Không giống với Việt Nam và những quốc gia Á Đông khác, người Nhật không đón Tết âm lịch mà đón Tết theo dương lịch. Tuy nhiên, những nghi thức, phong tục và các món ăn trong ngày Tết vẫn giữ được bản sắc vốn có của nó. Có khá nhiều bạn du học sinh, thực tập sinh khi mới sang Nhật thắc mắc về những món ăn truyền thống của người dân nơi đây. Vậy người Nhật ăn gì vào ngày Tết? hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu ẩm thực Nhật Bản trong ngày Tết cổ truyền qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
Osechi Ryori – nét ẩm thực Nhật Bản trong ngày Tết cổ truyền
Osechi Ryori là bữa ăn mừng ngày Tết của Nhật Bản. Theo tư liệu thì truyền thống này được hình thành vào thời Heian (794-1185). Osechi được sử dụng trong năm mới với mong muốn sẽ có một vụ mùa bội thu.
Theo nguyên gốc, từ “osechi” được đọc là “o-sechi”, có nghĩa là một mùa hoặc một dịp đặc biệt. Trong dịp này, người Nhật chỉ nấu những món ăn dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình. Khi mới xuất hiện, Osechi chỉ có nimono, rau luộc trong nước tương hoặc rượu mirin. Qua thời gian hình thành và phát triển, nhiều nguyên liệu được bổ sung làm phong phú và hấp dẫn cho món ăn này.
Dù trải qua nghìn năm lịch sử, Osechi truyền thống vẫn giữ được cách trình bày vốn có. Chiếc hộp gỗ để sắp xếp Osechi được gọi là Jubako. Tùy vào từng địa phương, gia đình mà cách sắp xếp món ăn và số tầng của Jubako sẽ khác nhau.
>>> Có gì trong hộp Jubako?
Osechi Ryori là bữa ăn mừng ngày Tết của Nhật Bản
Thông thường, hộp Jubako sẽ có 4 tầng, được sắp xếp theo thứ tự như sau:
- Ichi no Ju được xem là lời chúc phúc đầu năm, gồm những món ăn mang ý nghĩa tốt lành, dùng để nhắm rượu như kuromame, kazunoko, tazukuri…
- Ni no Ju là những món ngọt, hấp dẫn với người lớn lẫn trẻ con đều thích như kobumaki, kurikinton, datemaki…
- San no Ju có tên gọi là “Hạnh phúc từ biển” bởi các món ăn khay này chủ yếu là các món nướng với nguyên liệu thủy hải sản như tôm, cá…
- Yo no Ju với hương vị “Hạnh phúc từ núi” với những món kho từ nguyên liệu rau củ như củ sen, nấm, cà rốt, rễ cây ngưu bàng…
Không chỉ đem đến sự may mắn cho năm mới, Osechi còn là món ăn đại diện cho ẩm thực Nhật Bản, thể hiện được linh hồn và cốt cách người Nhật Bản. Một hộp đồ ăn có đủ chua, cay, mặn, ngọt, hòa quyện những nguyên liệu nhiều màu sắc, làm nổi bật đặc trưng của từng vùng miền trên khắp đất nước.
Ngoài Osechi Ryori ngày Tết người Nhật còn ăn những món gì?
Bên cạnh món Osechi – đại diện cho ẩm thực Nhật trong ngày Tết, người dân “đất nước mặt trời mọc” còn thưởng thức rất nhiều món ăn truyền thống và giàu ý nghĩa khác như:
Kagami mochi – món ăn may mắn ngày đầu năm
Mochi được xem là “linh hồn” của ẩm thực Nhật. Món ăn này có nhiều loại và các cách “biến tấu” khác nhau. Trong ngày Tết, người Nhật thường dùng Kagami Mochi.
Món ăn này được ăn vào ngày đầu năm mới với mong muốn có một vụ mùa bội thu, cuộc sống sung túc. Nếu có dịp đón Tết cổ truyền xứ anh đào, hãy thưởng thức Kagami mochi để có được những may mắn trong năm mới nhé!
Mochi được xem là “linh hồn” của ẩm thực Nhật
Nguồn gốc của Kagami mochi xuất phát từ việc người Nhật đặt hai chiếc bánh trắng mềm chồng lên nhau. Trên đầu được đặt một quả quýt nhỏ, trông giống như chiếc gương đồng kiểu cũ.
Bên cạnh đó, “Kagami” thực chất là “kagamiru” – có nghĩa là phản chiếu. Vì thế, ăn Kagami mochi vào ngày Tết để cùng nhau nhìn lại một năm đã qua, xem bản thân đã và chưa làm được gì.
Ngoài ra, theo quan niệm của người Nhật, hình tròn là biểu tượng của sự đầy đủ, viên mãn, tròn đầy. Kagami mochi được bài trí bằng cách xếp hai chiếc bánh tròn chồng lên nhau, tượng trưng cho niềm vui chồng chất, may mắn tiếp nối. Món bánh này cũng thể hiện tấm lòng thành kính gửi đến các đấng thần linh, những người ban cho họ cuộc sống bình an, sung túc.
Toshikoshi Soba – mì trường thọ
Nếu Kagami mochi được ăn để mong cầu những may mắn thì Toshikoshi Soba được dùng để cầu sức khỏe. Món Toshikoshi Soba còn được gọi là “mì trường thọ”, được dùng một lần duy nhất vào dịp giao thừa hàng năm.
Khoảng 800 năm trước, vào thời Kamakura, một ngôi chùa đã tặng Toshikoshi Soba cho người nghèo vào dịp năm mới. Từ đó, ăn Toshikoshi Soba vào dịp giao thừa đã trở thành truyền thống của người Nhật Bản, với ước muốn trường thọ, ấm no trong năm mới.
Bánh dầy Ozoni
Bánh dầy Ozoni cũng là món ăn đem đến may mắn cho người dân “đất nước mặt trời mọc” trong dịp năm mới. Món bánh này được ninh chung với thịt gà, rau củ và nước dùng Dashi. Tùy khẩu vị, nhân bánh có thể thay đổi như thịt, cá, bí đỏ, nấm, sò… Do quá phổ biến và dễ làm, nên hầu như rất khó có thể tìm ra một công thức chính xác cho ozoni. Mỗi gia đình có một cách chế biến riêng, tạo nên một hương vị đặc biệt không thể trộn lẫn.
Bánh dầy Ozoni cũng là món ăn đem đến may mắn cho người dân “đất nước mặt trời mọc” trong dịp năm mới
Trong truyền thuyết của người Nhật, vào ngày mùng 1 Tết, vị thần Toshidon đã xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni.
Từ đó, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết với mong muốn được hưởng nhiều những món quà của các vị thần. Zoni hiểu theo nghĩa đen là nhiều nguyên liệu được nấu chung với nhau.
Cháo thất thái
Đúng như tên gọi, cháo thất thái được nấu bởi 7 loại rau, được mệnh danh là “7 thảo dược mùa xuân” gồm: Seri – cần ta, Nazuna – cây rau tề, Gogyo và Hotokezona – 1 loại cải cúc, Hakoberu – cây tinh thảo và Suzuna – củ cải tròn.
Món ăn này thường được sử dụng như món tráng miệng để làm dịu bụng sau khi ăn quá nhiều món ngày Tết. Nó cũng mang ý nghĩa cầu mong một năm đầy sức khỏe.
Trên đây là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết truyền thống của người Nhật. Đây cũng là những món ăn độc đáo, đại diện cho ẩm thực Nhật Bản. Trong đó, bánh Mochi không chỉ phổ biến tại Nhật mà còn được ưa chuộng tại nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.