Tại sao ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng thế giới?

Cầu kỳ trong chế biến, tinh tế trong thưởng thức, kết hợp với những nét riêng độc đáo, ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng thế giới, được ví như một nền văn hóa đa dạng và nhiều màu sắc. Với người Nhật, ẩm thực không chỉ là đồ ăn mà còn là “đại diện” cho nét đẹp tính cách và tâm hồn của con người . Vậy thực tế ẩm thực xứ anh đào có gì đặc biệt khiến cả thế giới ngưỡng mộ?

Tại sao ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng thế giới?

Nội Dung Bài Viết

Triết lý ẩm thực Nhật Bản – nét riêng độc đáo

Không chỉ được biết đến với tinh thần Samurai , những bộ Kimono truyền thống, hay Origami, hoa anh đào, núi Phú Sĩ… Ẩm thực Nhật Bản cũng thu hút sự quan tâm của những người yêu thích văn hóa và con người nơi đây. Triết lý ẩm thực xứ Phù Tang được thể hiện qua 5 nguyên tắc: 5 màu sắc, 5 vị, 5 phương pháp, 5 giác quan, 5 quy tắc.

Tại sao ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng thế giới?

Triết lý ẩm thực xứ Phù Tang được thể hiện qua 5 nguyên tắc

Năm màu sắc

Để đem đến sự hài hòa trong phong thủy ngũ hành, mỗi bữa ăn của người Nhật đều đảm bảo đủ 5 màu sắc. Đó là: trắng, vàng, đỏ, xanh lục, đen (gồm cả màu sậm như nâu, tím). Có thể coi đây giống như một cách “chơi màu” đầy nghệ thuật.

Năm hương vị

Sự kết hợp hài hòa giữa vị mặn, ngọt, chua, đắng và “umami” kích thích vị giác vô cùng. Đặc biệt so với các quốc gia trên thế giới, ẩm thực Nhật Bản luôn chú trọng đến sự thuần khiết. Các món ăn đặc trưng tại đây đều được hạn chế tối đa gia vị. Vì nó sẽ làm mất đi sự thanh ngọt, tự nhiên.

Năm cách chế biến

Phương pháp nấu ăn của người Nhật cũng rất phong phú: hầm, nướng, hấp, rán, luộc,…

Năm giác quan

Có một câu nói quen thuộc của người Nhật là “ăn bằng mắt”. Vì thế, món ăn ngon kích thích vị giác thôi là chưa đủ. Cần cảm nhận bằng cả khứu giác, xúc giác, thính giác và nhất là thị giác. Việc trình bày món ăn là khâu vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tinh tế của người chế biến.

Năm quy tắc thưởng thức

Những quy tắc này bắt nguồn từ đạo Phật, được xem là luật định khi thưởng thức món ăn.

  • Cần phải biết ơn, kính trọng công sức của người đã nuôi trồng thực phẩm và chế biến ra món ăn đó;
  • Làm những việc có ích, xứng đáng với việc được hưởng những món ăn đó;
  • Phải ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an;
  • Bên cạnh việc nuôi dưỡng cơ thể, hãy học cách nuôi dưỡng tinh thần qua các bữa ăn;
  • Duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái.

Nhìn chung, triết lý ẩm thực Nhật Bản cho thấy tính cách tỉ mỉ, tinh tế, chuẩn mực của người dân đất nước này.

Ẩm thực Nhật Bản – Đậm đà ý nghĩa trong từng món ăn

Tại sao ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng thế giới?

Mỗi  món ăn chứa đựng một ý nghĩa riêng biệt và độc đáo

Mỗi món ăn Nhật đều ẩn chứa một ý nghĩa đặc biệt tượng trưng cho các lời chúc tốt lành gửi đến người thưởng thức, chẳng hạn:

  •   Rượu sake mang ý nghĩa trừ tà và kéo dài tuổi thọ
  •   Món đậu phụ chúc cho sức khoẻ dồi dào
  •   Món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui, hạnh phúc
  •   Món Sushi cá tráp biển cầu chúc cho sự sung túc thịnh vượng
  •   Món tôm biểu tượng sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng trường thọ.

Lời chúc tốt đẹp từ món ăn ngày Tết truyền thống

Osechi ryori được người Nhật ăn vào ngày năm mới, có đặc trưng là bao gồm rất nhiều món ăn đầy màu sắc được đựng trong những chiếc hộp đặc biệt có tên gọi jubako.

Theo quan niệm của người Nhật, ngày đầu năm mới là dịp nghỉ ngơi nên họ không nấu nướng vào ngày này, các món ăn osechi ryori được chuẩn bị xong xuôi trước đêm giao thừa. Các món ăn được chiên lên hoặc bao gồm rất nhiều đường hay giấm nhằm bảo quản không bị hỏng và chế biến vừa đủ trong một vài ngày.

Đặc biệt hơn, mỗi món ăn Nhật trong ngày Tết truyền thống đều mang một ý nghĩa, như một lời chúc tốt đẹp đến với người thưởng thức. Cụ thể:

>>> Kuromame – đậu đen bung 

Trong tiếng Nhật, từ đậu, “mame”, tương tự từ “chăm chỉ và mạnh khỏe.” Người Nhật ăn món này vào dịp năm mới mong sức khỏe an khang năm tới.

>>> Kazunoko, trứng cá trích

Trứng cá trích tượng trưng cho mùa màng bội thu và thịnh vượng.

>>> Daidai – Cam đắng Nhật Bản

Từ, “dai dai” cũng có ý nghĩa “từ thế hệ này sang thế hệ khác.” Trái cam đắng của Nhật  biểu tượng cho một lời chúc dành cho trẻ em vào dịp năm mới.

>>> Tazukuri – cá sardine

Tazukuri dịch theo nghĩa đen là đem lại vụ lúa bội thu, và món ăn vào dịp năm mới này có ý nghĩa đem lại mùa màng bội thu.

>>> Goubo – rễ cây ngưu bang 

Bởi vì rễ cây ngưu bang phát triển sâu dưới lòng đất và cũng tiêu biểu cho một năm ăn nên phát đạt, việc ăn món này vào dịp đầu năm mới, người Nhật mong muốn một năm an khang và mùa màng bội thu.

>>> Datemaki 

Datemaki biểu trưng cho sự uyên bác và văn hóa.

>>> Uri kinton

Từ “kinton” có nghĩa là bánh bao màu vàng và biểu trưng cho vàng và bạc. Ăn kuri kinton vào dịp năm mới mong cho năm tới làm ăn phát đạt hơn.

>>> Yakizakana- cá nướng

Cá nướng được cho là biểu trưng cho sự nghiệp thành công và tấn tới. Một số loài cá có ý nghĩa đặc biệt riêng. Ví dụ, cá tráp biển tượng trưng cho hạnh phúc và cá chình tượng trưng cho thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.

>>> Ebi – tôm

Bởi vì tôm có râu dài và thân hình uốn cong (giống chiếc lưng còng của người cao tuổi), tôm là biểu tượng cho sự trường thọ. Tôm cũng tượng trưng cho cuộc sống đổi mới bởi vì tôm cũng thay lớp vỏ.

>>> Kombu Maki- cá trích sấy cuộn rong biển

Từ “kombu” là cách chơi chữ, có nghĩa “hạnh phúc”. Tương tự món trứng cuộn Datemaki, hình của món Kombu Maki tượng trưng cho sự uyên bác và văn hóa.

>>> Satoimo- Khoai sọ

Một cây khoai sọ có rất nhiều rễ và tượng trưng cho một lời chúc dành cho trẻ em vào dịp năm mới.

>>> Nishiki tamago

Trứng luộc được tách ra rồi để ráo và sàng kỹ rồi trộn với đường và muối. Lòng đỏ và trắng sau đó được đổ vào khuôn và hấp nhỏ lửa. Màu vàng tươi nổi bật và trắng của trứng 2 màu là món chủ yếu của dịp năm mới. 

Chất vùng miền trong ẩm thực Nhật Bản

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể với sự phân hóa ẩm thực theo vùng miền. Điều này phản ánh sự đa dạng và phong phú của ẩm thực nơi đây.

>>> Tokyo

Tokyo là “thiên đường” để bạn thưởng thức các món ngon Nhật Bản. Tại đây có số lượng nhà hàng nhận thưởng sao Michelin nhiều nhất. Và cũng là nơi ra đời món sushi nổi tiếng. Bạn có thể tới các quầy hàng trong chợ cá Tsukiji để thưởng thức sushi tươi ngon nhất. Mức giá rẻ hơn nhà hàng cao cấp rất nhiều mà chất lượng thì không thua kém là mấy.

>>> Kyoto

Kyoto là một thành phố cổ, nơi mà du khách có thể thưởng thức “Kaiseki ryori”. Đây là một bữa tiệc thịnh soạn với nhiều món ngon được chế biến theo mùa. Hương vị, màu sắc kích thích cả đôi mắt lẫn bao tử của thực khách. Nhà hàng Nakamura ở Gion với hơn 400 năm kinh nghiệm là nơi lý tưởng nhất cho bạn và gia đình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia tiệc chay Shojin-ryori tại Izusen trong một khu vườn thanh bình ở đền Daiji-in. Tuy là bữa ăn chay nhưng có hương vị tinh tế và được trình bày rất nghệ thuật, cầu kỳ.

>>> Nagoya

Hãy thử ngay món lươn nướng (Unagi) khi tới nhà hàng Atsuta Horaiken (Nagoya). Người đầu bếp sẽ rưới nước sốt lên lươn rán có muối. Sau đó bạn sẽ được thưởng thức món cơm lươn Hitsumabushi theo 3 cách khác nhau:

  • Phong cách truyền thống với cơm
  • Cho ít rong biển khô, hành lá và wasabi (cải ngựa)
  • Ăn cùng với súp.

>>> Osaka

Nếu có dịp đến Osaka, bạn không chỉ ấn tượng bởi những tòa lâu đài cổ hoành tráng. Mà còn được tận hưởng hương vị tuyệt vời của bánh bạch tuộc (Takoyaki). Ngoài ra, tại khu vực Dotonbori cũng rất nổi tiếng với món Okonomiyaki – món từ bột, thịt mực, rau thái nhỏ,…

>>> Hakodate

Hakodate – hòn đảo phía Bắc của Nhật Bản, là điểm đến hấp dẫn cho “tín đồ” sành ăn. Ở đây nổi tiếng với món thịt nướng Jingisukan và cách nấu mì Ramen đa dạng. Ngoài ra còn có cua và cá hồi tươi sống rất được lòng du khách. 

>>> Nagano

Món mì Soba làm từ kiều mạch là niềm tự hào của tỉnh Nagano. Một số địa điểm thưởng thức nổi tiếng như Nomugi (Matsumoto) – nơi làm mì bằng tay lâu đời và danh tiếng nhất. Còn muốn thử món basashi thịt ngựa, bạn hãy ghé qua nhà hàng Kura nhé!

Đa dạng văn hóa ẩm thực Nhật Bản với những món ăn theo mùa

Tại sao ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng thế giới?

Món ăn Nhật Bản nổi tiếng truyền thống thường được chế biến theo mùa

Món ăn Nhật Bản nổi tiếng truyền thống thường được chế biến theo mùa, phù hợp với khí hậu và thời tiết đặc trưng. Nếu vào mùa xuân, người Nhật ăn món cá shirouo và bánh sakura mocha thì mùa hè, người Nhật sẽ ăn nhiều món ăn mát mẻ để giảm nhiệt trong cơ thể như món lươn, cá tím nướng, đậu edamme, mì lạnh, tào phớ…

Sang mùa Thu, người Nhật Bản hay ăn khoai lang nướng, món tempura tẩm bột chiên và loại bánh nama-gashi hình quả cầu hoặc hình bạch quả. Còn mùa đông họ thích ăn lẩu, canh oden, đặc biệt là các loại quýt – loại quả tượng trưng cho mặt trời và dùng để làm quà mừng năm mới.

Phép lịch sự trong bữa ăn của người Nhật

Cùng với cách chế biến cầu kỳ thì cách thưởng thức bữa ăn của người Nhật cũng khá “cồng kềnh” với nhiều nguyên tắc. Đây được xem là phép lịch sự tối thiểu khi dùng bữa. Vì thế, nếu bạn có dịp đi ăn cũng người Nhật, cần nắm được các vấn đề này để tránh mất lịch sự nhé!

>>> Trước khi ăn

Trong bữa cơm gia đình hoặc dùng bữa với cấp trên, khách được mời đến ăn sẽ ngồi sau khi chủ nhà/cấp trên nói “hãy ngồi vào vị trí này”.

Khi được mời ngồi ở vị trí nào đó, người được mời sẽ nói “shitsureshimas” nghĩa là “tôi xin phép và ngồi vào vị trí như đã được mời” và không được phép thể hiện sự phản đối. Nếu bạn không được chủ nhà hoặc cấp trên dẫn ngồi vào một vị trí cụ thể thì hãy đợi và ngồi vào vị trí trống sau cùng.

Trước khi ăn, người Nhật có thói quen nói “itadakimasu” để cảm ơn động thực vật đã đánh đổi mạng sống để có cho mình một bữa ăn ngon. Đây cũng là cách tỏ lòng biết ơn tới những người nông dân, ngư dân đã đóng góp công sức tạo nên bữa ăn này.

>>> Trong bữa ăn

Văn hóa ăn uống của Nhật Bản rất khắt khe với nhiều nguyên tắc cần tuân thủ chặt chẽ. Ví dụ như:

  • Không trộn wasabi (mù tạc) với nước tương, người Nhật thường cho trực tiếp wasabi vào món ăn rồi chấm với nước tương.
  • Không được phép cắn đôi thức ăn, nếu thức ăn quá to bạn nên che miệng lại khi ăn.
  • Hầu hết mọi người đều có thói quen dùng tay đỡ đồ ăn để tránh vấy bẩn quần áo hay bàn ăn. Tuy nhiên, ở Nhật Bản được coi đó là hành động không đẹp mắt và bạn nên tránh phép xử sự này.
  • Không lật ngược nắp bát, đây là hành động ám chỉ người dùng đã ăn xong, nên bạn phải để nắp bát như khi chúng được người phục vụ mang ra bàn.
  • Không nên để vỏ sò, hàu, ngao… trên nắp bát hay đĩa riêng, bạn nên để phần vỏ thừa này vào bát đựng món ăn đó.
  • Không đưa đồ ăn lên quá cao, đây được coi là hành động mất lịch sự ở Nhật Bản.

>>> Sau khi ăn

Người Nhật rất tuân thủ quy tắc ngay cả khi ăn xong. Sau khi ăn xong, người Nhật thường sắp xếp lại bát đũa lên thanh gác đũa hoặc giấy bao. Và kết thúc bữa ăn, người Nhật sẽ nói “gochisosamadeshita” có nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn”. Đây là cách họ thể hiện sự tôn trọng đối với nghiên liệu và đầu bếp chế biến ra món ăn đó.

Trên đây là thông tin tổng quan về ẩm thực Nhật Bản. Hi vọng phần chia sẻ này hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn tìm hiểu thêm về văn hóa ẩm thực Nhật. Đây không chỉ là vấn đề những người yêu thích văn hóa Nhật quan tâm mà những bạn du học sinh hay thực tập sinh Nhật cần nắm được để nhanh chóng thích nghi với cuộc sống nơi đây.

 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.