Còn được gọi là “ngày hội trồng lúa”, lễ hội Hirosa Nhật Bản rất có ý nghĩa với người dân “đất nước mặt trời mọc”. Là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hiện đại, xong người Nhật vẫn gìn giữ được nét đẹp của nền văn hóa nông nghiệp xưa. Vậy lễ hội Hirosa là gì? Có gì đặc biệt” hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ này nhé!
Văn minh lúa nước là nền văn minh cổ xưa, xuất hiện khoảng 13.000 năm trước tại đồng bằng sông Dương Tử (Trung Quốc), sau đó lan rộng sang các nước Đông Nam Á và các khu vực lân cận, trong đó có Nhật Bản.
Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về kỹ thuật công tác lúa nước, thủy lợi, phát triển các công cụ và đảm bảo thực phẩm phục vụ cho người dân. Sự phát triển của văn minh lúa nước tạo điều kiện thuận lợi để nền nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu với việc trồng lúa.
Từ xa xưa, các Thiên hoàng đã luôn thể hiện sự quan tâm đến việc trồng lúa cũng như đề cao tầm quan trọng của hạt gạo. Lúa gạo được xem là loại lương thực , thực phẩm chủ yếu và mang dấu ấn sâu đậm trong văn hóa cũng như đời sống của người dân Nhật Bản .
Nội Dung Bài Viết
Lễ hội Hirosa Nhật Bản – Những nét đặc trưng độc đáo
Lễ hội Hirosa là một trong những ngày hội trồng lúa quan trọng và đặc sắc của Nhật Bản. Không chỉ mang ý nghĩa về nông nghiệp, lễ hội còn là biểu tượng của sự hợp tác, tinh thần cộng đồng và lòng biết ơn đối với thiên nhiên.
Thời điểm diễn ra lễ hội Hirosa
Như thông lệ, hàng năm vào tháng 6 người dân Nhật Bản lại háo hức mong chờ đến lễ hội Hirosa (Lễ hội trồng lúa). Lễ hội diễn ra vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 6 – thời điểm người dân bắt đầu mùa trồng lúa mới.
Mục đích chính của lễ hội là nhằm cổ vũ tinh thần làm việc hết mình của người dân, cùng cầu chúc cho một vụ mùa bội thu.
Hirosa được xem là lễ hội nổi tiếng nhất Osaka và vùng miền Kansai. Chính vì vậy, vào thời gian lễ hội rất nhiều khách du lịch đã đổ về nơi đây, tạo nên không khí náo nhiệt cho những vùng quê Nhật Bản.
Lễ hội Hirosa có gì thú vị?
Trong ngày diễn ra lễ hội Hirosa, sẽ có 12 phụ nữ mặc trang phục nghi lễ trồng cây lúa, có mặt tại ruộng lúa thuộc ngôi đền Sumiyoshi Shrine để thực hiện trồng lúa trong nền âm nhạc truyền thống và các điệu hát dân gian trồng lúa.
Đến với lễ hội trồng lúa, bạn sẽ được hòa mình trong âm thanh của những bài ca dân gian Nhật Bản cổ, nhảy theo những điệu múa uyển chuyển của các cô gái trong trang phục truyền thống Kimono.
Không những vậy, bạn cũng có thể trải nghiệm với những cuộc thi nho nhỏ, hết sức quen thuộc nhưng lại đầy mới lạ, đó là diện kimono xuống đồng để cấy lúa theo 1 phương thức rất riêng của Nhật Bản.
Ca hát giữa ruộng bùn, trong tiếng trống và tiếng hò reo, lễ hội Hirosa thật sự đem một không khí sôi động ở những vùng quê và ai cũng tin rằng sẽ có một vụ mùa bội thu vào cuối năm.
Tìm hiểu thêm một số lễ hội trồng lúa tại “xứ sở hoa anh đào”
Bên cạnh lễ hội Hirosa, nước Nhật còn có rất nhiều lễ hội trồng lúa, được tổ chức tại khắp nơi. Dưới đây là một số lễ hội trồng lúa nổi tiếng tại Nhật bạn có thể chưa biết.
Lễ hội trồng lúa ở Mibu – Tỉnh Hiroshima
Trong lễ hội trồng lúa ở Mibu, mọi người thường tập trung tổ chức các hoạt động hát hò, nhảy múa – được gọi là “dengaku” (điền lạc).
Trước hết là tiết mục nhảy của các em học sinh tiểu học địa phương tên là Hanagasa, mỗi em sẽ đội chiến mũ tên là Kasa có trang trí hoa. Tiếp đó là tiết mục diễu hành của những chú bò được điểm thêm những bông hoa thật đẹp đi từ khu thương mại vào những cánh đồng lúa.
Lễ hội Seppetobe ở Kagoshima
Seppetobe theo tiếng địa phương vùng Kagoshima nghĩa là “nhảy hết sức mình”.
Lễ hội trồng lúa được biết đến từ năm 1595, các nam thanh niên sẽ uống rượu rồi đi vào ruộng lúa, choàng vai nhau hát hò vừa nhảy nhót. Điều này sẽ làm mềm đất ruộng và nghiền nát sâu bệnh.
Lễ Hội Trồng Lúa (Otaue )
Lễ hội trồng lúa Otaue tại ngôi đền Sumiyoshi vào ngày 14 tháng 6 hằng năm tại Osaka. Lễ hội trồng lúa Otaue là một khoảng thời gian hấp dẫn và xinh đẹp của những cánh đồng ở Nhật.
Nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng văn hóa lúa gạo đã được đưa vào xứ sở mặt trời mọc cách đây 3000 năm. Người Nhật tin rằng trong mỗi cây lúa đều có một linh hồn trú ngụ. Khiêu vũ và âm nhạc sẽ giúp những linh hồn này được giải trí, lớn nhanh như thổi mang lại một vụ mùa bội thu.
Lễ hội trồng lúa Otaue Osaka được tổ chức lần đầu tiên vào năm 211 và được tổ chức thường niên. Đây là lễ hội Thần đạo cổ xửa nổi tiếng nhất ở vùng Kansai để cầu mong cho một vụ mùa bội thu. Otaue trong tiếng Nhật có nghĩa là “cấy lúa”. Đây là loại cây được trồng quan trọng trong nền nông nghiệp ở Nhật Bản.
Những chú bò khỏe mạnh sẽ thực hiện công đoạn kéo các lưỡi cày gỗ canh tác trên cánh đồng. Sau đó, các nhà sư sẽ thực hiện nghi lễ thanh tẩy và phân phát cấy giống cho những người tham gia lễ hội trong trang phục truyền thống gieo trồng.
Trong khi những người tham gia lễ hội mặc những bộ trang phục truyền thống bắt đầu việc gieo trồng hạt giống, thì các nghi lễ, điệu nhảy và các bài hát bắt đầu vang lên làm cho bầu không khí trở nên vô cùng náo nhiệt, các màn nhảy múa và ca hát trong tiếng nhạc từ các loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản, bao gồm trống shamisen và taiko.
Những người nông dân sẽ vui đùa trên những cánh được chuẩn bị canh tác. Việc nhảy múa được cho là để tăng cường sức sống của hạt gạo. Người Nhật tin rằng trong mỗi cây lúa đều có một linh hồn trú ngụ. Khiêu vũ và âm nhạc sẽ giúp những linh hồn này được giải trí, từ đó lớn nhanh như thổi và khỏe mạnh, mang lại một vụ mùa bội thu.
Đỉnh cao của lễ hội là “Điệu múa Sumiyoshi” do 150 nữ sinh từ các trường tiểu học và trung học cơ sở địa phương biểu diễn.Một điểm nổi bật khác của lễ hội là lễ rước các chiến binh samurai mặc áo giáp truyền thống cổ xưa.
Lời kết
Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về lễ hội Hirosa nói riêng và lễ hội trồng lúa tại Nhật nói chung. Những kiến thức về văn hóa Nhật Bản này sẽ giúp bạn hiểu thêm về “đất nước mặt trời mọc”.
THANH GIANG CONINCON GROUP
- Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 091.858.2233
- Email: contact@thanhgiang.org
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.