Khá giống với trò “bịt mắt bắt dê” của Việt Nam xong trò Kagome của Nhật Bản chứa đựng nhiều yếu tố “kinh dị”. Thậm chí, trong nhiều câu chuyện lưu truyền, người chơi có thể đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Vậy đây thực chất là trò chơi gì, luật chơi ra sao thì hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Bài Viết
1. Kagome là gì?
Đây là tên một trò chơi truyền thống ở Nhật theo kiểu “bịt mắt” khá phổ biến trên thế giới. Nó cũng tương tự như trò “bịt mắt bắt dê” của Việt Nam. Trong Kagome, sẽ có một người được chọn làm “Oni” và người này bị bịt mắt, ngồi vào giữa vòng tròn quay xung quanh là những người chơi còn lại. Các người chơi còn lại sẽ nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn và đi xung quanh “oni”. Trong khi di chuyển, họ sẽ hát vang bài đồng dao “kagome” . Bản phiên âm của lời bài hát là:
“Kagome Kagome Kago no naka no Tori wa. Itsu Itsu deyaru? Yoake no ban ni. Tsuru to Kame ga subetta.Ushiro no shoumen dare?”
Tạm dịch: “Kagome Kagome, hỡi chú chim trong lồng.
Khi nào thì chú sẽ thoát khỏi lồng giam?
Vào buổi bình minh và lúc tối trời.
Cả sếu và rùa đều trượt ngã.
Ai sẽ là người đứng ngay sau chú?”
Sau khi bài đồng dao kết thúc, “oni” phải đoán tên của người đang đứng ngay phía sau mình. Nếu đoán đúng, người đó sẽ phải trở thành “oni” thay thế. Còn nếu đoán sai thì trò chơi sẽ lại tiếp tục.
2. Luật chơi “Kagome Kagome” như thế nào?
Thông thường, trò chơi cần khoảng 7 người chơi. Trong đó 1 người sẽ được chọn làm ” Oni ” ( một loại quỷ xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại của Nhật Bản).
Oni sẽ bị bịt mắt. Người được chọn làm quỷ sẽ đứng vào giữa vòng tròn và tất cả mọi người sẽ vỗ tay, hát bài Kagome ở trên. Khi bài hát kết thúc, Oni sẽ phải chỉ ra người đứng sau lưng mình. Nếu Oni đoán đúng thì người đứng sau phải thay thế Oni, còn nếu sai thì bài hát ” Kagome Kagome ” lại được tiếp tục.
3. Trò chơi Kagome và việc “đánh đổi bằng mạng sống”
Nếu trò Kagome chỉ đơn thuần như vậy thì có lẽ trò chơi này không “đáng sợ”. Vậy yếu tố nào khiến Kagome trở thành trò chơi kinh dị tại Nhật Bản?
Người ta thường kể lại rằng, tại Nhật Bản ngày xưa, vào thời kỳ nghèo đói, một số ngôi làng vì quá thiếu thốn thức ăn đã phải chơi trò chơi này để có thêm nguồn lương thực.
Cách thức chơi không có gì khác thường, tuy nhiên, nếu người bị chọn làm “oni” đoán sai tên người phía sau mình, thì người đó sẽ bị đem đi làm thức ăn cho cả làng. Một số câu chuyện khác lại nói rằng ở một số ngôi làng khác thì người thua “chỉ bị” chặt một số bộ phận trên cơ thể đi mà thôi.
Xem thêm: Top Phim kinh dị Nhật Bản “ám ảnh” nhất mọi thời đại |
4. Kagome và những câu chuyện kinh dị liên quan
Bên cạnh câu chuyện về việc người chơi đánh đổi mạng sống, trò chơi này còn liên quan đến nhiều câu chuyện kể kinh dị khác, khiến trò chơi này trở thành nỗi “ám ảnh” của nhiều người dân “đất nước mặt trời mọc”.
4.1 Câu chuyện về người phụ nữ xảy ra
Kagome trở thành đề tài yêu thích của những người mê chuyện kinh dị chính bởi gốc gác “kém rõ ràng” của nó. Tuy nhiên, có một lời đồn vô cùng đáng sợ về nguồn gốc của trò chơi này.
Trong tiếng Nhật, từ “Kagome” có nghĩa là “người phụ nữ mang thai” và câu “hỡi chú chim trong lồng” trong bài đồng dao chính là ám chỉ đứa bé mà thai phụ đang mang trong mình.
Người phụ nữ này đã bị một kẻ nào đó đẩy ngã, dẫn tới cái chết đau đớn của cả hai mẹ con (“Cả sếu và rùa đều trượt ngã”). Trong uất hận và đau khổ, người phụ nữ ấy đã truy tìm kẻ đã hãm hại mình để trả thù (“Ai sẽ là người đứng ngay sau chú?”)
4.2 Câu chuyện những dòng chữ bằng máu
Một câu chuyện khác cũng được lưu truyền rộng rãi là là giai thoại về một cậu bé sống tại ngôi làng nọ. Một ngày nọ, trong làng xảy ra một vụ án mạng, nạn nhân là một trong những người bạn của cậu bé.
Người thân tìm thấy cô bé ấy đã chết trên giường của cô, máu chảy thành một vòng tròn xung quanh cô. Điều đặc biệt chính là tư thế của cô bé, cô đang ngồi, hai đầu gối co lại, tay và đầu áp chặt vào đầu gối, mắt trợn trừng, môi cô cong lên thành một nụ cười ma mị. Không có bất cứ vết thương nào trên người cô cả. Và hung thủ cũng chẳng bao giờ được tìm thấy.
Những gì mọi người tìm thấy chỉ là những dòng chữ được viết bằng máu trên bức tường cạnh giường – lời bài đồng dao “kagome” .
Vài năm trôi qua, cậu bé cùng với gia đình chuyển tới một nơi khác, một ngày nọ, khi đang chơi trong khu rừng gần nhà, cậu bé bắt gặp một đám người trạc tuổi mình, đôi mắt họ trợn trừng, trắng dã. Họ lập tức quây thành một vòng tròn xung quanh cậu, miệng hát vang bài đồng dao, và trong đám người đó, cậu bé nhận ra một gương mặt quen thuộc – cô bạn đã qua đời vài năm trước của mình.
Và sau đó không còn ai thấy cậu bé ấy nữa.
4.3 Bài hát vocaloid kinh dị
Không chỉ phổ biến với những câu chuyện kinh dị kỳ quái, trò chơi còn là nguồn cảm hứng cho âm nhạc. Nếu bạn là fan của vocaloid thì chắc hẳn không còn xa lạ với bài hát “kagome kagome” do Hatsune Miku biểu diễn.
Bài hát kể về câu chuyện về những đứa trẻ mồ côi trở thành nạn nhân của các thí nghiệm tàn ác, thi thể không nguyên vẹn của chúng bị bỏ trong khu rừng quanh khu thí nghiệm, không người chôn cất.
Linh hồn của lũ trẻ xấu số ấy đã ám khu rừng và phòng thí nghiệm, dụ dỗ mọi người vào căn phòng đáng sợ của chúng, khiến họ phải chịu đựng một cái chết đau đớn và thê thảm như chúng từng chịu.
Với Concept u tối, giọng hát rùng rợn và ma mị của Miku cùng với giai điệu u ám tới lạnh người của bài hát đã truyền tải rõ nét giai thoại kinh dị ẩn sau trò chơi này.
Xem thêm: Vocaloid là gì? |
Lời kết
Gắn liền với những câu chuyện kinh dị và giai thoại đầy bí ẩn, trò chơi Kagome Nhật Bản trở thành trò chơi kinh điển và kinh dị trong tâm thức của người Nhật. XKLĐ Thanh Giang hi vọng phần chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm về văn hóa tinh thần của người Nhật.
THANH GIANG CONINCON GROUP
- Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 091.858.2233
- Email: contact@thanhgiang.org
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.