Trả lời câu hỏi: Visa Tokutei có chuyển việc được không?

So với chương trình visa thực tập sinh hiện hành thì diện visa mới – visa Tokutei đem đến lợi thế cho người lao động. Người lao động không chỉ được hưởng mức lương cơ bản cao, nhiều chế độ hỗ trợ mà còn có thể chuyển việc trong phạm vi cho phép. Nếu bạn đang thắc mắc “Visa Tokutei có chuyển việc được không?”, hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Visa Tokutei có chuyển việc được không?

Nội Dung Bài Viết

THỰC TẾ visa Tokutei có chuyển việc được không?

Mới đây, chính phủ Nhật đã thông qua chương trình visa mới – visa Tokutei ( hay còn gọi là visa kỹ năng đặc định). Chương trình này thu hút đông đảo sự quan tâm của lao động Việt Nam nói riêng và lao động nước ngoài nói chung. Do là chương trình visa mới nên visa Tokutei cũng gây khá nhiều băn khoăn và thắc mắc cho người lao động. Một trong những thắc mắc phổ biến là “Visa Tokutei có chuyển việc được không?”.

Giải đáp về vấn đề này, bộ phận tư vấn XKLĐ Thanh Giang chia sẻ như sau:

Nếu làm việc tại Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng, bạn không được thay đổi công ty làm việc trong thời hạn hợp đồng. Trừ một số trường hợp bất đắc dĩ như công ty bạn đang làm việc bị phá sản, không thể tiếp nhận lao động hay có những hành vi bất chính như ngược đãi lao động, thì người lao động mới được phép chuyển việc.

Tuy nhiên, với chương trình visa mới – visa kỹ năng đặc định, người lao động được phép chuyển việc và thay đổi công ty, trừ một số lý do đặc biệt. Đây là điểm mới, cũng là lợi thế cho người lao động. Khi đi XKLĐ theo visa Tokutei, bạn có thể chuyển việc nếu bạn tìm được công ty tiếp nhận mới. Tuy nhiên, bạn chỉ được phép chuyển đổi công ty trong cùng một ngành nghề làm việc.

>>> Ví dụ:

Nếu bạn đang làm 1 công ty A chuyên về chế biến đồ ăn sẵn, nếu bạn cảm thấy không phù hợp với công ty và muốn xin chuyển sang một công ty khác thì có thể xin  chuyển sang một công ty khác với yêu cầu phải cùng ngành thực phẩm và vượt qua vòng phỏng vấn với công ty đó. Bạn không thể chuyển việc sang ngành cơ khí nếu bạn đi tư cách thực phẩm

Thực tế, chỉ có một vài ngành có kỹ năng tiêu chuẩn chung (giữa 2 ngành nghề), kì thi tuyển chọn tương đối giống nhau thì vẫn có thể xin chuyển công việc khác ngành. Có thể kể đến như 3 ngành: Chế tạo vật liệu, chế tạo máy móc, điện – điện tử – viễn thông

Ví dụ: Bạn đã vượt qua kì thi đánh giá kỹ năng của ngành chế tạo máy móc là kỹ thuật hàn thì bạn có thể xin chuyển sang công ty làm về ngành điện- điện tử- viễn thông vì kỳ thi kỹ năng của ngành này cũng là kỹ thuật hàn.

Quy trình chuyển việc theo diện visa Tokutei Ginou NHƯ THẾ NÀO?

Để quá trình chuyển việc không làm ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu nhập cũng như cuộc sống của bạn. Bạn nên chuyển việc theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thôi việc

Visa và chi phí sinh hoạt sau khi nghỉ là hai vấn đề quan trọng bạn cần chú ý xem xét kĩ trước khi quyết định thôi việc.

Dù visa lao động trước thời điểm bạn thôi việc còn hạn rất dài (ví dụ hơn 1 năm nữa), nhưng nếu bạn không sớm tìm được công việc mới trong vòng 3 tháng kể từ ngày thôi việc, thì sau đó, visa này cũng sẽ bị coi là vô hiệu và bạn sẽ bị coi là đang cư trú bất hợp pháp tại Nhật.

Chính vì vậy, trước khi làm thủ tục thôi việc ở công ty cũ, bạn cần tính trước kế hoạch tiếp theo của mình (chuyển việc khác, chuyển sang visa gia đình, học lên tiếp hay về hẳn Việt Nam,..) để có sự chuẩn bị tương ứng.

Bước 2: Khai báo khi chuyển việc

Sau khi tìm được việc và chuyển sang công ty khác, bạn cần thông báo với Cục Xuất nhập cảnh về việc mình đã chuyển việc trong vòng 14 ngày kể từ sau khi chuyển, thủ tục này gọi là Thông báo liên quan tới cơ quan ký hợp đồng. Nếu không thông báo, bạn có thể gặp rắc rối ở lần gia hạn visa tiếp theo, vì vậy nên hết sức chú ý.

Bước 3: Xin giấy chứng nhận tư cách lao động

Nếu bạn chuyển sang một công việc mới khác hoàn toàn với công việc bạn làm trước đó,hoặc không phù hợp với bằng cấp của bạn thì có thể cục Xuất nhập cảnh sẽ không đồng ý gia hạn cho bạn lần tiếp theo.Vì vậy,Nếu cảm thấy bất an về khả năng tiếp tục công nhận visa của công việc mới,bạn nên gọi lên cục để trao đổi càng sớm càng tốt.Tốt nhất là nên làm thủ tục xin Giấy chứng nhận tư cách lao động.

LƯU Ý quan trọng cần biết khi xin chuyển việc tại Nhật Bản

Bạn có thể thông báo với công ty quyết định nghỉ việc theo 2 cách: gửi mail thông báo hoặc trao đổi trực tiếp với cấp trên. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất là bạn nên nói chuyện trực tiếp với cấp trên để trình bày rõ lý do và nguyện vọng của bản thân khi nghỉ việc. Lúc này bạn cũng có thể thảo luận về ngày cuối cùng làm việc ở công ty trong trường hợp bạn muốn nghỉ sớm hơn.

Sau khi đã quyết định về ngày nghỉ việc, công ty sẽ gửi cho bạn một số giấy tờ như đơn xin thôi việc,… để bạn điền thông tin và ký vào đó. Nếu công ty chưa gửi bạn có thể hỏi bộ phận nhân sự của công ty về những giấy tờ cần chuẩn bị khi nghỉ việc.

Trong thời gian còn lại bạn hãy cố gắng hoàn thành những dự án và công việc dang dở, nếu cần thiết hãy soạn thảo lại giấy tờ, làm các tài liệu hướng dẫn để người thay thế bạn có thể tiếp tục công việc của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Các giấy tờ bạn cần nhận lại từ công ty

Trước khi nghỉ việc công ty sẽ đưa cho bạn một số giấy tờ, hãy đối chiếu với danh mục các giấy tờ dưới đây để kiểm tra xem bạn đã nhận được đầy đủ chưa nhé. Nếu thấy vẫn thiếu bạn hãy nhanh chóng hỏi công ty để yêu cầu họ bổ sung ngay trước ngày thôi việc.

>>> Giấy chứng nhận người được bảo hiểm thất nghiệp (雇用保険被保険者証)

“Giấy chứng nhận người được bảo hiểm thất nghiệp” là giấy chứng nhận cấp cho người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, để chứng minh là họ đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Giấy này thường được phía công ty giữ khi làm các thủ tục tham gia bảo hiểm cho nhân viên mới vào công ty và được trả lại cho nhân viên khi họ nghỉ việc tại công ty.

>>> Bảng tổng kết thu nhập và thuế (源泉徴収票)

Là tờ giấy tổng kết toàn bộ số tiền thu nhập trong năm, số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế đã nộp, số tiền bảo hiểm đã đóng thường do phía công ty làm và gửi cho nhân viên vào tháng 12 hàng năm. Với những trường hợp xin nghỉ giữa chừng, phía công ty sẽ có nghĩa vụ đưa cho bạn tờ giấy này để bạn làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm ở công ty mới. Tùy vào ngày nhận lương và ngày bạn nghỉ mà bạn có thể nhận được tờ giấy này sớm hoặc sau ngày nghỉ việc khoảng 1 tháng.

>>> Sổ lương hưu (年金手帳)

Sổ lương hưu thường được phát ngay khi nhân viên vào làm việc tại công ty, tuy nhiên một số trường hợp công ty sẽ giữ sổ này, nên khi nghỉ việc bạn phải kiểm tra xem mình có cầm sổ hay không, nếu không thì nhớ hỏi công ty để nhận lại.

>>>  Phiếu nghỉ việc (離職票) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc (退職証明書

Do đây không phải là giấy tờ bắt buộc nên nhiều công ty sẽ không đưa cho nhân  viên. Bạn cũng không nhất thiết phải xin giấy tờ này nếu không rơi vào 1 trong những trường hợp sau đây:

  • Phía công ty mới yêu cầu nộp
  • Muốn đăng ký trợ cấp thất nghiệp của bảo hiểm lao động, bảo hiểm sức khỏe toàn dân.
  • Muốn xin Giấy chứng nhận tư cách lao động (就労資格証明書) để tránh những rủi ro trong lần gia hạn visa tiếp theo.
  • Những giấy tờ cần trả lại công ty

>>> Thẻ bảo hiểm y tế (健康保険証)

Thẻ bảo hiểm y tế là do công ty phát, nên khi bạn nghỉ việc bạn buộc phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế. Hãy chú ý trả lại thẻ trước ngày làm việc cuối cùng, còn nếu không bạn có thể gửi trả lại cho công ty qua đường bưu điện.

Sau nghỉ việc bạn cần thực hiện thủ tục gì?

>>> Khai báo với cục xuất nhập cảnh về việc thay đổi công việc và nơi công tác

Trong vòng 14 ngày kể từ khi bắt đầu làm việc tại công ty mới, người lao động phải thông báo lên Cục xuất nhập cảnh về việc chuyển việc của mình. Thủ tục này gọi là “Thông báo liên quan tới cơ quan ký hợp đồng” (契約機関に関する届出).

Giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Đơn thông báo
  • Thẻ lưu trú (*trường hợp gửi bưu điện thì gửi bản photo 2 mặt thẻ lưu trú)
  • Cách gửi: có 3 cách là nộp hồ sơ trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký online.
  • Nộp trực tiếp: Đến Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh và cư trú ở gần địa phương, hoặc Trung tâm thông tin/ tư vấn một cửa
  • Gửi bưu điện: theo địa chỉ

〒160-0004 東京都新宿区四谷一丁目6番1号四谷タワー14階

東京出入国在留管理局在留管理情報部門届出受付担当

>>> Xin giấy Chứng nhận tư cách lao động (không bắt buộc)

Mặc dù đã thông báo với Cục xuất nhập cảnh về việc thay đổi công việc, nhưng bạn cảm thấy không chắc chắn khi không biết công việc mới có thuộc trong phạm vi hoạt động của tư cách lưu trú hiện tại không, hoặc lo sợ bị trượt visa trong lần gia hạn tiếp theo, bạn có thể xin giấy“Chứng nhận tư cách lao động” (就労資格証明書)

Những giấy tờ cần chuẩn bị khi vào công ty mới

Để chuẩn bị vào làm việc ở công ty mới trước hết người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và những giấy tờ liên quan đến thuế và bảo hiểm mà công ty yêu cầu. Về cơ bản, những giấy tờ cần chuẩn bị thường bao gồm những mục sau:

  • Sổ lương hưu (年金手帳)
  • Bảng tổng kết thu nhập và thuế (源泉徴収票)
  • Giấy chứng nhận người được bảo hiểm thất nghiệp (雇用保険被保険者証)
  • Phiếu nghỉ việc (離職票) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc (退職証明書)
  • Copy sổ tài khoản ngân hàng
  • Thẻ My number
  • Thẻ lưu trú (在留カード)
  • Giấy đăng ký cư trú (住民票)

Với phần thông tin trên, Thanh Giang hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc “Visa Tokutei chuyển việc có được không?” và một số thông tin cần nắm khi chuyển việc theo diện visa này. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Thanh Giang để được hỗ trợ nhé!

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.