Là phong tục may mắn đầu năm của nhiều quốc gia châu Á, lì xì đầu năm là một phần không thể thiếu trong văn hóa của người dân “xứ anh đào”. Tiền lì xì đầu năm ở Nhật Bản được gọi là Otoshidama. Với bài viết này, hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu về tục lì xì đầu năm mới của người Nhật nhé!
Nội Dung Bài Viết
Otoshidama là gì?
Otoshidama (お 年 玉) là tiền lì xì cho trẻ nhỏ vào năm mới của người Nhật, cũng giống như Việt Nam đây là một trong những phong tục của người Nhật vào dịp năm mới.
Số tiền mà các bạn nhỏ nhận được sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ gia đình và độ tuổi của trẻ. Thông thường, trẻ em Nhật sẽ nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà, chú bác và những người thân trong gia đình. Otoshidama sẽ được đựng trong phong bao được trang trí hình thù ngộ nghĩnh và may mắn để tạo sự hứng thú cho trẻ. Đó có thể là con vật theo năm tuổi, hình tượng may mắn như mèo thần tài hay nhân vật hoạt hình….
Tìm hiểu nguồn gốc của phong tục lì xì năm mới Otoshidama
Otoshidama có truyền thống hàng trăm năm nay tại Nhật Bản, nó cũng được thay thế bằng tiền từ thời kì Edo – hơn 400 năm và Nhật Bản vẫn giữ nét văn hóa này đến ngày nay. Khác với Việt Nam, người ta có thể mừng tuổi cho người già, nhưng ở Nhật có quan niệm, chỉ những người cao tuổi mới mừng tuổi cho người ít tuổi hơn mà thôi.
Đáng quý nhất không phải là số tiền trong Otoshimada mà là những lời chúc đi kèm, đây được xem là những câu mang lại may mắn cả năm cho người Nhật.
Theo quan niệm của người dân Nhật Bản từ xưa đến nay, ngày Tết Nguyên đán 1/1, linh hồn tổ tiên sẽ từ trên núi xuống, đóng vai vị Thần năm mới, đem đến bình an và phước lành cho ngôi nhà.
Để cảm tạ việc này, người ta sẽ cũng món bánh gạo Kagami Mochi là vật tượng trưng cho mùa màng tốt tươi, đồng thời trang trí các món đồ khởi duyên tốt lành ở phía trước ngôi nhà, để nghênh đón vị Thần năm mới đến.
Theo thời gian, từ toshidama được dùng để chỉ những món quà bố mẹ tặng cho con cái, hoặc người lớn tặng cho trẻ con trong dịp năm mới. Những món quà đó thường là quạt, thuốc và bánh gạo, nhưng cũng không phải là lạ nếu người ta tặng trẻ con đồ chơi, ví dụ như diều cho bé trai, và vợt hagoita cho bé gái. Đây là tiền đề ra đời Otoshidama.
Ngày nay, thay vào những món quà tặng đó, người lớn mừng tuổi cho trẻ con bằng tiền, và món tiền đó được thêm kính ngữ o- vào trước từ toshidama, và trở thành o-toshidama. Otoshidama thường được cho vào những phong bao nhỏ trang trí rất đẹp mắt. Phong bao đó được gọi là pochibukuro.
Otoshidama có ý nghĩa như thế nào?
Người dân “xứ anh đào” cho rằng, tặng Otoshidama cho trẻ nhỏ là mong muốn sang năm mới thêm một tuổi mới, đứa trẻ sẽ hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh và thành công trong học hành.
Phong bao lì xì sẽ tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có vào các dịp tết. Khi nhận được lì xì người nhận luôn tin rằng những bao lì xì sẽ đem lại một năm mới ấm áp, an lành và gặp thật nhiều may mắn.
Số tiền trong mỗi bao lì xì đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc.
Phong tục lì xì đầu năm tại Nhật Bản khác gì các quốc gia châu Á?
Nhật Bản – phong bao lì xì phong cách manga độc đáo
Lì xì của người Nhật là những chiếc bao giấy nhỏ xinh với đủ màu sắc và hình thù dễ thương có thể là nhân vật được lấy từ những bộ manga nổi tiếng, hay các linh vật gắn với văn hóa Nhật vẽ theo phong cách truyện tranh
Trước kia trẻ sẽ được mừng tuổi cho tới khi học hết cấp 3. Tuy vậy, nhiều sinh viên vẫn được người thân lì xì bởi chi phí học tập và thuê nhà rất đắt đỏ, thông thường các bao lì xì sẽ có mệnh giá khoảng 1000 – 10.000 yên, tương đương 200 – 2 triệu VNĐ cùng với đó kèm theo câu ” Akemashite omedetou gozaimasu” có nghĩa là “chúc mừng năm mới”.
Số tiền này các trẻ em sẽ dùng để mua sách, truyện hay đồ chơi. Ngày nay các bé có xu hướng tiết kiệm tiền cho mục đích học đại học, du lịch,…
Việt Nam
Theo tục lệ từ xưa, tại Việt Nam tiền mừng tuổi sẽ được trao cho con cháu vào sáng mùng 1 tết Nguyên đán cùng những lời chúc tết, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới.
Ngoài ra, người Việt còn có lệ đặt tiền lẻ trong phong bao lì xì với ý nghĩa số tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm.
Ngoài mừng tuổi cho trẻ nhỏ, lì xì còn để mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà để cầu mong sự may mắn, sức khỏe, bình an.đối với những người trưởng thành kèm theo đó là những lời chúc như “An khang thịnh vượng”, “Sống lâu trăm tuổi”, “Vạn sự như ý”… với mong muốn một năm mới thịnh vượng trong về cả tài lộc và sức khỏe.
Hàn Quốc
Cùng với những lời chúc vào dịp năm mới, những trẻ em tại Hàn Quốc sẽ thực hiện thêm nghi lễ cúi lạy bậc tiền bối trước khi nhận tiền mừng để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn công sinh thành, dưỡng dục.
Vào ngày đầu năm mới sau khi thờ cúng tổ tiên các con cháu sẽ thực hiện lễ Sebea để thể hiện lòng kính cẩn với bề trên. Bé trai và bé gái sẽ có những cách quỳ lạy khác nhau, trước khi cúi sẽ nói “saehae bok manee badesaeyo”, từ từ cúi gập người.
Sau khi kết thúc các bé sẽ được nhận những phong bao lì xì đủ sắc màu trong đó mày trắng được ưa chuộng hơn cả, trên phong bì sẽ được ghi cả tên của người được nhận.
Tiền không phải là thứ duy nhất được lì xì tại Hàn Quốc ngoài ra các bé còn có thể nhận được vàng, ngọc, đá quý những vật biểu trưng cho sự phúc lộc, phát tài dịp năm mới.
Trung Quốc
Người ta thường nói phong tục lì xì của Việt Nam xuất phát từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc phong bao lì xì được gọi là “Hongbao” với màu đỏ để đựng tiền bên trong. Màu đỏ được người Trung Quốc tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc
Theo phong tục của người Trung Quốc, số tiền trong bao không có mệnh giá liên quan đến số 4, không được nhận tiền bằng 1 tay, không mở ngay trước người nhận mà khẽ cúi đầu không quên nói câu cảm ơn và chúc mừng năm mới. Phong bao lì xì sẽ được các em để dưới gối một tuần trước khi được mở ra.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về Otoshidama của người Nhật. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thêm về nét văn hóa đặc thù độc đáo của người Nhật.
THANH GIANG CONINCON GROUP
- Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 091.858.2233
- Email: contact@thanhgiang.org
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.