Nghiệp đoàn Nhật Bản là gì? Có vai trò như thế nào?

Nghiệp đoàn Nhật Bản là cụm từ không còn xa lạ với những ai đã và đang đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Còn với những lao động mới bắt đầu tìm hiểu về các nghiệp đoàn thì hãy cùng Thanh Giang theo dõi những thông tin được chia sẻ dưới đây!

Nội Dung Bài Viết

1. Tìm hiểu nghiệp đoàn Nhật Bản là gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia: “Nghiệp đoàn là các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp”. Theo đó, người lao động có thể hiểu nghiệp đoàn Nhật Bản theo cách đơn giản nhất đó là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động ở Nhật Bản.

 

Ở Nhật, mỗi một công ty – doanh nghiệp từ nhỏ cho đến lớn đều có nghiệp đoàn. Tổ chức này giữ vai trò quan trọng và rất rõ ràng trong quá trình tuyển dụng lao động là người nước ngoài về làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản.

Nghiệp đoàn Nhật Bản là đơn vị trung gian để tuyển dụng lao động tại Nhật
Nghiệp đoàn Nhật Bản là đơn vị trung gian để tuyển dụng lao động tại Nhật

 

Theo đó, khi các doanh nghiệp Nhật Bản muốn tuyển dụng lao động nước ngoài sẽ gửi thông tin đến nghiệp đoàn địa phương và mọi quá trình tuyển dụng sẽ đều thông qua nghiệp đoàn này. Nghiệp đoàn và các doanh nghiệp sẽ trao đổi về các tiêu chí tuyển chọn lao động để thống nhất trong thông tin tuyển dụng và gửi đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại Việt Nam để lựa chọn những ứng viên phù hợp. Như vậy, thực tập sinh khi sang làm việc tại Nhật Bản sẽ đều phải thông qua nghiệp đoàn.

 

Nghiệp đoàn Nhật Bản (hay còn gọi là công đoàn) là cầu nối của người lao động và các doanh nghiệp Nhật Bản đồng thời đảm bảo những quyền lợi cho người lao động.

2. Vai trò của nghiệp đoàn đối với người lao động và doanh nghiệp Nhật Bản

Với những chức năng và nhiệm vụ quan trọng đó, nghiệp đoàn có vai trò quan trọng với cả người lao động nước ngoài và doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại Nhật Bản.

2.1 Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản 

2.1.1 Khảo sát doanh nghiệp

Các nghiệp đoàn tại Nhật đều có mối liên hệ chặt chẽ với những doanh nghiệp địa phương, có các chương trình hỗ trợ cho lao động và tiến hành hoạt động khảo sát các doanh nghiệp theo những mốc thời gian cụ thể. Nhằm hỗ trợ cho quá trình tuyển những lao động phù hợp cũng như mang lại cho người lao động những thông tin chính xác về doanh nghiệp và đảm bảo những quyền lợi của người lao động. 

2.1.2 Cầu nối tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản và người lao động 

Nghiệp đoàn chính là cầu nối tuyển dụng của người lao động và người sử dụng lao động tại Nhật. Khi những công ty tại Nhật muốn tuyển lao động ở nước ngoài, họ sẽ gửi các yêu cầu tới nghiệp đoàn tại địa phương và thông qua các nghiệp đoàn tuyển dụng. Tuy nhiên, các cán bộ của nghiệp đoàn sẽ không quyết định tới kết quả của việc thi tuyển mà là do công ty tuyển dụng quyết định.

 

Cầu nối tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản và người lao động 
Cầu nối tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản và người lao động 

 

Do đó khi bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với tư cách là một thực tập sinh hay tu nghiệp sinh thì bạn đều phải thông qua nghiệp đoàn. Với những trường hợp là cán bộ của công ty được cử đến Nhật để làm việc thì sẽ không gọi là tu nghiệp sinh hoặc thực tập sinh và họ sẽ không cần thông qua nghiệp đoàn.

2.2 Đối với các thực tập sinh đi Nhật

2.2.1 Bảo vệ quyền lợi người lao động

Vai trò chính nghiệp đoàn là bảo vệ quyền lợi của người lao động. Hàng tháng nghiệp đoàn tới thăm lao động cũng như tiếp thu những phản ánh của lao động về doanh nghiệp. Nếu các lao động có phản hồi không tốt, nghiệp đoàn sẽ giúp lao động giành lại quyền lợi từ doanh nghiệp. Trong mọi trường hợp, nghiệp đoàn luôn là đơn vị đứng giữa giải quyết các vấn đề giữa người lao động và doanh nghiệp

2.2.2 Quản lý người lao động

Lao động đi XKLĐ Nhật Bản theo nghiệp đoàn nào thì sẽ do nghiệp đoàn đó quản lý. Hàng tháng nghiệp đoàn sẽ cử người xuống nơi các lao động làm việc để hỏi thăm tình hình làm việc và điều kiện sống của lao động.

2.2.3 Phái cử người sang Việt Nam trực tiếp tổ chức thi tuyển lao động

Hầu hết các đơn tuyển dụng tu nghiệp sinh, thực tập sinh thì nghiệp đoàn Nhật Bản sẽ cử cán bộ sang Việt Nam để phỏng vấn người lao động. Việc cán bộ nghiệp đoàn tới phỏng vấn cùng cán bộ doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm của nghiệp đoàn với các lao động nước ngoài.

3. Danh sách những nghiệp đoàn Nhật Bản UY TÍN

Vai trò của nghiệp đoàn trong hành trình xuất khẩu lao động Nhật Bản vô cùng quan trọng dó đó người lao động cũng cần tìm hiểu và chọn lựa các nghiệp đoàn lớn và uy tín:

  • Nghiệp đoàn lớn, nghiệp đoàn truyền thống đều là đơn vị hoạt động lâu năm, đã từng tuyển nhiều TTS sang làm việc và nhận được đánh giá tích cực của lao động đang làm việc tại đây
  • Các nghiệp đoàn lớn luôn có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hỗ trợ người TTS kịp thời trong quá trình làm việc hay sinh sống tại Nhật
  • Nghiệp đoàn luôn là đơn vị thường xuyên tiến hành khảo sát doanh nghiệp, đánh giá doanh nghiệp có đạt điều kiện cho người lao động làm việc tại đây không. Các nghiệp đoàn lớn việc tiến hành sẽ thường xuyên hơn giúp quyền lợi của TTS đảm bảo tốt nhất
  • Nghiệp đoàn lớn tuyển dụng lao động cho nhiều công ty, hạn chế tối đa tình trạng hủy đơn tuyển dụng, bảo đảm bay đúng lịch cho người lao động
Nghiệp đoàn uy tín thường có lượng lao động tham gia lớn
Nghiệp đoàn uy tín thường có lượng lao động tham gia lớn

Một số nghiệp đoàn Nhật Bản uy tín:

  • Nghiệp đoàn Sakura: Đây là nghiệp đoàn uy tín và lớn nhất của Nhật Bản. 
  • Nghiệp đoàn Fukuoka
  • Nghiệp đoàn Fuji
  • Nghiệp đoàn Asia Nhật Bản
  • Nghiệp đoàn Nishinihon Nhật Bản

4. Danh sách những nghiệp đoàn Nhật Bản “đen” cần tránh

Còn việc không may dính đến những nghiệp đoàn không uy tín, không quan tâm hay đảm bảo những quyền lợi của thực tập sinh thì cuộc sống tại Nhật của bạn sẽ vô cùng vất vả và có thể không có việc làm, không đảm bảo trả lương như hợp đồng.

 

Tên nghiệp đoàn Lý do Địa chỉ
Công ty nông nghiệp Chukyo-Sangyo Không tăng ca, làm thêm. Không cho TSS ra khỏi chỗ ở, không cho công nhân nghỉ phép Tỉnh Ishikawa, thành phố Hakui
Nghiệp đoàn えひめEX協同組合 Đe dọa, đánh đập TTS, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, sự an toàn của người lao động. Mức lương cơ bản thấp hơn rất nhiều so với các nghiệp đoàn khác. Nhồi nhét quá nhiều TTS ở trong một phòng trọ chật hẹp, không cho TTS sử dụng điện thoại, không cho TTS giao tiếp với thế giới bên ngoài. Tỉnh Ehime
Nghiệp đoàn Business Assist Không quan tâm đến lao động, bắt người lao động phải làm việc trong môi trường o ép, khắc nghiệt. Có dấu hiện đánh đập, ngược đãi lao động và trong đó có cả lao động Việt Nam. Tỉnh Hyogo, Thành phố Ono
Công ty xúc xích và thịt hun khói Shinshuu hamu Lao động không có ngày nghỉ lễ, tết như quy định. Nếu có đi làm ngày lễ, tết thì vẫn chỉ được tính công như bình thường. Ueda Nagano

 

Lời kết

Trên đây là những thông tin về nghiệp đoàn Nhật Bản. Nếu bạn đang muốn sang Nhật làm việc thì hãy tìm hiểu ngay những thông tin về tổ chức này để hạn chế rủi ro mức tối đa khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Liên hệ Thanh Giang qua số HOTLINE 091 858 2233 nếu bạn cần thêm thông tin nhé!

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.