Kabuki (Ca Vũ Kỹ) – Loại hình nghệ thuật đặc sắc tại “xứ hoa anh đào”

Cùng với kịch Noh và kịch rối Bunraku, Kabuki là một trong 3 loại hình nghệ thuật sân khấu chính của Nhật Bản. Kabuki tương tự như nghệ thuật tuồng của Việt Nam, hay kinh kịch của Trung Quốc…được thịnh hành dưới thời Edo và được duy trình đến ngày nay. Vậy nghệ thuật Kabuki Nhật Bản có gì đặc biệt?

Nội Dung Bài Viết

1. Kabuki – nghệ thuật kịch lâu đời nhất tại Nhật Bản

Được đánh giá là một loại hình nghệ thuật sân khấu tiêu biểu xứ Phù Tang, được biểu diễn bởi những diễn viên nam. Sự kết hợp giữa ca nhạc, diễn xuất, múa,..tạo nên những màn trình diễn đầy ấn tượng. Đây cũng là cách để cụ thể hóa niềm mong ước, những câu chuyện mang tính lịch sử đến với thế hệ sau này.

1.1 Kabuki là gì?

Kabuki dịch theo tiếng Hán là “Ca Vũ Kỹ“. Trong đó, “Ca” là ca hát, “vũ” là múa và “kỹ” là kỹ năng. Kabuki hiểu nôm na là “kỹ năng múa hát”.

Trong tiếng Nhật, “Kabuki” vốn có  nguyên động từ kabuku – có nghĩa là tạo phong thái hào nhoáng thu hút sự chú ý, hay có những lời nói, hành động khác bình thường.

Đây là một loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản. Loại hình này tương tự như nhạc kịch của các nước châu Âu, kinh kịch của Trung Quốc hay nghệ thuật tuồng của Việt Nam.

1.2 Kabuki ra đời như thế nào?

Kabuki được bắt nguồn từ điệu múa do một cô gái khởi xướng vào những năm 1600. Đây vốn là một môn nghệ thuật dành cho nữ, thế nhưng hiện nay, những diễn viên Kabuki bắt buộc phải là nam giới.

Ban đầu, điệu múa này được những cô gái làng chơi biểu diễn, hướng đến tầng lớp thị dân. Tuy nhiên, do những cuộc ẩu đả tranh giành gái làng chơi xảy ra liên miên nên phụ nữ bị cấm biểu diễn. Từ đó, loại hình nghệ thuật này chỉ do những người nam diễn như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm: Phố đèn đỏ Nhật Bản Kabukicho Shinjuku

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Kabuki khởi nguồn từ điệu múa của 1 cô gái
Kabuki khởi nguồn từ điệu múa của 1 cô gái

Kabuki được ra đời vào khoảng thế kỷ 17 dưới hình thức biểu diễn tạp kỹ. Dần dần, nó trở thành một loại hình nghệ thuật được ưa chuộng vào thời Edo (1603- 1868).

Theo một số tài liệu, tổ sư của Kabuki là bà Izumo –no-okuni. Bà là người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật này dựa trên kịch Noh và Hu-ryu.

Kịch Kabuki thời kỳ này ngày càng được phổ biến với những điệu múa tình tứ và những cảnh đầy gợi cảm. Vì lý do này, năm 1692, chính quyền tướng quân Tokugawa đã cấm phụ nữ diễn những vở kịch này.

Đến thời Genroku (1688-1704), Kabuki trở thành một loại hình kịch nghệ nghiêm túc với kịch bản được đầu tư phức tạp. Đây cũng là thời điểm xuất hiện những nhà viết kịch vĩ đại, điển hình là  Chikamatsu Monzaemon.

Vào khoảng cuối thế kỷ 17, kịch rối Bunraku xuất hiện đã làm giảm tầm ảnh hưởng của Kabuki. Tuy nhiên, đến thế kỷ 18, Kabuki lại một lần nữa khẳng định vị thế, giành lại sự ủng hộ của tầng lớp thị dân.

Thế kỷ thứ 18 được đánh giá là thời kỳ hưng thịnh của sân khấu kịch kabuki do nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía tầng lớp thị dân. Sau một thời gian dài hình thành và phát triển, cách biểu diễn kabuki đã có nhiều biến đổi và dần trở nên chính thức hóa, đem đến những thông điệp ý nghĩa cho mọi người và được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Phù Tang.

Ngày nay, loại hình nghệ thuật này vẫn rất được yêu thích, trở thành loại hình kịch truyền thống được ưa chuộng nhất Nhật Bản. Các sân khấu kịch được tổ chức ở rất nhiều nơi trên thế giới. Loại hình nghệ thuật này vẫn rất được ưa chuộng tại Nhật  và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

2. Nghệ thuật Kabuki Nhật Bản có gì đặc biệt?

Không chỉ là một hình thức nghệ thuật biểu diễn, đây còn là một biểu tượng của văn hóa và truyền thống nghệ thuật của Nhật Bản với những nét độc đáo riêng biệt.

2.1 Điều gì làm nên nghệ thuật Kabuki?

Khi mới hình thành, những yếu tố quan trọng của các loại hình sân khấu khác, chủ yếu là kyogen, Noh và kịch rối bunraku, được đưa vào kabuki.

Là sự kết hợp của đối thoại, nghệ thuật diễn xuất và tính hiện thực của kyogen, Kabuki phát triển từ lối biểu diễn tạp kỹ, chủ yếu là múa và nhạc thành một hình thức nghệ thuật mới.

Không chỉ là sự kết hợp hài hòa của các loại hình nghệ thuật, Kabuki còn hướng đến đề tài đa dạng với các sự kiện lịch sử quan trọng trước thời Edo Nhật Bản, mô tả đời sống gia đình hay thể loại tình cảm lãng mạn về tầng lớp thị dân và nông dân. Điều này đem đến sức sống cho những vở kịch Kabuki Nhật Bản.

Kabuki biểu diễn nhiều loại nội dung từ lịch sử, truyền thuyết, hài hước, tình cảm
Kabuki biểu diễn nhiều loại nội dung từ lịch sử, truyền thuyết, hài hước, tình cảm

2.2 Những nét đặc trưng nổi bật của Kabuki

Kabuki được chia thành 2 thể loại chính là Jidaimono – kịch lịch sử chuyên đề cập đến các sự kiện lịch sử quan trọng của Nhật Bản và Sewamono – phản ánh đời sống của dân chúng và các câu chuyện tình yêu say đắm, cảm động.

Trong kịch Kabuki có 3 loại nhân vật điển hình là Tachiyaku – nhân vật nam trẻ, tốt bụng, Katakiyaku – kẻ xấu chuyên làm điều ác và Onnagata – nhân vật nữ. Đặc biệt hơn, mỗi nhân vật dựa vào màu sắc để  thể hiện các tính cách khác nhau như: màu đỏ thể hiện sự giận dữ, lòng đam mê; màu xanh hoặc đen là kẻ ác, xanh da trời là các thế lực siêu nhiên và màu tím là sự cao quý.

Trang phục được sử dụng trong Kabuki Nhật Bản là những chiếc Kimono cho phụ nữ được vẽ, thêu, hoặc in hoa văn. Nam giới sử dụng các trang phục chiến trận. Màu sắc, chi tiết trên trang phục cũng thể hiện được tính cách hoặc tầng lớp xã hội của nhân vật.

Sân khấu của Kabuki thường có lối đi bộ vào hẹp, bằng gỗ, gọi là Hanamichi.

2.3 “Thưởng thức’ cá tính của diễn viên

Có thể thấy, điểm khác biệt nhất của Kabuki với kịch phương Tây và một số thể loại khác là đôi khi cá tính của diễn viên được xem trọng hơn vai diễn trong vở kịch.

Chẳng hạn, khi diễn Jack Dawson, vai chính của bộ phim Titanic, Leonardo DiCaprio đã hoàn toàn nhập tâm vào vai diễn và trở thành một Jack Dawson thực sự.

Với Kabuki, có nhiều thời điểm giữa vở kịch, diễn viên sẽ ngừng diễn xuất. Thay vào đó là chào hỏi khán giả với tư cách diễn viên. Đây là một nét đặc trưng riêng biệt của Kabuki mà không thấy ở những loại hình kịch khác.

Kabuki cũng rất coi trọng cá tính của diễn viên. Diễn viên không chỉ hóa thân vào vai diễn. Hơn thế nữa, họ cần phải biết cách phát huy cá tính của mình như thế nào đó để đem lại những điều thú vị cho khán giả.

3. Thưởng thức Kabuki và những điều cần lưu ý

Để tận hưởng và cảm nhận trải nghiệm Kabuki một cách tự nhiên và sâu sắc nhất có thể, hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây:

  • Một vở kịch Kabuki kéo dài trong khoảng 4-5 tiếng. Tuy có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ, xong nhìn chung là ngồi suốt buổi.
  • Bạn cũng không cần quá xem trọng trang phục khi xem Kabuki. Bạn có thể mặc kimono đến xem, nhưng nếu mặc quần jean thì cũng chẳng có vấn đề gì cả.
  • Đặc biệt, ngay cả khi bạn không biết tiếng Nhật thì Nhà hát quốc gia ở Tokyo hay Kabukiza đều có trang bị tai nghe hướng dẫn bằng tiếng Anh.
  • Giá vẻ tùy vào nhà hát cũng như ghế ngồi. Nhìn chung, ở mức giá thấp thì với khoảng 3000 yên, bạn đã có thể mua được vé xem.
 Nên đọc trước về cốt truyện của vở kịch để hiểu rõ hơn về nội dung và các nhân vật
Nên đọc trước về cốt truyện của vở kịch để hiểu rõ hơn về nội dung và các nhân vật

Lời kết

Đi liền với dòng chảy thời gian, loại hình kịch truyền thống xứ sở Phù Tang này không hề mai một mà ngày càng phát triển, tạo ấn tượng với toàn thế giới, thu hút sự chú ý của du khách và thể hiện một sức sống bất tận. Hi vọng những thông tin trên đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Nhật Bản.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.