OTIT là gì? Tổ chức này giúp gì cho Thực Tập Sinh khi sang Nhật?

Hiện nay, OTIT đang là tổ chức quản lý Thực tập sinh chính thức tại Nhật Bản, thay thế cho JITCO. Vậy OTIT là gì? Tại sao lao động Nhật Bản cần tìm hiểu về tổ chức này? OTIT sẽ giải quyết những vấn đề gì? hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây.

Tổ chức OTIT là gì?

Nội Dung Bài Viết

1. OTIT là gì? OTIT có giống với JITCO hay không?

Rất nhiều bạn không hiểu rõ được về những tổ chức hỗ trợ thực tập sinh, lao động khi sang nước ngoài làm việc, đây là một thiệt thòi lớn đối với các bạn, nhằm giúp các bạn hiểu đúng nhất về ý nghĩa, mục đích cũng như cách hoạt động của  tổ chức OTIT, Thanh Giang sẽ thông tin chi tiết cho các bạn như sau:

1.1 Tổ chức OTIT là gì?

OTIT Viết tắt của tên tiếng Anh là: Organization for Technical Intern Training. Dịch sang tiếng Việt là: Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế.

OTIT được thành lập ngày 1/11/2017, là tổ chức trực thuộc chính phủ, có quyền pháp lý được quy định rõ ràng. Tổ chức này có chức năng chính là hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng, giám định và chấp nhận các đơn vị tiếp nhận đăng ký, phê duyệt kế hoạch thực tập sinh kỹ năng, quản lý hoạt động của các tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện.

1.2 OTIT có giống với JITCO hay không?

Về mục đích hoạt động, vai trò của OTITJITCO đều là hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản. Vậy tại sao lại thay thế JITCO bằng OTIT?

Bắt đầu từ ngày 1/11/2017, chính phủ Nhật Bản chính thức ban hành luật thực tập sinh kỹ năng. Khi đã có luật của chính phủ, cần phải có một tổ chức có pháp lý, quyền hạn để thực thi những quy định.

Trong khi đó, tổ chức JITCO chỉ là tổ chức công ích không thuộc chính phủ,không có quyền hạn pháp lý để chế tài xử phạt các công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận khi họ sai phạm hợp đồng lao động với thực tập sinh. Chính vì thế, tổ chức OTIT được thành lập và thay thế cho JITCO từ ngày 1/11/2017.

Mục đích của tổ chức OTIT là hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi, phát triển nguồn nhân lực theo diện thực tập sinh.

1.3 Quyền hạn của tổ chức OTIT là gì?

Bên cạnh vai trò đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực theo diện thực tập sinh Nhật Bản, OTIT còn có các quyền hạn khác như:

  • Được phép rà soát các nghiệp đoàn, công ty xem  có đủ khả năng tiếp nhận lao động diện thực tập sinh hay không.
  • Được phép ngăn cấm hay hạn chế tuyển thực tập sinh với các nghiệp đoàn hay xí nghiệp có sai phạm. Trường hợp sai phạm quá mức có thể bị OTIT loại khỏi danh sách đơn vị tiếp nhận.
  • Có quyền thương thảo và đưa ra kiến nghị để Bộ lao động, thương binh và xã hội Việt Nam đưa ra quyết định rút giấy phép của những công ty phái cử có nhiều sai phạm.
  • Đứng ra hỗ trợ, tư vấn và giúp thực tập sinh khi thực tập sinh có vướng mắc về pháp lý ở Nhật Bản.
  • Có quyền và chức năng đòi lại các lợi ích như lương, các chế độ khác khi công ty tiếp nhận không trả hoặc trả không đúng luật lao động của Nhật cho thực tập sinh.

2. Tại sao lao động Nhật Bản cần tìm hiểu về tổ chức OTIT?

Trong quá trình sống và làm việc tại Nhật Bản, thực tập sinh sẽ được hỗ trợ và bảo trợ bởi OTIT. Cụ thể:

2.1 Tư vấn, hỗ trợ tại Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế

Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế nhận tư vấn các vấn đề sau:

Cụ thể:

  • Muốn được hướng dẫn về tôn giáo, tập quán, đồ ăn, quan điểm
  • Có thắc mắc về điều kiện lao động, chẳng hạn như tiền lương làm ngoài giờ
  • Khi không hiểu các chỉ thị thực tập sinh kỹ năng, gặp rắc rối do bất đồng quan điểm cũng như tập quán sinh hoạt.
  • Khi có vấn đề về tiền đặt cọc, tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường với công ty phái cử
  • Khi cảm thấy có hành vi vi phạm Luật thực tập sinh kỹ năng tại nơi làm việc.
  • Khi không thể tiếp tục thực tập do tình hình kinh doanh của nơi thực tập mà không được đơn vị quản lý tìm kiếm nơi thực tập mới.
  • Khi có nguyện vọng thay đổi nơi thực tập khi chuyển sang chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3 nhưng không được đơn vị quản lý giúp đỡ tìm kiếm nơi thực tập mới.
  • Khi có vấn đề thắc mắc về chế độ thực tập sinh kỹ năng.
  • Khi không biết xin tư vấn tại đâu về các vấn đề luật pháp và chế độ của Nhật Bản.

2.2 Tư vấn về điều kiện lao động – Sở lao động tại địa phương

Trụ sở lao động của các địa phương và các cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động nhận tư vấn trực tiếp và qua điện thoại về các vấn đề liên quan đến lao động như mâu thuẫn tại nơi làm việc, điều kiện lao động.

Nếu có hành vi vi phạm luật pháp liên quan đến tiêu chuẩn lao động, bạn có thể tố cáo với Cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động trên toàn quốc.

2.3 Cơ sở tư vấn về thủ tục nhập cảnh, lưu trú

Tư vấn về thủ tục nhập cảnh, lưu trú được thực hiện tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương trực thuộc khu vực nơi bạn sinh sống.

Hãy sử dụng các Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú cho người nước ngoài có sử dụng tiếng nước ngoài.

Thực tập sinh kỹ năng nếu bị hối thúc về nước trái ý muốn có thể đệ trình sự việc đó với cán bộ xét duyệt nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh tại cảng hàng không hoặc cảng biển.

Như vậy, người nước ngoài đang lao động và làm việc tại Nhật Bản theo diện thực tập sinh kỹ năng có thể liên hệ với tổ chức OTIT để được hỗ trợ tốt nhất những vấn đề liên quan.

Trên đây là thông tin cơ bản, giúp bạn tìm hiểu tổ chức OTIT Nhật Bản. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.