Phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản – CHI TIẾT kinh nghiệm, câu hỏi phỏng vấn

Mục đích của phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản là để nhà tuyển dụng phía đầu Nhật đánh giá xem ứng viên có phù hợp với vị trí công việc mà họ đang cần tuyển dụng hay không. Vì thế, rất nhiều người lao động lo lắng trước cuộc phỏng vấn. Để giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất, Thanh Giang xin chia sẻ một vài kinh nghiệm và những câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Cùng tham khảo nhé!

Phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản

Nội Dung Bài Viết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP khi phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản

Giới thiệu ngắn gọn về bản thân?

Câu hỏi đầu tiên của tất cả các nhà tuyển dụng đầu Nhật là giới thiệu bản thân. Nhà tuyển dụng không thể tuyển ứng viên khi chưa biết thông tin gì về bạn. Với câu hỏi này, bạn cần trả lời được bạn là ai, thông tin cá nhân của bạn như thế nào.

Thực chất, đây không phải là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Hãy đặt ngược lại vấn đề, là “Bạn muốn nhà tuyển dụng biết gì về mình?”. Bên cạnh việc trình bày thông tin, hãy trả lời thật tự tin và thoải mái. Bạn cũng có thể mỉm cười thay vì nhìn thẳng vào mắt họ.

Hãy nói về 1 điểm mạnh của bạn có liên quan đến công việc?

Đây cũng là những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản thường gặp. Với câu hỏi này, bạn hãy điểm xem những thế mạnh của mình là gì và trả lời nhà tuyển dụng 1 cách dứt khoát thay vì trả lời rằng “tôi nghĩ điểm mạnh của tôi chắc là/có thể là/đại loại là…” . Người Nhật luôn thích chắc chắn chứ không phải là “có thể” hay “chắc là”!

Điểm yếu của bạn là gì?

Bên cạnh điểm mạnh thì các nhà tuyển dụng cũng thường hỏi về điểm yếu của bạn. Điều này rất dễ khiến các thực tập sinh bị bất ngờ dẫn đến lúng túng.

Bạn cần lưu ý, những các điểm yếu bạn nhắc đến không được liên quan đến công việc và đồng thời sẽ luôn cố gắng để sửa chữa điểm yếu hết mình.

Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công việc này?

Gợi ý trả lời trong cuộc phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản
Gợi ý trả lời trong cuộc phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn có yêu thích công việc hay không, hay chỉ vì những nội dung có sẵn trong thông báo tuyển dụng. Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên trả lời thẳng thắn những hiểu biết của bản thân về công ty cũng như mong muốn phát triển nghề nghiệp sau khi được làm việc tại công ty. Hãy cho họ biết bạn muốn làm công việc này thật tốt để trải nghiệm, để có thêm kinh nghiệm và lương chỉ là mục đích sau cùng.

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Đây có thể xem là câu hỏi quyết định xem bạn có được nhà tuyển dụng nhận vào làm hay không? Thực tế trong thông tin tuyển dụng đã có mức lương cơ bản, mức lương thực lĩnh cùng các khoản phụ cấp (nếu có) tuy nhiên khi phỏng vấn nhà tuyển dụng vẫn muốn hỏi bạn câu này.

Mức lương sẽ được trả tùy theo ngành nghề cũng như mức lương cơ bản của từng vùng. Vậy nên hãy nói mức lương như trong thông tin tuyển dụng, đừng đòi lương cao. Câu trả lời thông minh cho câu hỏi này chính là: Tôi mong muốn nhận được mức lương đúng theo quy định của pháp luật Nhật Bản và quý công ty!

Bạn mong đợi điều gì ở môi trường mới?

Khi trả lời câu hỏi này, bạn cần trình bày một cách trung thực và tích cực. Hãy thể hiện rằng bạn hi vọng về điều kiện làm việc, sự phát triển hay cơ hội đóng góp, phát triển công ty.

cũng có thể chia sẻ những kỳ vọng về công việc. Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi này là thảo luận về những gì bạn mong đợi, mong muốn thực hiện khi đảm nhận công việc và đưa ra các ví dụ về cách bạn thực hiện các công việc.

Với số tiền lương nhận được, sau khi về nước bạn sẽ làm gì?

Tưởng chừng đơn giản xong câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng xác định định hướng tương lai của bạn, từ đó có cái nhìn chính xác nhất về ứng viên.

Với câu hỏi này, hãy thẳng thắn chia sẻ kế hoạch, dự định tương lai của mình.

Lý do gì khiến bạn ứng tuyển vào công ty của chúng tôi?

Với câu hỏi này, điều quan trọng nhất là bạn nên đưa ra một câu trả lời tích cực, rõ ràng, thể hiện được mục tiêu trong tương lai của bạn. Bạn có thể trả lời câu hỏi này với các gợi ý như: Công việc giúp bạn học hỏi thêm kinh nghiệm; Công việc giúp bạn cải thiện thu nhập; Công việc tạo điều kiện cho bạn được tự lập ở một môi trường mới…

Một vài KINH NGHIỆM cần nắm khi phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản

Thái độ khi thực hiện phỏng vấn

Theo kinh nghiệm phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản, thái độ cầu thị sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng. Đặc biệt, người Nhật nổi tiếng với tác phong làm việc chỉn chu. Họ luôn đúng giờ. Vì thế, trước mỗi cuộc phỏng vấn, bạn hãy đến sớm từ 10-15 phút để có tinh thần chuẩn bị tốt nhất.

Kinh nghiệm phỏng vấn thi tuyển – Ngoại hình và trang phục

Chú ý về trang phục, tác phong khi phỏng vấn
Chú ý về trang phục, tác phong khi phỏng vấn

Bên cạnh thái đô, bạn cũng cần chú ý đến tác phong và ngoại hình của mình sao cho gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Một số điểm cần lưu ý là:

>>> Về ngoại hình

  • Tóc: cắt gọn gàng, không để mái che phần trán, tóc không được cắt quá ngắn. Lưu ý: Tóc không được để bù xù, không nhuộm tóc
  • Đối với nam: Không được để râu dài
  • Đối với nữ: Không để móng tay dài, không đeo trang sức, đồng hồ, không mang điện thoại vào phòng thi,… tóc không để che phần mặt.

>>> Về trang phục

Quần áo: bạn có thể mặc đồng phục công ty, hoặc mặc áo sơ mi trắng và quần âu sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã có một sự chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn. Hơn nữa, mặc áo sơ mi trắng trông bạn sẽ gọn gàng, lịch sự hơn rất nhiều so với việc bạn chọn những trang phục đi làm thông thường.

Giày, dép: Nên đi giày thể thao dạng mềm cho cả nam và nữ

Quy trình thực hiện phỏng vấn

Đây là vấn đề người lao động cần đặc biệt chú ý khi thực hiện phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản nói riêng và phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản nói chung. Quy trình cụ thể như sau:

>>> Bước 1: Gõ cửa. Theo nguyên tắc, hãy dùng ngón trỏ và ngón giữa khum vào nhau và gõ 3 tiếng

>>> Bước 2: Sau khi nghe tiếng gõ cửa, nhà tuyển dụng sẽ nói “dozo” (xin mời vào). Khi đó, bạn mới được phép bước vào

>>> Bước 3: Mở cửa và bước vào phòng, hướng nhìn về phía nhà tuyển dụng nhẹ nhàng mỉm cười và nói Shitsureishimasu (tôi xin phép) đồng thời cúi người chào 1 góc 45 độ và không được ngẩng đầu ngay lập tức nhé.

Lưu ý: Khi cúi chào hãy cúi cả phần lưng nhé, sao cho phần đầu và lưng trên cùng một đường thẳng

>>> Bước 4: Đóng cửa. Trong bước này, bạn hãy đứng ngang người và đóng cửa, sau đó tiến lại gần vị trí ghế ngồi của mình (không được phép ngồi ngay)

Lưu ý: Mở và đóng cửa nhẹ nhàng, không được phát ra tiếng lớn. Không quay lưng về phía nhà tuyển dụng.

>>> Bước 5: Khi nhà tuyển dụng nói “Douzo osuwarijudasai”, bạn hãy cúi đầu và nói “Yoroshiku onegaishimasu” sau đó mới ngồi vào vị trí ghế của mình.

Lưu ý: Khi cúi đầu hãy giữ thẳng đầu, cằm song song với nền nhà và giữ hai vai ngang bằng nhau; trọng tâm đặt vào eo.

>>> Bước 6: Bắt đầu ngồi xuống với tư thế thoải mái nhưng vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Ngồi thẳng lưng ngay ngắn
  • Không chống cằm
  • Không tựa lưng vào ghế
  • Không rung đùi, rung chân
  • Thân trên thẳng người giống với tư thế lúc đứng

>>> Bước 7: Trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng

Đây chính là bước giá đúng trình độ năng lực bản thân tiếng Nhật của bạn với nhà tuyển dụng. Do đó, khi nhà tuyển dụng nói “Douzo osuwarijudasai” (yêu cầu bạn giới thiệu bản thân), khi đó bạn hãy giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật nhé.

Tuy nhiên, đối với thực tập sinh nhà tuyển dụng cũng chưa yêu cầu bạn phải nói quá trôi chảy tiếng Nhật. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý về tác phong thi tuyển trả lời câu hỏi phỏng vấn nên rõ ràng, dứt khoát, tránh việc nói nhỏ phải nói đi nói lại nhiều lần sẽ gây mất điểm cho bạn.

Trả lời tự tin, nói đúng vấn đề được hỏi
Trả lời tự tin, nói đúng vấn đề được hỏi

Sau khi bạn kết thúc bài giới thiệu giới thân, nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm bạn những câu hỏi khác xung quanh cuộc sống của bạn. Do đó, đây sẽ là phần các ứng viên thể hiện năng lực phản biện, trình bày quan điểm của mình sao cho nhà tuyển dụng ấn tượng về mình. Nếu tiếng Nhật của bạn tốt, bạn hoàn toàn có thể trả lời bằng tiếng Nhật để “ghi điểm”.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng Nhật cũng sẽ đánh giá cao các ứng viên đặt câu hỏi ngược lại cho họ. Khi đó, để đặt câu hỏi đúng trọng tâm, trước khi đến phỏng vấn bạn nên tìm hiểu trước về công ty cũng như nghề nghiệp bạn sẽ phải làm khi đi TTS Nhật Bản. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc cũng như đơn vị bạn đã đặt niềm tin khi đi Nhật.

>>> Bước 8: Kết thúc phỏng vấn

Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn không nên rời phòng ngay, hãy đứng lên và đừng quên nói lời cảm ơn trước khi đứng dậy. Điều này, sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn và không “hà cớ” gì bỏ qua một ứng viên tốt như bạn.

Lời kết

Với những kinh nghiệm phỏng vấn thực tập sinh Nhật vừa chia sẻ, Thanh Giang hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho những bạn chuẩn bị phỏng vấn đi Nhật. Nếu có vấn đề thắc mắc cần tư vấn, giải đáp, bạn có thể liên hệ ngay với Thanh Giang theo số hotline 091.858.2233 để được hỗ trợ.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.