Cách dạy con của người Nhật và những “QUY TẮC VÀNG” cho mẹ

Hướng đến việc hoàn thiện quy tắc ứng xử trong cộng đồng, biết giữ nề nếp kỷ luật và biết tôn trọng, yêu thương người khác…cách dạy con của người Nhật được đánh giá cao và được nhiều mẹ Việt học hỏi. Vậy người Nhật dạy con như thế nào? Làm sao để dạy con theo cách của mẹ Nhật?

Cách dạy con của người Nhật

Nội Dung Bài Viết

TOP cách dạy con của người Nhật – Phương pháp dạy con của mẹ Nhật

Mẹ Nhật dạy con tính kỷ luật

Hầu hết các mẹ Nhật Bản đều cho rằng tính kỷ luật là điều cần thiết với các bé ngay từ khi còn nhỏ. Vì thế, họ chú trọng rèn luyện đức tính này cho con.

Những trẻ em Nhật được dạy cách xếp hàng, qua đường, chờ đến lượt và tự giác ăn uống đúng giờ mà không cần bố mẹ nhắc nhở. Kỷ luật ở đây được rèn luyện không phải bằng đòn roi mà bằng sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng từng chút một của bố mẹ.

Cách dạy con của người Nhật

Để dạy cho bé tính kỷ luật, trước hết bố mẹ phải làm “tấm gương” để các bé noi theo. Việc lặp đi lặp lại những hành động kỷ luật sẽ giúp bé hình thành nề nếp một cách tự nhiên.

Một cách dạy con khôn ngoan của mẹ Nhật là trẻ hiểu bố mẹ đang phạt về hành động sai chứ không phải phạt con. Việc trừng phạt con mà không giải thích cho bé hiểu rõ về lỗi sai của mình có thể gây ra tâm lý tiêu cực cho trẻ.

Khi các bạn nhỏ mắc sai lầm nơi công cộng, người Nhật sẽ không la mắng con trước mặt mọi người. Ngược lạ, họ sẽ tìm nơi kín đáo và giải thích cho con rằng con đã làm sai điều gì.Việc này sẽ giúp bé hiểu rõ vấn đề là mình làm sai ở đâu, bé sẽ nhận được sự tôn trọng và còn bảo vệ cả bố mẹ lẫn con cái. Từ đó, các bé dần dần sẽ đi vào nề nếp, kỷ luật.

Dạy con sự công bằng, bình đẳng và tôn trọng

Trẻ em Nhật Bản được dạy về sự tôn trọng và công bằng dù giàu hay nghèo ở mọi hoàn cảnh. Trong những năm đầu đời, các bé sẽ được dạy về giá trị sống chung trong một xã hội. Thêm đó, bé cũng được dạy phải đối xử công bằng với bạn bè và tôn trọng người lớn tuổi.

Người Nhật có nét văn hóa và xu hướng thời trang rất khác lạ so với phần còn lại của thế giới. Vì họ dạy con phải tôn trọng sở thích và quyền riêng tư của người khác. Bố mẹ Nhật dạy con phải biết tôn trọng những ngành nghề được xem là thấp kém nhất như người vệ sinh đường phố, thợ điện, lao công,… Mọi người đều phải đối xử như nhau và tất cả công việc nào cũng đáng trân trọng.

Quan tâm đến môi trường nuôi dạy con

Để có thể dạy những đứa trẻ tốt, cha mẹ Nhật luôn là những tấm gương phản chiếu của đứa con. Vì thế, họ luôn cố gắng sống đúng kỷ luật và nề nếp. Vì thực tế họ cũng lớn lên như một đứa trẻ đã được nuôi dạy bằng tình yêu thương gia đình, sự tôn trọng và bình đẳng. Bạn sẽ rất khó thấy các bố mẹ Nhật dạy con điều hay lẽ phải nhưng bản thân mình lại hành động ngược lại.

Cách dạy con của người Nhật

Đặc biệt, họ còn rất quan tâm đến môi trường xung quanh của con mình. Bố mẹ Nhật quan niệm rằng, nếu một môi trường đầy những tệ nạn xấu của xã hội thì con họ sẽ không phát triển tốt. Ngoài ra, môi trường bên ngoài chỉ là một phần, không khí gia đình cũng là một yếu tố rất quan trọng.

Các thành viên luôn gắn kết với nhau là cách dạy con của người Nhật mình từ bé. Nếu như gia đình họ có xung đột hay những mâu thuẫn nào, họ cũng đều giải quyết trong êm đềm, không để các bé chứng kiến.

Không ép con ăn

Có lẽ bạn đã khá quen thuộc với hình ảnh “đánh vật” trong bữa ăn của các gia đình Việt. Trái lại, những bữa ăn trong gia đình Nhật lại rất nhẹ nhàng. Đây là phương pháp dạy con vô cùng tiến bộ và không gây áp lực cho cả đôi bên của người Nhật.

Họ quan niệm rằng trẻ con cũng có cảm giác như người lớn, sẽ có đôi lúc chúng muốn ăn và lúc không muốn nhưng chắc chắn khả năng chịu đói của trẻ sẽ kém hơn người lớn, vậy nên hãy để trẻ ăn khi chúng muốn và không cần ép.

Tuy nhiên, hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống trong một khung giờ nhất định. Hãy cho trẻ biết rằng thời gian ăn của bé sẽ là 30 phút, nếu trong thời gian này bé không ăn thì mẹ sẽ dọn đi và con sẽ bị đói nếu không ăn. Dần dần trẻ sẽ nhận thức được đây là quãng thời gian cho phép của mình và tuân thủ một các tự giác.

Bố mẹ không bàn luận về con cái

Bạn sẽ rất hiếm khi thấy các bố mẹ Nhật trò chuyện với nhau mà chủ đề là con cái. Họ tin rằng việc bàn luận về con cái hay khen ngợi, khoe khoang thành tích của con là một điều không hay. Bố mẹ Nhật chỉ chia sẻ những vấn đề về con cái với những người mà họ rất tin tưởng như cô giáo hoặc bác sĩ. Nghe có vẻ kì lạ nhưng đây là cách người Nhật dạy con để trẻ phát triển độc lập, tự tin mà không cần phụ thuộc vào những lời khen ngợi động viên của người khác.

Dù một đứa trẻ được thi đấu cho một đội bóng thì bố mẹ của bé cũng sẽ không nói về điều đó, chỉ cần bé mặc đồng phục của đội tuyển là đã đủ để “khoe khéo” mà không làm người khác cảm thấy khó chịu.

Tạo “môi trường mở” cho con

Không chỉ tập trung vào việc dạy kỷ luật, nề nếp cho các bé, bố mẹ Nhật cũng chú trọng vào việc tạo cơ hội cho các bé tham gia các hoạt động tập thể giúp bé rèn luyện thể chất và được vui chơi, giải trí với các bạn bè. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày.

Cách dạy con của người Nhật

Bên cạnh đó, họ còn dẫn con đến những công viên tham gia các hoạt động tập thể ở đấy hay nhà trường sẽ tổ chức hoạt động tập thể cho các bé vì các hoạt động này sẽ hỗ trợ con phát triển sức khỏe, mạnh dạng giao lưu bạn bè và giúp bé phát triển các kỹ năng mềm cần thiết. Người Nhật luôn muốn con mình phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và giao tiếp.

Khuyến khích con thể hiện bản thân

Cha mẹ ở Nhật luôn tạo cơ hội cho bé học những môn học mà bé yêu thích. Trẻ được cha mẹ cho tham gia buổi học ngoại khóa, cắm trại với bạn bè ở trường do nhà trường tổ chức giúp các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm ngay từ lúc còn nhỏ. Trong những giờ học ngoại khóa như vậy, trẻ tỏ ra rất hứng thú và điều đó đã để lại trong các em những ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Hơn thế nữa, trẻ em luôn được bố mẹ quan tâm về việc học ở trường và các bé được tự do nói lên suy nghĩ của riêng mình. Các bé còn được bố mẹ cho học làm bánh, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, những buổi biểu diễn cộng đồng, các buổi triển lãm,… để giúp các bé phát triển những kỹ năng sống và bộ lộ năng lực bản thân.

Không chỉ trích lỗi lầm của trẻ

Cũng giống như việc dạy bé tính kỷ luật, bố mẹ sẽ không phạt trẻ mà chỉ phạt hành động của trẻ đã làm sai và cũng không chỉ trích những lỗi lầm của con. Chỉ trích những lỗi lầm của con là vấn đề thường thấy ở các gia đình hiện nay. Nhưng các mẹ Nhật lại quan niệm rằng ai cũng có sai lầm và việc chỉ trích những lỗi lầm của người khác không giúp họ tốt hơn và đương nhiên việc chỉ trích đó càng không xảy ra với con cái của họ.

Ở Nhật, các hình phạt nghiêm khắc như bằng đòn roi, chửi mắng sẽ không được thực hiện với các bậc phụ huynh. Thay vào đó là những lời dạy dỗ, chỉ bảo con rằng hành động đó là sai, nhắc nhớ bé lần sau không được tái phạm. Điều quan trọng là khi trẻ mắc sai lầm bố mẹ không nên la mắng bé và dạy bé cách sửa cái sai đó.

Trân trọng thức ăn

Người Nhật thường nắm tay nhau trước khi ăn, đũa kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ, khẽ cúi đầu và nói: い た だ き, có nghĩa là: “Tôi đang di chuyển” để cảm ơn về nguyên liệu và đầu bếp. Người Nhật chọn cách thể hiện là nói trực tiếp. Điều này sẽ khiến trẻ em biết trân trọng thức ăn và không lãng phí.

Dạy con không nói dối

Nói dối là một phẩm chất rất tồi tệ đối với một đứa trẻ, vì vậy khi còn nhỏ, cha mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện ngụ ngôn về nói dối, chẳng hạn như “Pinocchio”. Trẻ sẽ thấm nhuần những tệ nạn dối trá và phải quyết tâm sửa khi phạm sai lầm, thậm chí phải trừng phạt để ngăn chặn việc tái phạm.

Kiên nhẫn với trẻ

Nhiều bố mẹ thường nóng tính, khó chịu khi con cái không nghe lời và thường mắc những sai lầm mà bố mẹ đã dạy bé trước đó. Các bé sẽ luôn có rất nhiều câu hỏi đôi khi là những câu hỏi rất ngây ngô hoặc hỏi đi hỏi lại một vấn đề. Vì thế, các bậc phụ huynh có thể sẽ không có tính nhẫn nại để trả lời những câu hỏi của con. Nhưng cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề.

Vì theo quan niệm của người Nhật trẻ em cần nhiều thời gian để thông thạo một việc nào đó và ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo. Thế nên, bố mẹ luôn rất sẵn lòng và kiên nhẫn về những câu hỏi của con.

Chú trọng chuyện cổ tích

Cũng giống như nhiều cha mẹ trên thế giới. Họ cũng sẽ giáo dục con mình qua những câu chuyện cổ tích. Bố mẹ Nhật cho rằng đây sẽ là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Vì trong những câu chuyện cổ tích luôn có những yếu tố thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng.

Trên đây là một số “quy tắc vàng” trong cách dạy con của người Nhật. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thêm về con người Nhật Bản.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.