Chương trình thực tập sinh Nhật Bản – Những điều cần phải biết

Chương trình thực tập sinh Nhật Bản đã ra đời từ rất lâu nhưng đa phần các bạn trẻ vẫn chưa nắm rõ được ý nghĩa cũng như giá trị thực sự của chương trình thực tập sinh này. Nhiều bạn tham gia chương trình chỉ với mục đích là kiếm thêm thu nhập so với làm việc trong nước, một số bạn thì đi thực tập sinh để rèn luyện tiếng nhật, học hỏi kinh nghiệm cũng như tích lũy và nâng cao tay nghề cho bản thân. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về chương trình thực tập sinh Nhật Bản. Thanh Giang sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan đến chương trình này trong bài viết dưới đây.

Nội Dung Bài Viết

1. Ý Nghĩa và Giá Trị chương trình Thực Tập Sinh Nhật Bản

  • Đào tạo được một thế hệ thanh niên có tay nghề giỏi trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, chế tạo; có tác phong công nghiệp; có năng lực ngoại ngữ.
  • TTS có thể tích lũy một số vốn nhất định khoảng vài trăm triệu làm hành trang lập nghiệp sau thời gian thực tập.
  • Các TTS sau khi về nước có cơ hội làm việc trong các công ty, nhà máy của Nhật tại Việt Nam, tiếp tục phát triển những gì đã học được trong thời gian làm việc tại Nhật và xây dựng sự nghiệp bản thân.
Tìm hiểu về chương trình TTS
Tìm hiểu về chương trình TTS

Nếu thế hệ này phát huy đúng cơ hội một cách triệt để sẽ trở thành những sứ giả cầu nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, tiến tới chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất vào Việt Nam.

2. Các bên tham gia chương trình Thực Tập Sinh

2.1 Nghiệp đoàn

Là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động, trung gian tuyển dụng cho doanh nghiệp tại Nhật Bản

(Cụ thể hơn là những Xí nghiệp & Công ty hay Tập đoàn lớn nhỏ tại Nhật muốn tuyển dụng người lao động từ 1 quốc gia khác không phải Nhật đều phải thông qua Nghiệp đoàn)

Kinh phí hoạt động của Nghiệp đoàn được trích ra từ lương của TTS thuộc Nghiệp đoàn quản lý.

Khoản trích theo pháp luật Nhật quy định, Công ty tiếp nhận sẽ gửi lại cho Nghiệp đoàn hàng tháng mà không cần ghi lại trong hợp đồng với TTS.

2.1.1 Vai trò đối với Thực tập sinh (TTS):

Liên hệ tuyển dụng lao động: Khi các Doanh nghiệp Nhật Bản muốn tuyển dụng lao động nước ngoài, họ sẽ gửi thông tin tuyển dụng đến Nghiệp đoàn, mọi quá trình tuyển dụng sẽ thông qua Nghiệp đoàn -> Nghiệp đoàn sẽ gửi thông tin tuyển dụng đã trao đổi đến Công ty phái cử/ môi giới người lao động tại Việt Nam”

Người của Nghiệp đoàn luôn đi cùng Công ty tiếp nhận Nhật Bản sang Việt Nam phỏng vấn người ứng tuyển tại Công ty phái cử Việt Nam

Quản lý người lao động: Khi xuất cảnh sang Nhật Bản, TTS sẽ về Nghiệp đoàn trong tháng đầu tiên. Tại đây, TTS được Nghiệp đoàn lo chỗ ăn, ở, đào tạo các kỹ năng cần thiết, cung cấp những kiến thức cơ bản để có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống và công việc tại Nhật. Ngoài ra còn được nhận trợ cấp trong thời gian đào tạo 01 tháng này, khoảng 6 man – tương đương 12 triệu đồng.

Trong suốt quá trình lao động tại Nhật thì Nghiệp đoàn có trách nhiệm quản lý TTS:

  • Đảm bảo cuộc sống, công việc của người lao động theo đúng hợp đồng.
  • Hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần Nghiệp đoàn sẽ cử người xuống nơi các lao động làm việc để hỏi thăm tình hình làm việc và điều kiện sống của Người lao động.
  • Quản lý tránh trường hợp lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng.

Bảo vệ quyền lợi của TTS: Tiếp nhận, giải quyết các vấn đề giữa TTS và Công ty tiếp nhận: Lương, chế độ đãi ngộ, công việc phát sinh, xử lý hồ sơ, thuế, bảo hiểm khi TTS kết thúc hợp đồng về nước.

Phụ trách xin tư cách lưu trú COE cho TTS -> Gửi về cho Công ty phái cử Việt Nam xin Visa (Bên hồ sơ sẽ trực tiếp liên lạc với người của Nghiệp đoàn để chuẩn bị hồ sơ cho TTS)

2.2 Công ty tiếp nhận TTS tại Nhật Bản

Công ty cùng Nghiệp đoàn về Việt Nam phỏng vấn trực tiếp Ứng viên và là nơi TTS sẽ làm việc

2.3 Công ty phái cử TTS tại Việt Nam

Tất cả người lao động có nhu cầu làm việc tại Nhật đều phải đăng ký qua các Công ty phái cử Việt Nam, sau khi đỗ đơn hàng TTS sẽ phải học tập tại Công ty từ 6-8 tháng (ít nhất đạt trình độ N4) mới được xuất cảnh sang Nhật

2.3.1 Vai trò đối với TTS

  • Tiếp nhận nguyện vọng; tư vấn và hướng dẫn Người lao động
  • Sắp xếp, tuyển chọn Người lao động phù hợp với các chương trình thi tuyển
  • Tổ chức thi tuyển trực tiếp nhưng không quyết định kết quả
  • Quản lý, đào tạo Người lao động sau khi trúng tuyển
  • Trong suốt thời gian làm việc tại Nhật của TTS, Công ty phái cử có trách nhiệm quản lý và thông tin tới gia đình TTS về tình hình làm việc, cuộc sống. Nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra Công ty phái cử kết hợp với Nghiệp đoàn sẽ thông báo với gia đình và tìm cách giải quyết ổn thỏa những vấn đề đó.

2.3.2 Vai trò đối với Nghiệp đoàn

Tuyển dụng, tổ chức thi tuyển cho TTS kỹ năng (Các bài test và yêu cầu thi tuyển sẽ trao đổi trực tiếp với Nghiệp đoàn để chuẩn bị)

Vai trò của các Nghiệp đoàn trong quá trình LĐ sang Nhật
Vai trò của các Nghiệp đoàn trong quá trình LĐ sang Nhật

Hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của TTS

Hoàn thiện hồ sơ để gửi sang cho Nghiệp đoàn xin tư cách lưu trú cho TTS.

2.4 Thực tập sinh

Tham gia thi tuyển, làm việc trực tiếp cho các Công ty tiếp nhận tại Nhật Bản

2.5 Các tổ chức quản lý hỗ trợ TTS tại Nhật Bản khác

vd: OTIT

3. Quy Trình tuyển dụng chương trình thực tập sinh

Quy Trình tuyển dụng chương trình thực tập sinh

4. Tìm hiểu về tổ chức OTIT – Đơn vị hỗ trợ TTS Kỹ Năng

4.1 Tổ chức OTIT là gì?

Tổ chức OTIT (Organization for Technical Intern Trainning) là cơ quan quản lý thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản.
OTIT là tổ chức trực thuộc chính phủ có quyền pháp lý được quy định rõ ràng. Theo đó, OTIT có chức năng chính là hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng, giám định và chấp nhận các đơn vị tiếp nhận mới đăng ký, phê duyệt kế hoạch thực tập kỹ năng, quản lý hoạt động của các tổ chức quản lý (Nghiệp đoàn) và tổ chức thực hiện (công ty tiếp nhận).

Website chính thức của OTIT :  https://www.otit.go.jp/

4.2 Quyền hạn của tổ chức OTIT

  • Được phép rà soát các nghiệp đoàn, công ty xem có đủ khả năng tiếp nhận thực tập sinh hay không.
  • Được phép ngăn cấm hay hạn chế tuyển thực tập sinh với các nghiệp đoàn hay xí nghiệp có sai phạm. + Nếu sai phạm quá mức sẽ bị OTIT loại ra khỏi danh sách đơn vị tiếp nhận.
  • Có quyền thương thảo và đưa ra kiến nghị để Bộ LĐTB&XH Việt Nam đưa ra quyết định rút giấy phép của những công ty phái cử có nhiều sai phạm.
  • Đứng ra hỗ trợ, tư vấn và giúp thực tập sinh khi thực tập sinh có vướng mắc về pháp lý ở Nhật Bản.
  • Có quyền và chức năng đòi lại các lợi ích như: lương, các chế độ khác khi công ty tiếp nhận không trả hoặc trả không đúng luật lao động của Nhật cho thực tập sinh.

4.3 Mục đích lập ra tổ chức OTIT

Tương tự như vai trò, sứ mệnh của JITCO, OTIT ra đời nhằm bảo vệ, là tiếng nói của người lao động nước ngoài đang lao động tại Nhật Bản. Ngoài ra, OTIT còn chức năng phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản và mục đích hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền lợi theo diện thực tâp sinh kỹ năng

Bắt đầu từ ngày 01/11/2017, chính phủ Nhật Bản chính thức ban hành luật áp dụng đối với thực tập sinh kỹ năng vì vậy chính phủ cần phải có một tổ chức hỗ trợ pháp lý, có quyền hạn để thực thi những quy định trong luật này. Tuy nhiên, tổ chức JITCO chỉ là tổ chức công ích không thuộc chính phủ nên JITCO không có quyền hạn pháp lý để chế tài xử phạt các công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận khi họ sai phạm hợp đồng lao động với thực tập sinh – người lao động. Chính vì vậy, tổ chức OTIT được thành lập và thay thế JITCO

4.4 Tổ chức Otit sẽ hỗ trợ các vấn đề mà thực tập sinh gặp phải như:

  • Khi có khó khăn, lo lắng về công việc hoặc cuộc sống hàng ngày.
  • Khi muốn được hướng dẫn về lễ nghi, tôn giáo, luật pháp.
  • Khi không hiểu rõ về các điều kiện lao động như tiền lương cơ bản hoặc làm việc ngoài giờ.
  • Khi không hiểu các chỉ thị tại nơi thực tập, khi gặp rắc rối, bất đồng quan điểm, tập quán sinh hoạt
  • Khi có vấn đề về tiền đặt cọc, tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường.
  • Khi không được trả lương theo hợp đồng, bị đánh đập hay xúc phạm gây ảnh hưởng đến tinh thần,…
  • Khi người lao động vi phạm quy chế, luật lao động Nhật Bản.
  • Khi bị sa thải trong khi nghỉ do tai nạn lao động hoặc không được bồi thường trợ cấp tai nạn lao động
  • Khi không thể tiếp tục thực tập mà không được đơn vị quản lý giúp đỡ tìm kiếm nơi mới.
  • Khi có nguyện vọng thay đổi nơi thực tập khi chuyển sang chương trình thực tập kỹ năng số 3 nhưng không được đơn vị quản lý giúp đỡ tìm kiếm nơi thực tập mới.
  • Khi có vấn đề không hiểu về chế độ thực tập kỹ năng.
  • Khi cảm thấy có hành vi vi phạm Luật thực tập kỹ năng tại nơi thực tập

+ Khi bị thu giữ hộ chiếu, thẻ cư trú, sổ ngân hàng,…

+ Khi bị hạn chế một cách không chính đáng việc đi ra ngoài

+ Khi bị hạn chế một cách không chính đáng tự do sinh hoạt cá nhân (vd: như cấm không được có điện thoại di động,…)

+ Khi nội dung thực tập kỹ năng khác với nội dung đã được giải thích

+ Khi bị cưỡng chế thực tập kỹ năng bởi các biện phấp bạo hành hoặc đe dọa

+ Khi sắp bị buộc về nước không theo ý muốn

4.5 Các số điện thoại liên lạc khi cần tư vấn

Tên cơ sở tư vấn (cách liên hệ) Số điện thoại, ngôn ngữ sử dụng Thời gian tiếp nhận  Ghi Chú
Cơ sở tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ (điện thoại) Số điện thoại: 0120-250-168 Thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần – Ngoài thời gian tiếp nhận, điện thoại sẽ ở chế độ nhắn lại tin tự động (sẽ trả lời vào ngày hôm sau trở đi)
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt Nam 11:00 – 19:00 – Tùy thuộc vào nội dung xin tư vấn mà có thể sẽ tốn thời gian
Số điện thoại: 0120-250-169 Thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Trung Quốc 11:00 – 19:00
Số điện thoại: 0120-250-197 Thứ ba, thứ bẩy hàng tuần
11:00 – 19:00
Ngôn Số điện thoại: 0120-250-147 Thứ ba, thứ bẩy hàng tuần
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh, tiếng Philippin 11:00 – 19:00

4.6 Các tư vấn về điều kiện lao động (Sở lao động tại các địa phương):

– Trụ sở Sở lao động của các địa phương và các cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động nhận tư vấn trực tiếp và qua điện thoại về các vấn đề liên quan đến lao động (mâu thuẫn tại nơi làm việc, điều kiện lao động v.v…).

– Có thể trả lời bằng tiếng nước ngoài nên các bạn hãy sử dụng.

– Nếu có hành vi vi phạm luật pháp liên quan đến tiêu chuẩn lao động bạn có thể tố cáo với Cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động trên toàn quốc.

Tên cơ sở Số điện thoại, ngôn ngữ sử dụng Thời gian tiếp nhận Ghi chú
Số điện thoại tư vấn dành cho người lao động nước ngoài Số điện thoại: 0570-001701 Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần Giải thích các vấn đề, luật pháp liên quan đến điều kiện lao động, giới thiệu các cơ quan có liên quan
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh 10:00 – 15:00 – Trừ 12:00 – 13:00
Số điện thoại: 0570-001702
– Nghỉ ngày lễ và tết dương lịch từ ngày 29 tháng 12 đến ngày
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Trung Quốc
Số điện thoại: 0570-001703 3 tháng 1
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Bồ Đào Nha
Số điện thoại: 0570-001704
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng tây Ban Nha
Số điện thoại: 0570-001705 Thứ ba, thứ tư hàng tuần 10:00 – 15:00
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Tagalog
Số điện thoại: 0570-001706 Thứ tư, thứ sáu hàng tuần 10:00 – 15:00
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt Nam

4.7 Cơ sở tư vấn về thủ tục nhập cảnh và lưu trú:

  • Tư vấn về thủ tục nhập cảnh, lưu trú được thực hiện tại các Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương trực thuộc khu vực nơi bạn sinh sống.
  • Hãy sử dụng các Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú cho người nước ngoài có sử dụng tiếng nước ngoài.
  • Thực tập sinh kỹ năng nếu bị hối thúc về nước trái với ý muốn có thể đệ trình sự việc đó với cán bộ xét duyệt nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh tại cảng hàng không hoặc cảng biển.
Tên cơ sở  Số điện thoại, ngôn ngữ sử dụng  Thời gian tiếp nhận
Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Các Cục, chi nhánh quản lý xuất nhập cảnh địa phương (tham khảo bảng 4)
Xem chi tiết tại phần “Tổ chức, cơ cấu trên trang chủ của Cục quản lý xuất nhập cảnh”:
http://www.immi-moj.go.jp/soshiki/index.html
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Nhật (nếu cần sẽ có phiên dịch viên)
Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú Số điện thoại: 0570-013904 Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần
cho người nước ngoài Số điện thoại: 03-5796-7112 (gọi từ IP PHS nước ngoài) 8:30 – 17:15
Ngôn ngữ sử dụng:  tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha
E-mail: info-tokyo@immi-moj.go.jp

4.8 Các cơ sở tư vấn khác:

Giới thiệu các cơ sở tư vấn về các thắc mắc và các vấn đề gặp phải trong cuộc sống tại Nhật Bản.

  • Một số cơ sở có sử dụng tiếng nước ngoài nên bạn hãy sử dụng.
Tên cơ sở  Số điện thoại, ngôn ngữ sử dụng Thời gian  tiếp nhận Ghi chú
Trung tâm hỗ trợ tư pháp Nhật Bản (tên thường gọi: Houterasu)  Số điện thoại hỗ trợ của Houterasu: Ngày thường: – Là cơ sở tư vấn cho các trường hợp xảy ra rắc rối về pháp luật ví dụ như dân sự hoặc hình sự.
 Số điện thoại:  0570-078374 (có thể gọi từ PHS) 9:00 – 21:00
 Số điện thoại:  03-6745-5600 (gọi từ IP) Thứ bẩy: 9:00 – 17:00 – Giới thiệu các chế độ pháp lý, cơ quan và tổ chức tư vấn thích hợp với nội dung liên hệ.
 Phí sử dụng: miễn phí
 Phí điện thoại: mất phí
 Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Nhật
Dịch vụ cung cấp thông tin đa ngôn ngữ: Ngày thường
Số điện thoại: 0570-078377 9:00 – 17:00
Phí sử dụng: miễn phí
Phí điện thoại: mất phí
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt Nam, tiếng Tagalog

Như vậy, kể từ bây giờ các bạn thực tập sinh Việt Nam hoặc bất cứ lao động nước ngoài nào đang làm việc tại Nhật Bản đều có thể liên hệ tới tổ chức OTIT để được hỗ trợ, giải quyết những vấn đề liên quan hoặc liên lạc trực tiếp với Thanh Giang để được hỗ trợ một cách nhanh nhất

5. Tư cách lưu trú thực tập sinh gồm những loại nào?

Tư cách lưu trú thực tập sinh
Tư cách lưu trú thực tập sinh

Thông thường, thời gian làm việc tại Nhật sẽ kéo dài từ 1-5 năm. Tuy nhiên khoảng thời gian này sẽ được chia làm 3 giai đoạn với mức lương khác nhau. Mỗi năm phải thi tay nghề 1 lần để phân công công việc và hưởng mức lương khác.

  • Giai đoạn 1: Năm đầu tiên hay còn gọi là chương trình TTS số 1
  • Giai đoạn 2: Năm thứ 2 và năm thứ 3 hay còn gọi là chương trình TTS số 2
  • Giai đoạn 3: Năm thứ 4 và năm thứ 5 hay còn gọi là chương trình TTS số 3

5.1 Chương trình thực tập sinh số 1 (技能実習1号イ・ロ)

  • Thời gian của chương trình thực tập sinh số 1 thường kéo dài 1 năm và có thể kéo dài lâu hơn. (Nhưng thời gian lưu trú cho TTS số 1 thường là 1 năm hoặc 6 tháng)
  • Sau khi hết 1 năm làm việc, lao động sẽ phải thi kiểm tra tay nghề và có thể chuyển sang chương trình TTS số 2
  • Mức lương của chương trình TTS số 1 thấp hơn của chương trình số 2 và số 3
  • Công việc phải làm thuộc chương trình số 1 đơn giản và không yêu cầu quá cao
  • Chương trình số 1 chủ yếu chú trọng để cho TTs làm quen với công ty và học việc
  • 技能実習1号イ: 企業単独型技能実習: Là nhân viên của chi nhánh nước ngoài, liên doanh hoặc công ty con của công ty Nhật Bản hoặc công ty nước ngoài có mối quan hệ kinh doanh, chấp nhận người nhận thuyên chuyển công tác hoặc nhân viên đặc phái sang Nhật làm thực tập kỹ năng.
  • 技能実習1号ロ: 団体監理型技能実: Là một tổ chức giám sát thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài tại Nhật Bản, như Phòng Thương mại và Công nghiệp, không nhằm mục đích lợi nhuận và đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Bộ Tư pháp.
  • Đây là tình trạng cư trú cần thiết khi một công ty con tiến hành đào tạo thực tập kỹ thuật dựa trên hợp đồng lao động.
  • Không giống như đào tạo thông thường, Thực tập kỹ thuật số 1 (b) là Công ty, cơ sở tiếp nhận đào tạo sẽ ký kết hợp đồng lao động với các thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài để thực hiện đào tạo thực tập kỹ thuật và áp dụng các luật và quy định liên quan đến lao động.
  • Trong trường hợp đó, việc chấp nhận thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài được thực hiện với sự hợp tác của tổ chức giám sát (Nghiệp đoàn) và tổ chức phái cử được coi là một hành vi giới thiệu việc làm và yêu cầu phê duyệt hoặc thông báo về một doanh nghiệp giới thiệu việc làm dựa trên Đạo luật An ninh Việc làm.

5.2 Chương trình thực tập sinh số 2 (技能実習2号イ・ロ)

  • Sau khi thi chuyển giai đoạn và trước khi kết thúc thời hạn lưu trú là 1 năm, TTS cần thi chuyển giai đoạn/ vượt qua kỳ thi tay nghề. Đây là hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa các kỹ năng đã có trong thời gian số 1 với mức lương cao hơn.
  • Công việc mà thực tập sinh chuyển qua chương trình TTS số 2 khó và chuyên sâu hơn so với chương trình số 1.

5.3 Chương trình thực tập sinh số 3 (技能実習3号イ・ロ) – (quay lại 2 năm)

Điều kiện:

  • Phải là TTS Nhật Bản đã hoàn thành thời gian 3 năm làm việc tại Nhật Bản
  • Đạt chứng chỉ tay nghề của chương trình TTS số 2 loại ưu (3級)
  • Phải về nước ít nhất 1 tháng trước khi đăng ký tham gia
  • Có thể được ứng tuyển ở công ty khác nhưng bắt buộc phải cùng ngành nghề

Đặc điểm:

  • Lao động tham gia chương trình TTS số 3 sẽ được trở thành nhân viên chính thức với mức lương cao hơn số 1 và 2 tương đương với mức lương của người Nhật và không phải là TTS nữa
  • Thời hạn tham gia chương trình tối đa là 2 năm và không được gia hạn thêm
  • Lao động tham gia chương trình vẫn cần có Công ty phái cử, Nghiệp đoàn như với TTS

6. Điều kiện đăng ký tham gia chương trình Thực tập sinh

Điều kiện đăng ký tham gia chương trình Thực tập sinh
Điều kiện đăng ký tham gia chương trình Thực tập sinh
  • Ứng viên từ độ tuổi 18 đến 35
  • Chưa từng xuất nhập cảnh vào Nhật Bản
  • Không có tiền án tiền sự, không mắc các bệnh truyền nhiễm và không có hình xăm
  • Được Công ty phái cử tại Việt Nam đào tạo định hướng, đạt trình độ tiếng nhật tương đương N4 sau khi hoàn thành khóa học tiếng từ 6 – 8 tháng (khoảng hơn 520 tiết học)

7. Hồ sơ cần thiết để đăng ký chương trình thực tập sinh

STT Nội dung Số lượng Yêu cầu
1 Giấy khám sức khỏe 1 Khám 2 lần:
– Lần 1 trước khi nhập học
– Lần 2 trước khi XC
2 Ảnh thẻ Số lượng sẽ thông báo đến từng Ứng viên Ảnh chụp phông nền trắng, mặc áo sơ mi hoặc vest, đầu tóc gọn gàng
3 Sơ yếu lý lịch 2 Bản chính có xác nhận đóng dấu ở địa phương
4 Hộ khẩu gia đình 2 Bản sao công chứng
5 Chứng minh thư nhân dân 2 Bản sao công chứng
6 Bằng tốt nghiệp 2 Bản sao công chứng
7 Các chứng chỉ khác 2 Bản sao công chứng
8 Giấy xác nhận nhân sự 1 Do bộ công an tại địa phương cư trú cấp, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai
9 Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 1 Bản sao công chứng
10 Giấy xác nhận không tiền án tiền sự 1
11 Hộ chiếu 1
12 Form khai thông tin tại Công ty 1

8. Ngành nghề tuyển chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản

NGÀNH NGHỀ CÔNG VIỆC
1. NÔNG NGHIỆP
(2 NGÀNH NGHỀ, 6 CÔNG VIỆC) 農業関係(2職種6作業)
Nông nghiệp trồng trọt
耕種農業
Nghề trồng rau quả trong nhà kính
施設園芸
Làm ruộng / Trồng rau
畑作・野菜
Trồng cây ăn quả
果樹
Nông nghiệp chăn nuôi Nuôi lợn
養豚
Nuôi gà
養鶏
Làm bơ sữa
酪農
2. NGƯ NGHIỆP
(2 NGÀNH NGHỀ, 9 CÔNG VIỆC)
漁業関係(2職種9作業)
Nghề cá đi tàu
漁船漁業
Nghề đánh cá ngừ vằn
かつお一本釣り漁業
Nghề đánh cá thả
延縄漁業
Nghề câu mực
いか釣り漁業
Đánh cá bằng lưới quăng
まき網漁業
Đánh cá bằng lưới rê
曳網漁業
Đánh cá bằng lưới đặt
刺し網漁業
Nghề đánh cá bằng lưới cố định
定置網漁業
Nghề đánh cá lồng tôm, cua
かに・えびかご漁業作業
Nghề nuôi trồng thủy sản Nghề nuôi trồng sò điệp
ホタテガイ・マガキ養殖作
3. XÂY DỰNG
(22 NGÀNH NGHỀ, 33 CÔNG VIỆC) 建設関係(22職種33作業)
Khoan giếng
さく井
Khoan giếng (khoan đập)
パーカッション式さく井工事作業
Khoan giếng (khoan xoay)
ロータリー式さく井工事作業
Chế tạo kim loại miếng dùng trong xây dựng
建築板金
Chế tạo kim loại miếng dùng làm đường ống
ダクト板金作業
Tấm kim loại nội ngoại thất
内外装板金
 Gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh
冷凍空気調和機器施工
Gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh
冷凍空気調和機器施工作業
 Chế tạo phụ kiện xây dựng
建具製作
Gia công phụ kiện xây dựng bằng gỗ
木製建具手加工作業
Thợ mộc xây dựng
建築大工
Công việc mộc
大工工事作業
Lắp cốp pha panen
型枠施工
Lắp cốp pha panen
型枠工事作業
Chế tạo cốt thép để làm bê tông
鉄筋施工
Lắp cốt thép
鉄筋組立て作業
Công việc công trường xây dựng
と び
Công việc dựng giàn giáo, giải tỏa mặt bằng xây dựng
とび作業
Nghề đá
石材施工
Chế tạo các sản phẩm bằng đá
石材加工作業
Làm lát đá
石張り作業
Lát gạch
タイル張り
Lát gạch
タイル張り作業
 Lợp ngói
かわらぶき
Lợp ngói
かわらぶき作業
Trát vữa
左 官
Trát vữa
左官作業
Đặt đường ống
配 管
Công việc đặt đường ống (xây dựng)
建築配管作業
 Công việc đặt đường ống (xây dựng)
建築配管作業
16 Đặt đường ống (nhà máy)
プラント配管作業
 Cách nhiệt
熱絶縁施工
Công việc cách nhiệt
保温保冷工事作業
Hoàn thiện nội thất
内装仕上げ施工
Lắp đặt sàn nhà nhựa
プラスチック系床仕上げ工事作業
Lắp đặt thảm
カーペット系床仕上げ工事作業
Lắp đặt các thiết bị kim loại lót trong tường, trần nhà
鋼製下地工事作業
Lắp đặt tấm lợp trần nhà
ボード仕上げ工事作業
Chế tạo và lắp đặt rèm cửa
カーテン工事作業
Lắp khung kính nhôm
サッシ施工
Công việc lắp khung kính nhôm (toà nhà)
ビル用サッシ施工作業
Chống thấm nước
防水施工
Chống thấm nước bằng phương pháp bịt kín
シーリング防水工事作業
Đổ bê tông bằng áp lực
コンクリート圧送施工
Công việc đổ bê tông bằng áp lực
コンクリート圧送工事作業
Rút nước ngầm kiểu wellpoint
ウェルポイント施工
Công việc liên quan tới kỹ thuật rút nước ngầm kiểu wellpoint
ウェルポイント工事作業
Dán giấy
表 装
Công việc dán giấy (tường và trần)
壁装作業
Nghề dùng các thiết bị xây dựng
建設機械施工
San ủi mặt bằng
押土・整地作業
Bốc dỡ
積込み作業
Đào xới
掘削作業
Cán mặt bằng
締固め作業
Xây lò
築炉
Xây lò
築炉作業
Ngoài ra, liên quan tới ngành xây dựng, trong nghề Sơn còn có 2 công việc là “Sơn các tòa nhà” và “Sơn cầu thép”
<参考>ほかに建設に関係するものとして、別掲の塗装職種に「建築塗装作業」と「鋼橋塗装作業」の2作業がある。
4. CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
(10 NGÀNH NGHỀ, 15 CÔNG VIỆC) 食品製造関係(9職種14作業)
Nghề đóng hộp thực phẩm
缶詰巻締
Đóng hộp thực phẩm
缶詰巻締
Nghề gia công xử lý thịt gà
食鳥処理加工業
Gia công xử lý thịt gà
食鳥処理加工作業
Nghề chế biến thực phẩm thuỷ sản gia nhiệt
加熱性水産加工食品製造業
Chế biến bằng phương pháp chiết
節類製造
Chế biến thực phẩm sấy khô
加熱乾製品製造
Chế biến thực phẩm ướp gia vị
調味加工品製造
Chế biến thực phẩm hun khói
くん製品製造
Nghề chế biến thực phẩm thuỷ sản không gia nhiệt
非加熱性水産加工食品製造業
Chế biến thực phẩm muối
塩蔵品製造
Chế biến thực phẩm khô
乾製品製造
Chế biến thực phẩm lên men
発酵食品製造
Hàng thuỷ sản nghiền thành bột
水産練り製品製造
Nghề làm chả cá kamaboko
かまぼこ製品製造作業
Gia công xử lý thịt lợn
牛豚食肉処理加工業
Nghề sản xuất thịt lợn từng phần
牛豚部分肉製造作業
Chế biến thịt nguội
ハム・ソーセージ・ベーコン製造
Làm xúc xích, giăm bông, thịt muối xông khói
ハム・ソーセージ・ベーコン製造作業
Làm bánh mỳ
パン製造
Nghề làm bánh mỳ
パン製造作業
Chế biến đồ ăn nhanh
惣菜製造業
Nghề chế biến đồ ăn nhanh
惣菜加工作業
Nông nghiệp sản xuất dưa chua
農産物漬物製造業
Nông nghiệp sản xuất dưa chua
農産物漬物製造
Sản xuất bữa ăn y tế và phúc lợi
医療・福祉施設給食製造
Sản xuất bữa ăn y tế và phúc lợi
医療・福祉施設給食製造
NGÀNH NGHỀ KHÁC: Xử lý mặt bằng sân bay
空港グランドハンドリング
Hỗ trợ mặt đất máy bay
航空機地上支援
Xử lý vận tải hàng không
航空貨物取扱
Dọn dẹp phòng khách
客室清掃
5. DỆT MAY
(13 NGÀNH NGHỀ, 22 CÔNG VIỆC)
繊維・衣服関係(13職種22作業)
Nghề xe chỉ
紡績運転
Xe chỉ sơ cấp
前紡工程作業
Xe chỉ tinh
精紡工程作業
Guồng chỉ
巻糸工程作業
Xoắn và chặp đôi
合撚糸工程作業
Nghề dệt
織布運転
Thao tác giai đoạn chuẩn bị
準備工程作業
Thao tác dệt
製織工程作業
Hoàn thiện
仕上工程作業
Nhuộm
染 色
Nhuộm len
糸浸染作業
Nhuộm vải, hàng dệt kim
織物・ニット浸染作業
Dệt kim
ニット製品製造
Dệt tất
靴下製造作業
Dệt kim tròn
丸編みニット製造作業
Dệt kim đan dọc
たて編ニット生地製造
Dệt kim đan đọc
たて編ニット生地製造作業
Sản xuất quần áo phụ nữ và trẻ em
婦人子供服製造
Sản xuất quần áo may sẵn cho phụ nữ và trẻ em
婦人子供既製服製造作業
Sản xuất đồ cho nam giới
紳士服製造
Sản xuất đồ may sẵn cho nam giới
紳士既製服製造作業
Sản xuất đồ lót
下着類製造
Sản xuất đồ lót
下着類製造作業
Sản xuất bộ đồ giường
寝具製作
Sản xuất bộ đồ giường
寝具製作作業
Sản xuất thảm
カーペット製造
Sản xuất thảm dệt
織じゅうたん製造作業
Sản xuất thảm chần sợi nổi vòng
タフテッドカーペット製造作業
Sản xuất thảm kim đục lỗ
ニードルパンチカーペット製造作業
Làm hàng vải bạt
帆布製品製造
Làm hàng vải bạt
帆布製品製造作業
May
布はく縫製
May áo sơ mi
ワイシャツ製造作業
May tấm lót ghế
座席シート縫製
May tấm lót ghế ô tô
自動車シート縫製作業
6. CƠ KHÍ VÀ KIM LOẠI
(15 NGÀNH NGHỀ, 29 CÔNG VIỆC)
機械・金属関係(15職種29作業)
Đúc
鋳 造
Đúc (đúc sắt)
鋳鉄鋳物鋳造作業
Đúc (đúc sản phẩm đúc từ kim loại màu)
非鉄金属鋳物鋳造作業
Rèn
鍛 造
Rèn khuôn (búa)
ハンマ型鍛造作業
Rèn khuôn (máy ép)
プレス型鍛造作業
Đúc khuôn
ダイカスト
Đúc khuôn (buồng nóng)
ホットチャンバダイカスト作業
Đúc khuôn (buồng lạnh)
コールドチャンバダイカスト作業
Gia công cơ khí
機械加工
Tiện
旋盤作業
Phay
フライス盤作業
Điều khiển máy tiện
数値制御旋盤
Trung tâm gia công
マシニングセンタ
Ép kim loại
金属プレス加工
Ép kim loại
金属プレス作業
Chế tạo vật liệu thép
鉄 工
Vật liệu thép dùng cho kết cấu công trình
構造物鉄工作業
Chế tạo kim loại tấm tại nhà máy
工場板金
Làm kim loại tấm cho máy móc
機械板金作業
Mạ
めっき
Mạ điện
電気めっき作業
Mạ điện nhúng nóng
溶融亜鉛めっき作業
Xử lý anốt nhôm
アルミニウム陽極酸化処理
Xử lý anốt nhôm
陽極酸化処理作業
Gia công tinh
仕上げ
Gia công tinh (đồ gá và dụng cụ)
治工具仕上げ作業
Gia công tinh (khuôn kim loại)
金型仕上げ作業
Gia công tinh (Lắp ráp máy móc)
機械組立仕上げ作業
Kiểm tra máy
機械検査
Kiểm tra máy móc
機械検査作業
Bảo dưỡng máy móc
機械保全
Bảo dưỡng máy móc
機械系保全作業
Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử
電子機器組立て
Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử
電子機器組立て作業
Lắp ráp thiết bị và các máy điện
電気機器組立て
Lắp ráp máy điện quay
回転電機組立て作業
Lắp ráp máy biến thế
変圧器組立て作業
Lắp ráp bảng điều khiển tổng đài
配電盤・制御盤組立て作業
Lắp ráp dụng cụ điều khiển công tắc
開閉制御器具組立て作業
Cuốn cuộn dây máy điện quay
回転電機巻線製作作業
Sản xuất bảng điều khiển in
プリント配線板製造
Thiết kế tấm mạch in
プリント配線板設計作業
Chế tạo tấm mạch in
プリント配線板製造作業
 7. NHỮNG NGÀNH NGHỀ KHÁC
(13 NGÀNH NGHỀ, 25 CÔNG VIỆC)
その他(13職種25作業)
Làm đồ đạc trong nhà
家具製作
Làm đồ đạc trong nhà (bằng tay)
家具手加工作業
In
印 刷
In offset
オフセット印刷作業
Đóng sách
製 本
Công việc đóng sách
製本作業
Đúc đồ nhựa
プラスチック成形
Đúc đồ nhựa (ép)
圧縮成形作業
Đúc đồ nhựa (phun)
射出成形作業
Đúc đồ nhựa (bơm)
インフレーション成形作業
Đúc đồ nhựa (thổi)
ブロー成形作業
Đúc chất dẻo cường hóa
強化プラスチック成形
Đúc từng lớp bằng tay
手積み積層成形作業
Sơn
塗 装
Sơn các tòa nhà
建築塗装作業
Sơn kim loại
金属塗装作業
Sơn cầu thép
鋼橋塗装作業
Sơn phun
噴霧塗装作業
Nghề hàn
溶 接
Hàn tay
手溶接
Hàn bán tự động
半自動溶接
Đóng gói công nghiệp
工業包装
Công việc đóng gói công nghiệp
工業包装作業
Làm thùng các tông
紙器・段ボール箱製造
Đục lỗ trên thùng các tông in sẵn
印刷箱打抜き作業
Làm thùng giấy đã in sẵn
印刷箱製箱作業
Dán thùng giấy
貼箱製造作業
Làm thùng các tông
段ボール箱製造作業
Sản xuất sản phẩm gốm sứ công nghiệp
陶磁器工業製品製造
Công việc đúc gốm bằng bàn xoay máy
機械ろくろ成形作業
Công việc đúc tạo hình bằng áp lực
圧力鋳込み成形作業
Công việc in hình
パッド印刷作業
Sửa chữa ô tô
自動車整備
Công việc sửa chữa ô tô
自動車整備作業
Vệ sinh tòa nhà
ビルクリーニング
Công việc vệ sinh tòa nhà
ビルクリーニング作業
Hộ lý
介護
Hộ lý
介護
Cung cấp vải
リネンサプライ
Cung cấp vải
リネンサプライ仕上げ

9. So sánh các chương trình phái cử lao động sang Nhật hiện có

CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH CHƯƠNG TRÌNH  KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ
Quốc Tịch Có hạn chế (chỉ 15 quốc gia) Về nguyên tắc là tiếp nhận tự do Tiếp nhận tự do không yêu cầu rõ ràng về quốc tịch
Lao Động (Việt Nam, Trung Quốc, Phillopines, Indonesia, Thái Lan chiếm 94.6% tổng số TTS, Brazin,…) (Ngoại trừ 1 vài quốc gia như Iran,…)
Các bên liên quan Phúc tạp (có khi gồm 4-5 bên) Đơn giản (chỉ gồm 2-3 bên) Có thể trực tiếp thông qua Nghiệp đoàn (nếu muốn có 1 đơn bị bảo hộ) hoặc ký kết hợp đồng trực tiếp với Công ty tiếp nhận.
Người lao động, Công ty tiếp nhận, Công ty phái cử (môi giới), Nghiệp đoàn và các cơ quan hỗ trợ thực tập kỹ năng khác (Chỉ bao gồm Người lao động và Công ty tiếp nhận. Có thể thông qua cơ quan hỗ trợ
Số lượng tiếp nhận 260.000 ~ 340.000 lao động ~270.000 lao động Không giới hạn, miễn sao có đủ trình độ và năng lực
(dự kiến trong 5 năm kể từ 2019)
Tư cách lưu trú Người lao động sang Nhật với tư cách Thực tập sinh kỹ năng đi học tập, nâng cao tay nghề, kỹ thuật trong các nhà máy tại Nhật và trở về đóng góp, phát triển cho nước nhà. Người lao động sang Nhật với tư cách đi lao động có thời hạn, làm việc trong các nhà máy, công ty tại Nhật. Chương trình dành cho những ai đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên và mong muốn được làm việc tại các công ty, doanh nghiệp tại Nhật Bản với đúng chuyên môn ngành học của mình.
Thời gian làm việc 1 – 3 – 5 năm 5 năm > 3 năm
Đối tượng Tốt nghiệp cấp 3 và có độ tuổi 19-30 1. Đối tượng trên 18 tuổi trở lên, chưa từng sang Nhật Đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng
Hoặc tốt nghiệp cấp 2 và độ tuổi đến 35 với một số ngành nghề như: May và xây dựng. 2. Du học sinh Nhật Bản Phải đi theo chương trình Kỹ sư đúng với chuyên ngành đã được học
3.  TTS đã hoàn thành chương trình TTS đi Nhật về nước
4.  Thời gian làm việc ở Nhật KHÔNG vi phạm pháp luật Nhật Bản, không vi phạm nội quy công ty, không bỏ trốn, nợ nần,…
5.  Chưa từng xin visa tị nạn ở Nhật
6. Đối với TTS đơn hàng 3 năm về nước muốn xin visa đặc định ĐÚNG NGÀNH nghề trong visa lao động thì không phải tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đặc biệt mà chỉ cần hoàn thiện hồ sơ để xin visa thôi.
7. Đối với TTS đơn hàng 1 năm về nước thì phải tham gia đầy đủ 2 kỳ thi tiếng và kỳ thi kỹ năng giống như người chưa từng đi XKLĐ Nhật Bản.
Trình độ tiếng N5 – N4 > N4 > N3
Trình độ chuyên môn Không yêu cầu kinh nghiệm và năng lực tiếng trước khi tham gia chương trình 1. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ tiếng Nhật cao hơn chương trình Thực tập sinh kỹ năng (sau khi đã hoàn thành CT TTS) 1. Có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm tại Việt Nam ở vị trí tương đương.
2. Đạt kỳ thi đánh giá kỹ năng và năng lực tiếng Nhật theo từng lĩnh vực tiếp nhận. (Ứng viên chưa từng sang Nhật, DHS, TTS chuyển ngành) 2. Có bằng cao đẳng, đại học chuyên ngành tham gia ứng tuyển.
Ngành nghề 80 ngành nghề theo quy định của OTIT 14 Ngành nghề cụ thể Cơ khí, Thiết kế máy, Ô tô, Xây dựng, Cơ-Điện tử, Tự động hóa,
tiếp nhận  Điện-Điện tử, IT, Nông nghiệp
Mức lương Từ 15 – 30 triệu vnd chưa tính tăng ca, phụ cấp Từ 20 – 35 triệu vnd chưa tính tăng ca, phụ cấp Từ 36 – 45 triệu vnd chưa tính tăng ca, phụ cấp.
Điều kiện làm việc Không được thay đổi công ty làm việc trong suốt thời gian thực tập Có thể thay đổi công ty nếu có lý do chính đáng Có thể thay đổi công ty
Chế độ Không được phép đưa gia đình sang Nhật trong suốt thời gian thực tập Được phép bảo lãnh gia đình theo Vísa thăm thân – du lịch 2-3 tháng Được phép bảo lãnh vợ con sang Nhật (chế độ như người Nhật)
Cơ hội làm việc lâu dài tại Nhật 1. Chương trình thực tập 1 năm: chỉ được tham gia 1 lần. Sau 5 năm nếu thi đậu kỳ thi bắt buộc sẽ được tham gia chương trình Kỹ năng đặc định số 2, khi đó được phép gia hạn visa và đưa gia đình lưu trú dài hạn tại Nhật Bản. Có thể xin Visa vĩnh trú
2. Chương trình thực tập 3 năm: có thể được gia hạn thêm 2 năm nếu thi đậu kỳ thi tay nghề tại Nhật và có công ty tiếp nhận làm việc.

10. Lợi ích khi tham gia chương trình thực tập sinh

  • Thực tập sinh kỹ năng sẽ được tham gia vào khoá đào tạo tiếng Nhật chuyên nghiệp đồng thời được hướng dẫn về cuộc sống ở Nhật để có thể hòa nhập được cuộc sống khi sang Nhật làm việc một cách nhanh nhất.
  • Nâng cao trình độ tiếng Nhật và/hoặc lấy chứng chỉ cao cấp
  • Được tham gia vào các lớp đào tạo kĩ năng làm việc do phía Nhật Bản tổ chức, rèn luyện tư thế, tác phong, kỷ luật và ý thức làm việc chuyên nghiệp.
  • Thực tập sinh có cơ hội được tham gia thử việc vào những công ty, tập đoàn nổi tiếng.
  • Được Công ty phái cử tại Việt Nam đào tạo định hướng, đạt trình độ tiếng nhật đủ điều kiện theo yêu cầu phía Nhật
  • Có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các nền văn hoá khác nhau không chỉ văn hóa Nhật Bản
  • Có cơ hội được cộng tác với các giảng viên giàu kinh nghiệm của đất nước Nhật Bản.
  • Được cùng học tập và tiếp xúc với nhiều thực tập sinh trên Thế giới. Mối quan hệ mở rộng hơn.
  • Thực tập sinh có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm với những công nghệ tiên tiến bậc nhất Thế giới.
  • Được tiếp xúc với nền văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Học hỏi được phong cách làm việc của người Nhật, chuyên nghiệp, cẩn thận, có trách nhiệm cao.
  • Được hưởng mức lương vô cùng hấp dẫn, các thực tập sinh Nhật Bản có thể tích lũy được một số tiền không nhỏ để sau khi về nước phụ giúp kinh tế cho gia đình và phát triển bản thân.
  • Ngoài ra, sau khi đi thực tập sinh Nhật Bản, các học viên có thể  trở về nước và có cơ hội làm việc cho các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam với mức thu nhập cao.
  • Thực tập sinh sẽ được nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình và đóng góp cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và các công ty thông qua việc sử dụng các kỹ năng có được của họ sau khi trở về đất nước.
  • Sau khi hoàn thành hợp đồng thực tập, về nước đúng thời hạn sẽ được hỗ trợ một khoản tiền để tái hòa nhập và phát triển sự nghiệp
  • Sau khi về nước hoàn thành đủ các điều kiện về chương trình Thực tập sinh bạn có thể có cơ hội quay lại Nhật Bản du học hoặc làm việc.

11. Chi phí tham gia chương trình TTS tại Thanh Giang

11.1 Tiền ăn, ở tại ký túc xá và chi phí học tiếng Nhật:

  • Ở Nhật yêu cầu người lao động nước ngoài phải có tối thiểu 160 giờ học tiếng Nhật. Đối với những bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật thì không cần khoản này nữa còn nếu bạn chưa có chứng chỉ tiếng Nhật, bạn sẽ phải đăng kí một khóa học tại các trung tâm Nhật ngữ trong nước.
  • Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày đỗ phỏng vấn cho đến khi hoàn thành các thủ tục xuất cảnh, Thực tập sinh cần được đào tạo và định hướng cho công việc sau này tại Nhật Bản

11.2 Phí xử lý hồ sơ, dịch thuật, chứng minh bằng cấp, tài chính và thu nhập:

  • Khi đi XKLĐ Nhật Bản, bạn phải làm thủ tục, hồ sơ để được sang Nhật làm việc. Trong quá trình làm thủ tục hồ sơ, người lao động phải dịch thuật các giấy tờ liên quan.
  • Nếu người lao động chưa có những giấy tờ này thì sau khi trúng tuyển công ty sẽ làm, và khi đó bạn phải mất một khoản phí hồ sơ, dịch thuật cho công ty mà bạn đăng ký đi Xuất khẩu lao đông Nhật Bản.

11.3 Phí chuyển phát hồ sơ sang Nhật, phí xin Visa và vé máy bay.

Nhiều trường hợp được công ty tiếp nhận tài trợ. Nếu công ty không tài trợ thì tự mua hoặc Thanh Giang mua hộ theo thời gian chỉ định của công ty (phí từ 11.800.000 vnd).

11.4 Phí khám sức khỏe 2 lần

Lần 1 là trước khi phỏng vấn với Công ty Nhật Bản và Lần 2 là sau khi kết thúc đào tạo 6 tháng chuẩn bị xuất cảnh.

Lần 1 trước khi nhập học Lần 2 trước khi xuất cảnh
Nam: 1.010.000 vnđ Nam: 720.000 vnđ
Nữ: 1.040.000 vnđ Nữ: 750.000 vnđ

(*) Chi phí có thể thay đổi theo quy định của bộ Y Tế

11.5 Phụ phí phát sinh ngoài (nếu có):

Trong quá trình tham gia đào tạo tiếng và tập huấn tay nghề, những chi phí phát sinh khác Công ty sẽ thông báo trực tiếp đến Thực tập sinh – người lao động.

11.6 Tổng chi phí khi tham gia chương trình Thực tập sinh:

Chương trình Thực tập sinh 1 năm Chương trình Thực tập sinh 3 năm
Khoảng hơn 50.000.000 vnđ Khoảng hơn 80.000.000 vnđ

11.7 Bảng chi phí tổng quát khi tham gia chương trình TTS

THANH GIANG CONINCON.,JSC
Địa chỉ trụ sở: Số 30, Ngõ 46 Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội    *-*    Số điện thoại: 024 6680 1552
BẢNG CHI PHÍ THỰC TẬP SINH 3 NĂM
(Yêu cầu chuyển khoản qua ngân hàng tất cả các loại phí)
STT NỘI DUNG Đơn vị Số lượng Đơn Giá  (Vnđ) Thành Tiền (Vnđ)
1 Phí lần 1( Nộp khi đăng ký tham gia chương
trình )
lần 1 11,800,000 11,800,000
2 Tiền đồng phục bộ 1 100,000 100,000
3 Học phí lớp đào tạo trước thi tuyển (nếu học dài hơn đăng ký chế độ học theo tháng để hưởng ưu đãi) Tuần 1 700,000 ~ 1,000,000 700,000 ~ 1,000,000
PHÍ LẦN 1: NỘP BAN ĐẦU KHI ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH (= 1 + 2 +3 ). 12,600,000 ~ 12,900,000
4 Tiền đồng phục (sau khi trúng tuyển bắt
buộc mua thêm 01 áo)
bộ 1 100,000 100,000
5 Tiền học phí (Học phí ưu đãi đối với học viên cả học và làm hồ sơ, 1 khóa từ 3-6 tháng) Khóa 1 5,900,000 5,900,000
6 Tiền sách bộ 1 260,000 260,000
7 Khóa học bổ trợ online ( N4+N5) Combo 1 200,000 200,000
8 Tiền KTX (bắt buộc ở sau khi đỗ phỏng vấn ) Tháng 3~6 800,000 2,400,000 ~ 4,800,000
9 Phí lần 2 ( Nộp sau khi phỏng vấn đỗ đơn tuyển ~ 50% chi phí còn lại ) lần 1 30,000,000 ~ 36,580,000 30,000,000 ~ 36,580,000
PHÍ LẦN 2: NỘP KHI ĐỖ ĐƠN TUYỂN      (4+5+6+7+8+9) 38,860,000    ~ 47,840,000
10 Phí lần 3 ( Nộp sau khi có tư cách lưu trú) lần 1 30,000,000 ~ 36,580,000 30,000,000 ~ 36,580,000
11 Đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước lần 1 100,000 100,000
PHÍ LẦN 3: NỘP KHI CÓ TƯ CÁCH LƯU TRÚ      (10+ 11) 30,100,000 ~ 36,680,000
TỔNG PHÍ THỰC TẬP SINH 3 NĂM = PHÍ LẦN 1 + PHÍ LẦN 2 + PHÍ LẦN 3. 81,560,000 ~ 97,420,000

 

THANH GIANG CONINCON.,JSC
Địa chỉ trụ sở: 30/46 Hưng Thịnh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội    *-*    Số điện thoại: 02466801552
BẢNG CHI PHÍ THỰC TẬP SINH 1 NĂM
(Yêu cầu chuyển khoản qua ngân hàng tất cả các loại phí)
STT NỘI DUNG Đơn vị Số lượng Đơn Giá  (Vnđ) Thành Tiền (Vnđ)
1 Phí lần 1 ( Nộp khi đăng ký tham gia chương trình ) lần 1 11,800,000 11,800,000
2 Tiền đồng phục bộ 1 100,000 100,000
3 Học phí lớp đào tạo trước thi tuyển Tuần 1 700,000 ~ 1,000,000 700,000  ~ 1,000,000
PHÍ LẦN 1: NỘP BAN ĐẦU KHI ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH (= 1 + 2 +3 ). 12,600,000  ~ 12,900,000
4 Tiền đồng phục (sau khi trúng tuyển bắt buộc mua thêm 01 áo) bộ 1 100,000 100,000
5 Tiền học phí (Học phí ưu đãi đối với học viên cả học và làm hồ sơ tạm thu trước) Tháng 6 1,500,000 9,000,000
6 Tiền sách bộ 1 260,000 260,000
7 Khóa học bổ trợ online ( N4+N5) Combo 1 200,000 200,000
8 Tiền KTX  ( bắt buộc ở ) Tháng 6 600,000 ~ 1,000,000 3,600,000 ~ 6,000,000
9 Phí lần 2 ( Nộp sau khi phỏng vấn đỗ đơn tuyển ~ 50% chi phí còn lại ) lần 1 11,800,000 ~ 23,600,000 11,800,000 ~ 23,600,000
PHÍ LẦN 2: NỘP KHI ĐỖ ĐƠN TUYỂN      (4+5+6+7+8+9 ) 24,960,000 ~ 39,160,000
10 Phí lần 3 ( Nộp sau khi có tư cách lưu trú) lần 1 11,800,000 ~ 23,600,000 11,800,000 ~ 23,600,000
11 Đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước lần 1 100,000 100,000
PHÍ LẦN 3: NỘP KHI CÓ TƯ CÁCH LƯU TRÚ      (10+ 11) 11,900,000   ~ 23,700,000
TỔNG CHI PHÍ TTS 01 NĂM = PHÍ LẦN 1 + PHÍ LẦN 2+ PHÍ LẦN 3 49,460,000   ~ 75,760,000

 

Lời kết

Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết về chương trình thực tập sinh Nhật Bản. Nếu như còn vấn đề gì thắc mắc và lo lắng hãy liên hệ với Thanh Giang để được tư vấn và giải đáp một cách chi tiết và chính xác nhất. Toàn bộ thông tin cũng như thay đổi của chương trình đều được cập nhật liên tục. Hotline: 091 858 2233

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.