Sumo Nhật Bản – TOP những SỰ THẬT có thể bạn chưa biết

Gắn liền với chiều dài lịch sử 2000 năm, thể hiện tinh thần Thần Đạo Shinto, Sumo trở thành niềm tự hào của văn hóa cũng như con người Nhật. Vậy bạn biết gì về Sumo Nhật Bản? Môn võ thuật này có gì đặc biệt và thú vị? Hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Sumo Nhật Bản

Nội Dung Bài Viết

Sumo là gì?

Sumo là môn võ thuật truyền thống có nguồn gốc từ Nhật Bản. Theo một ý nghĩa nào đó, môn đấu vật này cũng liên quan đến võ thuật, được coi như một nhánh của võ thuật Nhật Bản.

Người thi đấu Sumo được gọi là các võ sĩ. Khi thi đấu, hai võ sĩ sẽ đứng trong một vòng tròn, chỉ cần đẩy được đối thủ ra khỏi vòng tròn, hoặc khiến bất kỳ bộ phận nào ngoài bàn chân của đối thủ chạm đất là chiến thắng. Do có nhiều đặc trưng riêng biệt nên chỉ có Nhật Bản mới có những lò đào tạo sumo hay giải đấu sumo chuyên nghiệp.

Sumo xuất hiện từ khoảng 2000 năm trước trong những nghi lễ truyền thống của người Nhật. Về sau, nghi thức này được phát triển, các Thiên Hoàng tổ chức lễ hội Sumo để thưởng lãm.

Từ khoảng thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 16, môn võ này được áp dụng để các võ sĩ rèn luyện. Đến thời Edo, Sumo bắt đầu phổ biến ở người dân và được ưa chuộng như thú vui giải trí. Nguyên nhân của sự thay đổi này là từ sự kiện Kanjin Sumo (勧進相撲), được tổ chức nhằm tăng chi phí cần thiết cho việc xây dựng và trùng tu chùa đền. Kanjin Sumo này cũng là điểm bắt nguồn cho việc thú vui giải trí Sumo trở thành giải đấu như ngày nay. Hình thức sân đấu, tóc búi, khố đóng và cách hoạt động cũng được lưu lại như thời Edo, trở thành môn võ quý báu còn lưu giữ văn hóa truyền thống cổ đại.

Sumo Nhật Bản và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Sumo Nhật Bản

Huyền thoại sumo

Cũng giống như nhiều môn võ thuật khác, Sumo sẽ được phân chia theo cấp bậc. Trong đó, cấp bậc Sumo cao nhất là Yokozuna. Những người đạt được cấp bậc này đều là các Sumo nổi tiếng của Nhật. Một số cái tên đã đạt được phong hiệu Yokozuna có thể kể đến như võ sĩ Endo, Kisenosato, Hakuho, Kakuryu, Taiho, Chiyonofuji, Futabayama, Akebono, Hakuho …

Văn hóa sumo Nhật Bản

Với lịch sử lên đến 2000 năm, Sumo không chỉ là môn võ thuật mà còn là nét văn hóa mang đậm đặc trưng của “xứ Phù Tang”. Trải qua nhiều biến cố, Sumo vẫn giữ một vị trí vững chắc trong nền văn hóa Nhật, trở thành một loại hình mang tính biểu diễn và nghi thức tôn giáo.

Các hoạt động dào hỏi, dậm chân hay ném muối ít nhiều đều liên quan đến Thần Đạo – một trong hai loại hình tôn giáo phổ biến của Nhật Bản. Chính vì thế, sumo Nhật cũng có văn hóa riêng và các quy chuẩn đạo đức cho các võ sĩ buộc phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ các quy chuẩn này, võ sĩ sumo đó sẽ phải chịu các hình phạt như bị cấm, đình chỉ thi đấu, …

Tuân thủ lời thề

Bên cạnh việc thực hiện các nghi thức để tôn vinh các vị thần linh, những võ sĩ Sumo phải tuân thủ lời thề trọn đời gắn bó với môn võ này. Theo đó, họ không được tham gia bất kỳ một môn thể thao nào khác sau khi giải nghệ.

Võ sĩ sumo có thu nhập rất cao

Như đã trình bày ở trên, các võ sĩ Sumo được chia theo cấp bậc. Và họ sẽ được hưởng mức lương tương ứng với cấp bậc của mình. Mức lương của các võ sĩ Sumo rất cao.

Trong sumo được phân ra làm 6 hạng và mỗi hạng đều quy định số lượng võ sĩ tối đa. Khi một võ sĩ lên hạng thì chắc chắn một võ sĩ khác sẽ phải xuống hạng để nhường lại vị trí đó. Các võ sĩ có hạng thấp nhất có mức lương khoảng 9.500 USD/tháng (218 triệu VNĐ).

Những võ sĩ có hạng cao hơn sẽ có mức lương tăng dần và hạng cao nhất có mức lương vào khoảng 26.500 USD/tháng (609 triệu VNĐ). Tuy nhiên, nếu chưa được phân hạng mà chỉ đang trong quá trình học thì chỉ được một số tiền trợ cấp khá ít ỏi.

Bí mật của trọng tài Sumo

Là một môn thi đầu nên Sumo cũng có trọng tài. Trọng tài trong Sumo được gọi là Gyoji. Họ bước vào thế giới của Sumo ở độ tuổi còn rất trẻ (khoảng mười sáu tuổi) và cứ duy trì sự nghiệp như vậy cho đến khi nghỉ hưu.

Đặc biệt, khi lên võ đài các trọng tài sẽ mang theo mình một thanh đoản kiếm (Tantō). Điều này đồng nghĩa với cam kết nếu họ đưa ra quyết định sai lầm trong trận đấu, họ sẽ mổ bụng (Seppuku) tự sát bằng chính thành đoản kiếm ấy.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có trường hợp nào sai sót đến mức phải dùng hình thức trên. Đa số khi đưa ra quyết định sai lầm, các Gyoji tự nguyện nộp đơn từ chức và xem đó như một hành động xin lỗi cho việc làm của mình.

Võ sĩ Sumo phải mặc trang phục truyền thống

Cuộc sống của các võ sĩ bị chi phối bởi những quy tắc nghiêm ngặt. Họ thậm chí không được chọn lựa quần áo theo ý muốn của mình, mái tóc được nuôi dài, búi lên như kiểu samurai thời Edo. Vào mọi lúc mọi nơi, võ sĩ sẽ luôn để kiểu tóc búi này và mặc trang phục truyền thống. Chính vì thế, khi đến Nhật Bản, bạn có thể nhận ra nếu họ có mặt tại các địa điểm công cộng.

Môn võ Sumo có 6 đẳng cấp khác nhau: Makuuchi, Juryo, Makushita, Sandanme, Jonidan và Jonokuchi. Theo quy định của Hiệp hội Sumo, mỗi võ sĩ sẽ mặc trang phục truyền thống và có kiểu búi tóc tùy theo đẳng cấp của mình. Cụ thể, từ đẳng cấp Jonidan trở xuống, các Sumo mặc trang phục Yukata, đi dép Geta.

Với đẳng cấp cao hơn (Makushita và Sandanme) họ có thể mặc thêm chiếc áo khoác ngắn bên ngoài áo Yukata, mang dép Zori. Những võ sĩ đạt đẳng cấp từ Juryo trở lên thì mặc áo choàng bằng lụa và búi tóc theo kiểu trau chuốt hơn, có tên là Oicho.

Sumo không phân loại theo cân nặng

Sumo Nhật Bản

Nếu như trong boxing, các võ sĩ sẽ được phân loại theo cân nặng thì môn đấu vật Sumo không phân theo cân nặng mà chỉ quan tâm đến thành tích để phân hạng. Vì thế, việc một võ sĩ Sumo 100kg đấu với một võ sĩ nặng 200kg là chuyện bình thường.

Sumo có yêu cầu về chiều cao tối thiểu

Đây là điểm khác biệt của Sumo so với nhiều môn thể thao khác. Hầu hết các môn thể thao không có yêu cầu về chiều cao tối thiểu, nhưng Sumo thì có. Năm 1994, Hiệp hội Sumo Nhật Bản đưa ra yêu cầu các võ sĩ Sumo có chiều cao tối thiểu từ 1.73m.

Với yêu cầu này, có khá nhiều võ sĩ bị loại vì không đạt tiêu chuẩn chiều cao. Thậm chí, đã có một võ sĩ lách luật, phẫu thuật thẩm mỹ để ghép một bọc silicon lên đỉnh đầu để đạt tiêu chuẩn về chiều cao. Sau khi chấp nhận trường hợp này tham gia thi đấu, Hiệp hội Sumo Nhật Bản đã đưa quyết định không chấp nhận thêm bất kỳ trường hợp nào khác phẫu thuật thẩm mỹ để tăng chiều cao.

Cuộc sống của Sumo rất khắc nghiệt

Các Sumo phải sống trong trung tâm huấn luyện, là những vận động viên có chế độ sinh hoạt cũng như luyện tập nghiêm ngặt nhất. Họ phải tuân theo những quy tắc do Hiệp hội Sumo quy định. Thậm chí, những quy định này chi phối đến mọi mặt đời sống hàng ngày như thực đơn ăn uống, ngủ nghỉ, trang phục, hành vi ứng xử…

Cụ thể, một ngày của họ bắt đầu bằng việc luyện tập từ 5h sáng với cái dạ dày trống rỗng. Bữa ăn đầu tiên trong ngày sẽ bắt đầu từ lúc 11 giờ. Những tân võ sĩ hay võ sĩ đẳng cấp thấp còn phải thức dậy sớm để dọn dẹp, chuẩn bị bữa ăn cho những võ sĩ hạng cao hơn.

Sumo không được phép cư xử theo cách họ muốn

Không những phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về chế độ luyện tập, các võ sĩ phải tự kiểm soát thái độ và hành vi của mình. Trong lúc luyện tập, bạn cũng sẽ không nghe tiếng trách mắng khi một ai đó luyện tập sai cách bởi tất cả đều được diễn ra một cách nhẹ nhàng, hay sử dụng những động tác để ra hiệu.

Trong các trận đấu, họ cũng cần biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân. Họ không tỏ ra vui vẻ khi chiến thắng hay buồn bã, thất vọng khi thua cuộc.

Phụ nữ không được tham gia thi đấu Sumo

Sumo là môn thể thao chỉ dành cho nam giới. Thậm chí, Hiệp hội Sumo còn không cho phép nữ giới bước lên sàn đấu vì điều đó được coi là xúc phạm đến sự linh thiêng của võ đài. Điều này từng gây chút vấn đề khi theo truyền thống người trao giải thưởng cho nhà vô địch của giải đấu là Thống đốc.

Năm đó, bà Fusae Ohta, nữ Thống đốc của thành phố Osaka giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008, từng yêu cầu được bước lên sàn đấu để trao giải thưởng cho người chiến thắng của một giải đấu. Tuy nhiên, đề nghị này của bà đã bị từ chối. Đến nay, môn thể thao này đối với nữ giới vẫn chưa được chính thức công nhận ở Nhật Bản và các giải đấu dành cho nữ chỉ là giải nghiệp dư.

Sumo không là những người không sống thọ

Với chế độ ăn uống, luyện tập và những chấn thương có thể xảy ra, tuổi thọ của các võ sĩ sumo thường không cao. Theo thống kê thì các võ sĩ sumo dễ bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường do chế độ ăn uống không lành mạnh. Tuổi thọ trung bình của các võ sĩ thường chỉ vào khoảng 60 – 65 tuổi mà thôi.

Với những thông tin trên, Thanh Giang hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thêm về Sumo Nhật Bản. Đây không chỉ là môn thể thao nổi tiếng của “xứ Phù tang” mà còn là nét văn hóa đặc sắc chỉ có tại Nhật Bản.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.