí và khiếm khuyết. Vì thế, hãy yêu thương cả những vết sẹo và biết ơn cả những trải nghiệm đã dạy bạn như những bài học cuộc sống.

Khó khăn chính là cơ hội

Cuộc sống luôn tồn tại những ngã rẽ không ngờ, chúng ta sẽ có lúc phải đối mặt với khó khăn và đau khổ. Mất việc, mối quan hệ tan vỡ, ốm đau hay mất người thân hay bất cứ điều gì bạn đang gặp phải. Hãy tâm niệm đó chính là trải nghiệm, giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn trên đường đời.

Học cách vượt qua những khó khăn để cứng cáp hơn
Học cách vượt qua những khó khăn để cứng cáp hơn

Duy trì chế độ cân bằng, chăm sóc tốt bản thân

Nghệ thuật Kintsugi chính là tìm kiếm và khôi phục sự cân bằng, để các mảnh vỡ hoàn toàn khớp vào nhau. Hãy dành thời gian cho việc chăm sóc bản thân và tôn trọng những gì cơ thể bạn cần, bắt đầu từ sự cân bằng trong chế độ ăn uống. Một thực đơn nhiều rau, các sản phẩm từ đậu nành, nguyên liệu ít béo, thực phẩm lên men và trà xanh là cách người Nhật duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.

Kết nối với những người xung quanh

Người dân Okinawa có một thuật ngữ đại diện cho lối sống của họ: “Yuimaru”, tạm dịch là “tinh thần tương trợ”. Khi ai đó cần sự giúp đỡ, dân làng sẽ tập hợp lại, cùng tìm hướng giải quyết.

Nếu một người chẳng may bị mất mùa, những người khác sẽ hỗ trợ lương thực; hay khi chẳng may bị thương, mọi người sẽ xắn tay áo lên giúp đỡ. Thực hành Kintsugi trong đời sống nhấn mạnh tầm quan trọng của mối liên hệ với những người xung quanh. Hãy dành thời gian cho bạn bè, gia đình, bởi họ là những người sẽ luôn ở bên giúp đỡ và dành cho bạn những điều tốt đẹp nhất.

Kỹ thuật Kintsugi – Sự phục hồi được thực hiện bằng phương pháp nào?

Những cách để phục chế gốm sứ bằng vàng dòng
Những cách để phục chế gốm sứ bằng vàng dòng

Để phục hồi những sản phẩm gốm sứ đã vỡ, người nghệ nhân sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số phương pháp sau:

Phương pháp trám đường nứt rãnh (Crack)

Là kỹ thuật cơ bản nhất thuộc Kintsugi. Nghệ nhân sẽ tìm cách ghép lại các mảnh vỡ, trám mịn các đường nứt rãnh thậm chí lấp các vùng sứt mẻ nhỏ bằng hỗn hợp vàng. Thành quả tạo được là đường vân nổi ánh kim tinh tế hoặc những mẫu vàng chấm phá rất đẹp.

Trám đường nứt bằng hỗn hợp có màu vàng
Trám đường nứt bằng hỗn hợp có màu vàng

Phương pháp thay cả mảnh (Piece method)

Với những trường hợp mảnh vỡ bị thiếu quá lớn, nghệ nhân sẽ dùng loại keo vàng hoặc hợp chất vàng sơn mài để ốp lên thành mảng thay thế. Kỹ thuật này phô diễn trọn vẹn sự tỉ mỉ cùng tay nghề điêu luyện của nghệ nhân.

Thay cả mảnh bằng hợp chất vàng
Thay cả mảnh bằng hợp chất vàng

Phương pháp ghép lai (Joint call)

Phương pháp này được sử dụng để nghệ nhân trình diễn tài năng kết hợp cũng như con mắt thẩm mỹ tuyệt vời khi ghép một mảnh vỡ khác loại vào sản phẩm. Mảnh ghép lai này tuy khác biệt mà lại hoà hợp với tổng thể với những tương đồng trong màu sắc hoặc bố cục họa tiết đem lại một thành phẩm có giá trị sáng tạo độc đáo.

Ghép lai từ những điều không hoàn hảo
Ghép lai từ những điều không hoàn hảo

Là sự kết hợp hài hòa của giá trị nghệ thuật và triết lý sâu sắc, Kintsugi được xem là loại hình nghệ thuật “tái tạo” – đem đến sự hồi sinh từ những vật dụng không còn nguyên vẹn. Đây cũng là nét đẹp trong thẩm thức thẩm mỹ của người dân xứ anh đào.

Lời kết

Nghệ thuật Kintsugi như một câu chuyện về hàn gắn những vết thương. Mỗi vết nứt trên đồ gốm cũng giống như cuộc đời của mỗi người, đều phải trải qua những thử thách sóng gió. Món đồ gốm trở nên đẹp đẽ hơn, xinh đẹp hơn là từ những mảnh vỡ ghép lại và cuộc đời chúng ta cũng vậy. Những trải nghiệm đầy cảm xúc giúp con người trưởng thành, hoàn hảo và xinh đẹp hơn mỗi ngày.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.