Văn hóa ăn uống của người Nhật có gì đặc biệt? Cần lưu ý điều gì?

Người Nhật nổi tiếng với sự cầu kỳ và cẩn trọng ngay cả trong ăn uống. Không chỉ trong cách chế biến, ngay cả khi dùng bữa, người Nhật cũng có những nguyên tắc riêng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu văn hóa ăn uống của người Nhật để có thể nhanh chóng thích nghi trong quá trình sinh sống và làm việc tại Nhật Bản nhé!

Văn hóa ăn uống của người Nhật

Nội Dung Bài Viết

Nét đặc trưng cơ bản trong văn hóa ăn uống của người Nhật

Sử dụng đũa trong bữa ăn

Người Nhật rất ghét phương pháp ăn bằng tay vì tay sẽ trở nên dơ bẩn. Bởi vì họ nghĩ rằng có nhiều tạp khuẩn khác nhau ở trong tay, chỉ rửa một chút thì vẫn còn sót lại rất nhiều ở trong các móng tay v.v… Chắc chắn đây không phải là cách ăn có vệ sinh.

Số lượng chén bát

Người Nhật coi trọng hình dáng, hương vị có sẵn của vật liệu, coi trọng vẻ đẹp của hình dáng sắp xếp món ăn v.v… Vì thế, có điểm đặc thù là mỗi món ăn được xếp trên một đĩa riêng biệt nên có nhiều loại chén bát bày ra trên bàn. Và vừa ăn vừa thưởng thức hương vị của từng đĩa thức ăn.

Ngược lại, có lẽ là cách thức ăn uống thông thường trong nhiều quốc gia là, cho món ăn lên trên một đĩa lớn có cơm, rồi sau đó để món ăn thấm vào cơm, hoặc trộn lại và ăn cơm chung với các món ăn. Điểm lưu ý ở phong cách ăn uống của người Nhật là khi ăn tuyệt đối không được bỏ thức ăn thừa ra trên bàn hoặc vứt xuống sàn nhà.

Thực phẩm xanh

Thành phần nguyên liệu nổi bật nhất mà người Nhật ưa dùng là một số thực phẩm xanh đơn giản nhưng là cơ sở cho các bữa ăn hàng ngày: Cá, rau biển, rau quả, đậu nành, gạo, trái cây, trà xanh. Họ ưu tiên thực phẩm hữu cơ, thiên nhiên.

Tự nấu ăn

Người Nhật thích nấu ăn tại nhà. Phong cách ăn uống của người Nhật gồm một bát cơm, cá nướng, rau luộc, súp đậu hũ, trái cây tráng miệng và trà xanh. Người Nhật tiêu thụ gần 10% thực phẩm cá của thế giới, mặc dù dân số của họ chỉ chiếm 2%, cụ thể hóa thì mỗi người dân Nhật ăn cá gấp 5 lần so với người dân khác trên thế giới. Hàm lượng acid béo omega-3 được bổ sung hàng ngày là lý do giải thích tại sao họ lại sống lâu và khỏe mạnh đến thế. Chưa kể người Nhật cũng tiêu thụ rau cải, súp lơ xanh, cải bắp, cải xoăn… gấp 5 lần người Mỹ.

Ưu tiên thực phẩm tươi

Bí quyết và phong cách ăn uống của người Nhật là sử dụng đồ tươi và đúng lúc. Theo Naomi Moriyama – tác giả cuốn sách “Phụ nữ Nhật không già và béo” thì siêu thị Nhật Bản luôn cung cấp đồ tươi. Thực phẩm đóng gói không chỉ đề ngày mà đề giờ, bởi những người nội trợ ở nước này chọn mua cá, thịt, rau, hoặc chuẩn bị bữa ăn khi thực phẩm chỉ vừa được đóng gói nửa giờ trước trong ngày hôm đó.

Số lượng bữa ăn

Văn hóa ăn uống của người Nhật

Khẩu phần ăn của người Nhật nhỏ và ăn thành nhiều bữa. Từ thời thơ ấu, họ đã được dạy phải ăn chậm, thưởng thức từng miếng trong khi đĩa thức ăn có kích thước nhỏ (so với Mỹ thì đĩa thức ăn này chỉ bằng 1/3). Cách trình bày thức ăn đã nấu chín tại nhà cũng tuân theo nguyên tắc: Không bao giờ đắp đầy, mỗi món phục vụ riêng, thường là vừa đủ, mang vẻ đẹp tự nhiên và tốt nhất là đồ tươi.

Kỹ thuật chế biến

Cách chế biến thức ăn thường là nấu chín nhẹ nhàng với các kỹ thuật như hấp, áp chảo, xào, hầm hoặc nướng nhanh. Các đầu bếp Nhật Bản thích sử dụng dầu tốt cho trái tim và nước dùng là hương vị theo mùa. Và quan trọng là bữa ăn đủ để cảm thấy hài lòng nhưng không quá no.

Ăn cơm

Người Nhật ăn cơm hàng ngày, đó là biểu hiện khác biệt rõ nét nhất giữa người phương Đông và phương Tây.

Bữa ăn sáng

Tại Nhật Bản, bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất và lớn nhất trong ngày. Bữa ăn này có thể bao gồm một số món nhỏ như cơm, súp đậu hũ và hành lá, lá rong biển, trứng tráng hoặc một miếng cá, trà xanh…

Tráng miệng

Món tráng miệng có vị ngọt ít phổ biến trong phong cách ăn uống của người Nhật. Điều đó không có nghĩa là người Nhật không thích sô-cô-la, bánh ngọt, kem… Thay vào đó, họ hiểu điểm dừng khi “thả” cho sự thèm ăn và tránh những tổn hại nếu ăn quá nhiều.

Chế độ ăn

Người Nhật có ý thức và được khuyến khích thưởng thức nhiều dạng thực phẩm mà không cần quan tâm đến chế độ ăn kiêng hay thừa cân béo phì. Tuy nhiên, việc tiêu thụ đồ ăn nhanh trong thanh niên Nhật Bản ngày nay bắt đầu gia tăng.

Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Một bữa ăn truyền thống bao gồm có cơm, một món canh, các món ăn chính bao gồm thịt, cá và rau.

Nguyên tắc cần nắm trong văn hóa ăn uống của người Nhật

>>> Trước khi ăn

Tôn trọng chủ nhà hoặc những người cấp trên

Đầu tiên, bạn hãy ngồi theo sự hướng dẫn của người phụ trách, người đi trước hoặc của lãnh đạo. Trường hợp được mời ăn tại gia đình, bạn nên ngồi sau khi chủ nhà hoặc vợ chủ nhà nói “Hãy ngồi vào chỗ này”. Khi được ngồi vào vị trí nào đó, bạn hãy nói “shitsureshimas” – nghĩa là “tôi xin phép và ngồi vào vị trí như đã được mời” và ngồi vào vị trí được chỉ định, không được phải đối. Nếu bạn không được hướng dẫn ngồi vào một vị trí cụ thể thì hãy đợi và ngồi vào vị trí cuối cùng nhé!

Trước bữa ăn, mọi người phải đợi người phụ trách, lãnh đạo,… uống trước. Đặc biệt lưu ý là không được uống một mình. Mọi người sẽ cùng cạn chén sau khi người phụ trách nói tất cả mọi người “cạn chén” hoặc “xin cảm ơn tất cả mọi người”!

Nói itadakimasu

Văn hóa ăn uống của người Nhật

Người Nhật thường nói “itadakimasu” trước bữa ăn để cảm ơn những thực vật và động vật đã đánh đổi mạng sống của mình đem đến một bữa ăn ngon. Đây cũng là lời biết ơn tới những người săn bắt, hay người nông dân đã mất công mất sức để góp phần tạo ra được bữa ăn này.

Cụm từ itadakimasu trong trường hợp này được dịch ra là “Mời ăn”, “Ăn ngon miệng” hay “Cảm ơn vì bữa ăn.” Thông thường người ta hay nói itadakimasu một cách riêng biệt hoặc im lặng tự nói với mình trước khi vào bữa. Tuy nhiên một itadakimasu thực hiện đúng cách là phải được nói với hai bàn tay đan vào nhau và một cái gật đầu nhẹ.

>>> Trong bữa ăn

Chén bát

Người Nhật coi trọng hình dáng, hương vị có sẵn của vật liệu, coi trọng vẻ đẹp của hình dáng sắp xếp món ăn v.v… Vì thế, có điểm đặc thù là mỗi món ăn được xếp trên một đĩa riêng biệt nên có nhiều loại chén bát bày ra trên bàn. Và vừa ăn vừa thưởng thức hương vị của từng đĩa thức ăn.

Một số nguyên tắc trong khi ăn

Văn hóa Nhật Bản trong ăn uống khá khắt khe với nhiều nguyên tắc cần tuân thủ chặt chẽ. Điều này có thể gây khó khăn không nhỏ cho du khách khi lần đầu đến Nhật. Một số nguyên tắc trong khi ăn bạn cần nhớ đó là:

  • Không trộn wasabi với nước tương. Rất nhiều nhà hàng trên thế giới đều trộn wasabi với nước tương khi phục vụ các món Nhật. Tuy nhiên, tại Nhật, cách sử dụng wasabi đúng nhất là cho wasabi vào món ăn bạn muốn thưởng thức rồi chấm vào nước tương.
  • Không cắn đôi thức ăn. Cũng giống như một số nước, việc căn đồ ăn được coi là bất lịch sự trong văn hóa ăn uống của Nhật Bản. Người Nhật đặc biệt hạn chế đặt một món đồ ăn nào đó còn dang dở trên bàn. Do đó, bạn nên ăn tất ăn chỉ bằng một miếng. Nếu thức ăn quá to thì nên dùng tay che miệng lại.
  • Không dùng tay đỡ đồ ăn rơi. Một nguyên tắc văn hóa Nhật Bản trong ăn uống mà nhiều người thường vi phạm là dùng tay đỡ đồ ăn rơi. Hầu hết mọi người đều có thói quen dùng tay đỡ đồ ăn rơi để tránh làm bẩn ra quần áo hay bàn ăn. Tuy nhiên, đây là một hành động được coi là không đẹp mắt và nên tránh ở Nhật Bản.
  • Không lật ngược nắp bát. Tại Nhật, lật ngược nắp bát là một hành động ám chỉ bạn đã dùng bữa xong. Do đó, trong quá trình ăn bạn nên để nắp bát như khi chúng được người phục vụ mang ra bàn.
  • Không đặt vỏ sò trên nắp bát hay đĩa riêng. Tại Việt Nam, khi được phục vụ các món như sò, hàu, ngao… chúng ta thường đặt vỏ vào nắp bát hoặc bát riêng. Tuy nhiên, đây lại là một hành động không được lịch sự ở Nhật. Bạn nên để phần vỏ này vào bát đựng món ăn đó.
  • Không đưa đồ ăn lên quá cao. Trong bàn ăn, nhiều người thường đưa đồ ăn lên cao ngang tầm mắt. Đây là một hành động được coi là mất lịch sự ở Nhật Bản.

>>> Sau khi ăn

Xếp bát đũa

Sau khi ăn xong, bạn cần xếp bát đũa lại theo trật tự ban đầu như lúc đồ ăn được dọn ra, úp lại nắp các bát, đặt đũa lên thanh gác đũa hoặc giấy bao. Người Nhật kết thúc bữa ăn với câu “gochisōsama deshita” nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn”, thể hiện sự trân trọng không chỉ với đầu bếp mà còn với các nguyên liệu chế biến ra món ăn.

Tăm xỉa răng và khăn tay

Tăm xỉa răng tại Nhật sẽ không được để trên bàn ăn mà thường đặt ở nhà vệ sinh. Lý do là vì ở Nhật, phụ nữ thường rất ngại xỉa răng trước mặt người khác. Việt Nam mình, ăn xong xỉa răng là chuyện thường. Tất nhiên khi xỉa răng thì lịch sự che miệng lại để người khác không thấy mất vệ sinh.

Nhưng ở Nhật, phụ nữ họ còn kĩ càng hơn nữa, nên đa số sẽ ngại không xỉa răng trước mặt người khác! Vậy bạn thắc mắc nếu thức ăn dính vào răng thì phải làm sao, đúng không? Nếu trong trường hợp đó, thì họ sẽ lẳng lặng vào nhà vệ sinh, soi gương rồi tự làm sạch răng một mình, mà không sợ người khác nhìn thấy

Người Nhật rất thích xài khăn tay, hầu như khi ra đường ai cũng có 1 chiếc cho vào túi để lau tay, lau mồ hôi sử dụng sau bữa ăn…

Nói “Gochisosamadeshita”

Gochisosamadeshita (xin cảm ơn về bữa ăn) cách nói này nghe thì hơi khách sáo nhưng kể cả trong gia đình cũng phải nói, như vậy sẽ giúp mọi người luôn ý thức về việc phải biết ơn người đã mời hay làm bữa ăn cho mình.

Nguyên tắc văn hóa Nhật Bản trong ăn uống thật đặc biệt phải không nào? Bạn hãy ghi chú lại trong sổ tay của mình để tránh gặp những trường hợp xấu hổ nhé! Nào bây giờ thì du khách hãy tham gia tour du lịch Nhật Bản cùng chúng tôi để có những trải nghiệm đầy thú vị.

Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu văn hóa ăn uống của người Nhật. Đây sẽ là những kỹ năng cơ bản cho các bạn thực tập sinh, lao động Nhật Bản trong quá trình thích nghi với cuộc sống tại “đất nước mặt trời mọc”.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.