Hikikomori là gì? Hội chứng Hikikomori và mảng tối của thanh niên Nhật

Gần 2.000.000 người Nhật trẻ tuổi đang biến mất. Họ không làm việc, không tham gia vào đời sống xã hội, tự giam mình trong phòng, từ chối bước ra ngoài thế giới…Những người này được gọi chung một cái tên là Hikikomori. Vậy thực chất Hikikomori là ai? Hội chứng này được hiểu như thế nào?

Hikikomori là ai

Nội Dung Bài Viết

1. Hikikomori là gì? Hikikomori có phải người vô gia cư?

Theo định nghĩa của Wikipedia: Hikikomori là hiện tượng những người tự giam mình trong căn phòng đơn lẻ, từ chối tham gia vào đời sống xã hội và gia đình trong một thời gian dài hơn 6 tháng, chỉ liên hệ duy nhất với người thân trong gia đình.

Đây là một hiện tượng xuất hiện trong xã hội hiện đại khoảng 20 năm trở lại đây. Tại quốc gia này, người ta sẽ rất khó chịu khi nhắc đến những Hikikomori. Những người này thường bị xã hội xa lánh. Họ không còn khả năng đối mặt với xã hội, không cần đi học, đi làm và chỉ cần ăn uống ở mức tối thiểu, luôn ở trong phòng xem phim và chơi điện tử, từ chối bước ra ngoài.

1.1 Vậy Hikikomori có phải người vô gia cư?

Theo số liệu thống kê gần đây, trên toàn nước Nhật có khoảng 1,15 triệu Hikikomori có độ tuổi từ 15-64 tuổi. Vậy họ có phải người vô gia cứ không?

Thực tế, Hikikomori khác với người vô gia cư. Họ có nhà để ở và cha mẹ chăm sóc. Nhiều người Nhật Bản có điều kiện kinh tế, có đủ khả năng chu cấp cho đứa con nhất quyết lánh xa xã hội của mình cho đến tận cuối đời.

Nói một cách dễ hiểu, Hikikomori là những “thanh niên ăn bám”. Họ suốt ngày “ăn không, nằm lì” trong phòng, chơi game, xem phim hoạt hình Nhật Bản và lướt web. Mọi nhu cầu về thực phẩm, sinh hoạt đều do thân nhân phục vụ.

2. Hội chứng Hikikomori và những căn phòng đóng khép

Hikikomori là gì

2.1 Hikikomori và những căn phòng khép kín

Với những Hikikomori Nhật Bản, căn phòng chính là “thánh địa” của họ. Câu chuyện về những chàng trai ở trong căn phòng của mình 2 năm, 3 năm, thậm chí là 10 năm mà không hề ra ngoài đã là điều không còn hiếm gặp tại Nhật Bản.

Đặc biệt, nhiều người khi bước chân vào những căn phòng của Hikikomori đa phần đều khá nhỏ, bừa bộn và không có gì nổi bật. Không gian phòng luôn tối tăm và tù túng. Tuy vậy, nó cũng chứa đủ mọi thứ mà Hikikomori cần: những chồng truyện tranh hàng kỳ, trò chơi điện tử, tivi, video phim, máy tính và mạng internet…

Nhu cầu ăn uống của Hikikomori rất đơn giản, đôi khi chỉ cần vài hộp mì gói cũng đủ để sống qua ngày.

Nhiều người chọn lối sống “ngủ ngày cày đêm”. Khi mặt trời lên, họ kéo rèm cửa và vùi mình vào trong chăn để rồi khi màn đêm buông xuống, họ sẽ tiếp tục công việc, sở thích của mình.

2.2 Nỗi xấu hổ với chính người nhà

Người Nhật được xem là điển hình bởi thái độ sống tự lập tự cường. Mọi trẻ em Nhật Bản đều được giáo dục lối sống nỗ lực, kiên cường vượt mọi trở ngại từ thuở nhỏ.

Hikikomori sợ tiếp xúc với mọi người
Hikikomori sợ tiếp xúc với mọi người

Thanh thiếu niên Nhật vừa bước sang tuổi lao động (15 tuổi) đã lo kiếm việc làm thêm. Thay vì xin tiền người lớn, giới trẻ Nhật thích tự kiếm tiền. Họ hạnh phúc với việc chi trả cho sở thích riêng bằng tiền của chính mình.

Ở Nhật có 2 kiểu Hikikomori. Kiểu thứ nhất là sợ tiếp xúc xã hội, không dám ra ngoài hay đi làm. Kiểu thứ hai là quá mê thế giới ảo, từ truyện tranh, phim hoạt hình đến trò chơi điện tử, cố ý “chết dí trong phòng” để thỏa mãn với đam mê của mình.

Hai kiểu Hikikomori này đều có một đặc điểm chung là “sống ký sinh”. Tại nền văn hóa coi trọng sự tự lập thì đó là cách tồn tại đáng chê nhất. Người Nhật rất khinh thị những ai “sức dài vai rộng” mà không “tự kiếm nổi miếng ăn”. Đây cũng là lý do mà các bậc sinh thành có con cái là Hikikomori thường không dám để lộ cho người ngoài biết.

2.3 Phía sau mỗi Hikikomori…là một câu chuyện dài

Thật ra, không ai sinh ra đã là một Hikikomori. Với nhiều người, họ gặp phải chấn thương tâm lý, những chán nản trong công việc, học tập hay gia đình. Họ không cắt đứt kết nối liên kết với xã hội vì bản thân muốn, mà là không còn cách nào khác.

Giam mình trong phòng để cày manga
Giam mình trong phòng để cày manga

Xứ hoa anh đào là đất nước tự cường, nhưng cũng có không ít thực tiễn tiêu cực. Chẳng hạn như thiếu việc làm, đòi hỏi khả năng lao động, sự cố gắng không giới hạn hay quá đề cao sự nhẫn nhịn.

Chia sẻ từ chính những Hikikomori

  • Anh Hide, một thanh niên tại Tokyo chia sẻ, lý do anh quyết định sống như một Hikikomori bắt đầu từ khi anh bỏ học “Tôi bắt đầu tự trách bản thân mình và ba mẹ cũng mắng tôi vì không tiếp tục việc học”. “Rồi dần dần, tôi sợ ra ngoài và không muốn gặp mọi người. Và rồi, tôi không thể ra khỏi nhà nữa“. Sau đó, Hide dần cắt đứt liên lạc với bạn bè và thậm chí cả gia đình. Để tránh gặp mọi người, anh thường ngủ suốt ban ngày và thức dậy vào buổi tối.
  • Với Matsu, anh cũng trở thành một Hikikomori sau khi cãi nhau với cha mẹ về nghề nghiệp tương lai và vấn đề học đại học “Tôi nghĩ mình hoàn toàn tỉnh táo nhưng cha mẹ muốn tôi làm những việc mà mình không muốn”, anh tâm sự. “Cha tôi là một nghệ sĩ và ông có công việc kinh doanh riêng. Ông cũng muốn tôi phát triển sự nghiệp của ông sau này”. Tuy nhiên với Matsu, anh muốn trở thành một lập trình viên máy tính.

Trên đây là thông tin về Hikikomori Nhật Bản. Hy vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng Hikikomori – một thực trạng của thế hệ trẻ tại đất nước mặt trời mọc.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.