Sakubun là gì? Những điều cần biết về Sakubun dành cho người mới học

Sakubun là một cái tên không còn xa lạ với người đang theo học tiếng Nhật. Tuy nhiên với những bạn đang tìm hiểu về tiếng Nhật chắc hẳn còn rất bỡ ngỡ. Chính vì vậy, trong bài hôm nay Thanh Giang sẽ giới thiệu đến bạn đọc chi tiết về Sakubun. Cùng đọc hết bài viết sau nhé! 

Nội Dung Bài Viết

Hiểu rõ về Sakubun

Sakubun còn được hiểu là bài văn hay là một kiểu văn viết và nằm trong chương trình học tiếng Nhật. Hiểu đơn giản, trong cuộc sống sakubun còn được gọi là 1 nghề rất thú vị và dành cho những người thích viết văn, làm thơ bằng tiếng Nhật.

Đối với văn học, sakubun gần giống với môn tập làm văn trong chương trình học tiếng Việt tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là chương trình học đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn rộng rãi và sâu sắc. Đồng thời, cần có sự hiểu biết và nắm thật chắc về từ ngữ, ngữ pháp.

Bởi lẽ, khi bạn nắm không chắc về từ ngữ hay ngữ pháp. Các câu văn trong bài bạn viết ra sẽ bị mắc lỗi về chính tả. Ngoài ra, đọc sẽ không hiểu được hết ý nghĩa khiến cho nội dung viết ra không được mạch lạc và trơn tru.

Trên thực tế, việc am hiểu sâu về Sakubun sẽ rất có lợi cho người học. Bởi lẽ, đây chính là phần tổng hợp của các mục nhỏ nằm trong chương trình học tiếng như:

  • Học cách viết
  • Ngữ pháp
  • Từ vựng
  • Mức độ am hiểu về đất nước Nhật về:  con người cho đến cuộc sống…
  • Cách dùng câu từ sao cho hợp ngữ cảnh và gần gũi, đơn giản dễ hiểu nhất

Chi tiết từng phần trong Sakubun

Như đã nói ở trên Sakubun được hiểu và bài văn hay môn tập làm văn như trong tiếng Việt. Chính vì vậy, bố cục của Sakubun sẽ gồm 3 phần: 

  • Phần mở đầu
  • Phần chính văn
  • Phần kết luận

Đây là nội dung chính trong Sakubun. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu vào nội dung Sakubun, bạn cần viết đầy đủ các thông tin như sau ở phía trên.

>> Một là tiêu đề của nội dung Sakubun

Thông thường, phần tiêu đề sẽ phản ánh nội dung Sakubun. Nói cách khác tiêu đề chính là tóm tắt lại nội dung triển khai trong Sakubun.

Về vị trí viết tiêu đề, chúng được viết tại hàng đầu tiên. Đồng thời, được bắt đầu viết vào ô thứ 3 hoặc 4 tính theo thứ tự từ trên xuống dưới.

>> Hai là mục họ tên

Đối với mục họ tên, vị trí được viết vào các ô dưới cùng của hàng thứ 2. Như vậy, khi viết bạn cần tính toán và bỏ trống ô cuối cùng của cột. Đồng thời, giữa họ và tên của bạn cần bỏ trống 1 ô ở giữa để ngăn cách.

>> Ba là mục tên trường lớp

Tương tự như 2 mục ở trên, phần tên trường lớp tuy không là mục bắt buộc. Tuy nhiên, chúng ta có thể bổ sung hoặc không bổ sung trước khi vào nội dung Sakubun. Trong trường hợp bổ sung nội dung tên trường lớp, bạn cần viết tại dòng thứ 2. Cụ thể là phía trên mục họ tên. Ngoài ra, cách phần họ tên 1 ô để phân biệt.

>> Bốn là phần triển khai nội dung Sakubun

Đối với phần nội dung Sakubun. Như đã nói ở trên đây là phần gồm 3 mục chính đó là mở đầu, phần chính và phần kết. Về nội dung triển khai Sakubun bạn cần chú ý một số nét sau:

  • Cần bỏ trống ô đầu tiên và bắt đầu viết từ ô thứ 2 trở đi
  • Khi kết thúc 1 đoạn văn và bắt đầu sang đoạn mới hay dòng mới. Bạn cũng cần lùi vào 1 ô và bắt đầu viết từ ô thứ 2 trở đi như trong tiếng Việt
  • Các ký hiệu như dấu phẩy(,), dấu chấm(.), dấu chấm than(!) hay dấu ngoặc… đều được tính là 1 ký tự. Do đó chúng có thể được viết riêng thành 1 ô như ký tự chữ cái.
  • Các chữ số trong nội dung Sakubun đều viết theo chữ Hán tự
  • Trong nội dung Sakubun cần sử dụng số thay vì chữ số. Chúng ta cần viết 2 số trong cùng 1 ô thay vì tách thành 2 ô như ký tự khác. Đồng thời cần viết nằm và ko viết đứng…

Những lưu ý cần nhớ khi làm quen với Sakubun

Nhìn chung, khi bắt đầu tìm hiểu về Sakubun, người học sẽ không tránh khỏi lạ lẫm. Chính vì vậy, Thanh Giang đã tổng hợp lại một số lưu ý cần nhớ khi làm quen với Sakubun. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp bắt đầu dòng đầu tiên là ký hiệu dấu phẩy hay dấu ngoặc kép … ta cần viết ký hiệu đó trong cùng 1 ô với chữ cái liền kề trước tại dòng cũ. Tức là ta sẽ viết ngoài lề ở dưới cùng của dòng cũ và không bắt đầu tại ký tự đầu tiên của dòng mới
  • Đối với bảng chữ Alphabet ta cần lưu ý chữ in thường sẽ viết 2 chữ trong 1 ô và viết nằm ngang. Ngược lại, với chữ in hoa ta sẽ viết các chữ thành riêng 1 ô và viết thẳng đứng
  • Đối với chủ đề viết Sakubun về giới thiệu bản thân, người viết nên giới thiệu 1 cách tổng quan về mình. Trường hợp mới tập làm quen với Sakubun chỉ nên viết khoảng 50 đến 100 từ là ổn
  • Về giấy viết nội dung Sakubun thường được sử dụng giấy Genkou Youshi. Đây là giấy chuyên dụng để viết và được bày bán tại các cửa hàng 100 yên hoặc cửa hàng văn phòng phẩm tại các trường học…

Đọc đến đây, Thanh Giang tin rằng bạn đọc đã hiểu rõ về Sakubun. Thanh Giang hy vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích và thiết thực dành cho các bạn đang tìm hiểu về tiếng Nhật. Nếu bạn cần biết thêm về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản hay có ý định học về tiếng Nhật. Hãy liên hệ với Thanh Giang để được tư vấn nhé!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.