Ngày Tết Nhật Bản được gọi là Oshougatsu – bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigami Sama. Đây là vị thần tượng trưng cho sức khỏe và tài lộc. Vậy phong tục đón Tết của người Nhật như thế nào? Gồm những hoạt động gì? Hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
Tết Nhật Bản vào ngày nào?
Ngày Tết trong tiếng Nhật được gọi là Oshougatsu – âm Hán Việt đọc là “Chính Nguyệt”. Ngày Tết cổ truyền đánh dấu khởi đầu năm mới vạn sự lành, cũng là kỳ nghỉ dài nhất của người dân Nhật Bản.
Khi tìm hiểu về Tết Nhật Bản, rất nhiều bạn học sinh thắc mắc “Tết Nhật Bản vào ngày nào? Được nghỉ Tết mấy ngày?” hay “Nhật Bản đón tết âm hay tết dương?”. Trên thực tế, người Nhật ăn tết dương lịch thay vì âm lịch như một số quốc gia châu Á.Tết cổ truyền Oshougatsu Nhật Bản sẽ diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 1-1 đến ngày 3-1 dương lịch hàng năm và người dân nơi đây chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8-12 đến 12-12.
Ngày 1-1 được coi là một ngày quan trọng nhất trong tết Oshougatsu. Đây được xem là đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới tốt lành, thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp nhất.
>>> Lịch sử ngày Tết Nhật Bản
Tết cổ truyền bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigami Sama. Cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản đã từng có tết cổ truyền theo âm lịch. Thế nhưng, với mục đích ưu tiên cho việc phát triển kinh tế, Nhật Bản chính thức bỏ tết âm và chuyển qua tết dương. Tức là ngày đầu tiên của tháng dương lịch. Mặc dù vậy, Tết đối với người Nhật vẫn luôn là một kì nghỉ được mong đợi. Đây là quãng thời gian sum họp gia đình có thể nói là vui nhất trong năm.
Phong tục đón Tết Nhật Bản như thế nào? Gồm những hoạt động gì?
Cũng giống như những quốc gia khác trên thế giới, trước ngày Tết sẽ có những hoạt động chuẩn bị rất đặc sắc. Người dân Nhật Bản sẽ thực hiện nhiều công việc khác nhau để đón Tết an lành sau 1 năm bận rộn và chăm chỉ.
Tổng vệ sinh – Osoji
Cũng như người Việt, người Nhật cũng có phong tục dọn dẹp nhà trước Tết. Ngày xưa, họ thường tiến hành vào ngày 13/12, và ngày này được gọi là Susuharai. Tuy nhiên, do sự bận rộn của công việc, mà hiện nay, việc dọn dẹp có thể tiến hành vào ngày cuối cùng của tháng 12. Ngày nay, vẫn có các Thần điện hay chùa chiền tiến hành việc dọn dẹp vào ngày 13 linh thiêng này.
Trang trí nhà cửa ngày Tết
Trang trí nơi ở, nhà cửa là việc làm không thể thiếu khi đón Tết ở Nhật Bản. Sau khi tiến hành dọn dẹp, người Nhật sẽ trang trí nhà cửa để đón vị thần năm mới Toshigami Sama.
Ngày đẹp để tiến hành trang trí nhà cửa là ngày 28 hoặc ngày 30. Tuyệt đối tránh làm vào ngày 29. Lí do do cũng khá đơn giản, số 2 mang ý nghĩa 2 lần, số 9 trong tiếng Nhật đọc là Ku. Vì vậy khi ghép lại trong từ Kurushi mang ý nghĩa đau khổ.
Khai chuông giao thừa – Joya no Kane
Một vài phút trước Tết, tại nhiều ngôi đền của Nhật có phong tục rung chuông 108 lần như một phần của nghi lễ gọi là joya no kane . Vậy tại sao 108 lần? Trong Phật giáo, 108 là số lượng những ham muốn trần thế khiến con người phải chịu nhiều đau khổ và joya no kane có nhiệm vụ thanh lọc tâm trí và linh hồn của con người trong năm tới.
Tại Tokyo, những ngôi đền nổi tiếng cho buổi lễ này là Zojoji gần Tháp Tokyo và Đền Sensoji của Asakusa . Hai địa điểm này cực kỳ đông đúc trong những dịp lễ. Vì thế, nếu có dịp đến Nhật và dự lễ rung chuông giao thừa thì bạn nên chủ động đến sớm.
Mì trường thọ –Toshikoshi-soba
Truyền thống ăn soba (mì Nhật) vào đêm giao thừa được cho là đã trở nên phổ biến trong thời đại Edo (1603-1868). Khi soba được làm, bột được kéo dài và cắt ở dạng dài và mỏng, được cho là đại diện cho một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Soba được cắt dễ dàng so với các loại mì khác, tượng trưng cho một mong muốn cắt bỏ tất cả những bất hạnh của năm cũ để bắt đầu năm mới được làm mới.
Treo Shimenawa trước cửa nhà
Vào dịp Tết cổ truyền, những gia đình Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty cây nêu hoặc cây Kadomatsu gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi vát chéo. Người Nhật quan niệm tre là chiếc thang để đón thần năm mới, còn thông mang lại sự may mắn và trường thọ. Bên cạnh đó, những vật dụng khác như dây thừng bện bằng cỏ khô, các dải giấy trắng cũng được dùng để trang trí, tượng trưng cho những mong ước của người Nhật trong năm mới. Ngoài ra, người Nhật còn treo bùa Shimekazari trong ngày Oshougatsu với ý nghĩa không cho ma quỷ vào nhà.
Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Ngày xưa người ta thường dựng cây tùng vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28 nhưng người ta tránh không dựng cây tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng. Tùng tượng trưng cho sự trường thọ; quả quýt màu da cam tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma.
Thờ cúng tổ tiên và các vị thần
Cũng giống với nhiều quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam, năm mới là dịp kính nhớ ông bà, tổ tiên, và các vị thần. Tuy nhiên, phong tục và đồ cũng có sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Người Nhật sử dụng các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và mong được các thần linh phù hộ.
Bản chất việc thờ cúng tổ tiên là nhắn nhủ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân, tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế. Đây là một lễ vô cùng quan trọng, để tưởng nhớ. thể hiện lòng thành kính, đạo hiếu với người đã khuất.
Lì xì đầu năm
Cũng giống như ở Việt Nam, vào ngày đầu năm mới, trẻ em Nhật Bản cũng được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà và người thân. Tiền mừng tuổi đó được gọi là Otoshidama . Otoshidama được người lớn tặng cho trẻ con với hi vọng sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành.
Trò chơi dân gian
Người Nhật cũng thường chơi các trò chơi dân gian trong dịp năm mới. Trong đó, thả diều Takoage khá phổ biến. Những chiếc diều có hình dáng, cách trang trí khác nhau tùy từng địa phương. Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi truyền thống như đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi,… Đây là hoạt động thu hút được rất nhiều người tham gia và hưởng ứng.
Hatsumoude – viếng đền hoặc chùa
Hatsumode – chuyến thăm đền thờ đầu tiên của năm mới – là một trong những hoạt động chào đón tết ở Nhật Bản truyền thống nổi tiếng nhất. Các đền thờ lớn hơn như Meiji Jingu thường mở cửa suốt đêm kể từ giao thừa để mọi người có thể cầu nguyện trong vài giờ đầu tiên của năm mới.
Nếu có dịp đến những thờ nổi tiếng ở Kyoto hay Tokyo vào dịp tết cổ truyền, bạn sẽ thấy cảnh tượng đông nghịt người với những hàng dài xếp đuôi nhau và cảnh tượng đông đúc, rộn ràng để được viếng đền cầu những điều may mắn. Theo đặc trưng văn hóa Nhật Bản, nếu đi đền chùa vào thời gian này bạn sẽ có được những điều tốt lành trong năm mới.
Nhân cơ hội đó, mọi người còn nô nức rút các quẻ xăm Omikuji để tiên đoán những sự kiện đặc biệt xuất hiện trong năm. Tùy vào từng đền chùa khác nhau, nhưng nhìn chung mỗi quẻ Omikuji có giá khoảng 500 – 1000 yên. Đây là một trong những hoạt động vui nhộn ngày Tết ở Nhật Bản rất đáng để bạn trải nghiệm.
Gửi thiệp chúc Tết Nengajo
Khi có dịp tìm hiểu về Nhật Bản, bạn sẽ bất ngờ với những hoạt động trang trọng mà mọi người dành cho nhau. Thông thường, trong khoảng thời điểm tháng 12, mọi người hầu như đã chuẩn bị kỹ lưỡng những chiếc thiệp chúc Tết để dành tặng người thân, đồng nghiệp và bạn bè. Những chiếc thiệp Nengajo thường khá độc đáo khi in ảnh gia đình, vẽ những con vật đại diện của năm…
Tuy rằng trong thời đại công nghệ hiện đại, chúng ta cơ hội giao tiếp dễ dàng qua email hoặc các trang mạng xã hội nhưng nét đặc trưng văn hóa Nhật Bản này vẫn luôn được ghi dấu.
Osechi Ryori – Mâm Cỗ Ngày Tết
Osechi có mặt hơn 1000 năm trước và bắt đầu với những món ăn đơn giản. Tuy nhiên ngày nay, số lượng món ăn tăng lên đáng kể nhằm thể hiện cho cuộc sống dư dả, viên mãn trong năm mới. Những người nội trợ đa tài của xứ Phù Tang sẽ chuẩn bị món Osechi kỳ công và đặt vào hộp Jubako truyền thống. Chỉ cần ngắm nhìn những chiếc hộp xinh xắn này bạn cũng cảm nhận được không khí Tết ngập tràn.
Bánh Dày Mochi
Mochi là món bánh quen thuộc , cũng là món bánh ngọt đặc trưng của Nhật Bản. Chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các dịp lễ như một món bánh vẹn tròn để dâng lên Thần linh. Vì trong quan niệm của người Nhật, Thần linh sẽ không thích món ăn có hình thù mũi nhọn nên những chiếc bánh tròn và mềm rất thích hợp để thay thế.
Người Nhật còn dành riêng một ngày để thưởng thức bánh dày Mochi với tên gọi Kagamibiraki. Vì ăn bánh trước dâng lên Thần linh là một điều bất kính nên người dân sẽ thưởng thức chúng sau khi đã cúng bái xong. Các gia đình thường cắt bánh dày mang đi nướng để ăn chung với súp Ozoni, chấm với đường hoặc ăn cùng với chè đậu đỏ…
Iwai-bashi
Khi bạn ăn osechi ryori , bạn sẽ sử dụng một loại đũa đặc biệt gọi là iwai-bashi . Thông thường, đũa sẽ nhọn hơn về phía một trong những đầu mà bạn sử dụng để gắp thức ăn, trong khi với iwai-bashi , cả hai đầu đều sắc. Điều này là do một bên sẽ được sử dụng bởi chính bạn và bên còn lại được cho là được sử dụng bởi một vị thần.
Osechi ryori là thứ được cung cấp cho vị thần trước tiên, người sau đó cho phép bạn chia sẻ nó để bạn sẽ được ban phước với một năm hiệu quả phía trước. Vì vậy, ngay cả khi bạn nghĩ rằng sử dụng cả hai mặt của đũa để lấy một ít thức ăn từ đĩa dùng chung là tốt, thì nó sẽ bị coi là thiếu tôn trọng đối với vị thần.
Otoso
Otoso đôi khi được dịch là rượu sake của năm mới, nhưng khi được viết bằng kanji, nó cho thấy một ý nghĩa khác. Chữ kanji cuối cùng được cho là tên của một con quỷ dùng để quấy rối dân làng, và chữ kanji ở giữa có nghĩa là “giết”. Như vậy, có thể hiểu mục đích của việc uống otoso là để xua đuổi linh hồn ma quỷ xung quanh bạn và mong muốn một cuộc sống lâu dài mà không có bất kỳ bệnh tật.
Truyền thống của otoso, ban đầu được du nhập từ triều đại nhà Đường ở Trung Quốc, nơi loại rượu sake này được sử dụng cho mục đích y học, đã được thực hiện như một nghi lễ năm mới của giới quý tộc Heian. Chỉ trong thời đại Edo, nó đã trở thành thông lệ của người dân.
Khi uống otoso, các gia đình dùng chung ba cốc đặc biệt. Lệnh uống thường bắt đầu từ người trẻ nhất trong nhóm và kết thúc với người già nhất, mục đích của họ là cho phép người già hấp thụ một chút sức sống từ những người trẻ tuổi.
>>>XEM THÊM: Văn hóa giao tiếp của người Nhật và những điều cần LƯU Ý
Một số điều cần kiêng kỵ vào ngày tết Nhật Bản
Ngày Tết ở Nhật cũng có những điều cần kiêng kỵ để đón năm mới với tinh thần tốt, hạnh phúc ngập tràn và nhiều may mắn:
- Số 4 đồng âm với từ “Tử” mang nghĩa tiêu cực nên người Nhật hạn chế các hoạt động liên quan đến số 4 trong ngày Tết.
- Không vay mượn, nợ nần đầu năm vì quan niệm sẽ khiến cả năm xui xẻo.
- Không nói những điều xui rủi, không may mắn trong năm mới
- Không đi giày mới vào buổi tối vì ma quỷ, các thế lực đen tối sẽ xâm nhập và gây nguy hiểm cho bạn
Lời kết
Tuy là một quốc gia hiện đại với nền khoa học, kỹ thuật phát triển hiện đại, xong người Nhật vẫn rất chú trọng đến văn hóa truyền thống. Điều này được thể hiện qua những phong tục và nghi thức độc đáo trong ngày Tết Nhật Bản. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thêm về đất nước Nhật Bản.
THANH GIANG CONINCON GROUP
- Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 091.858.2233
- Email: contact@thanhgiang.org
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.