Khám phá nét đặc trưng và nổi bật trong nền giáo dục Nhật Bản so với các nước khác

Nhật Bản là một đất nước vô cùng tươi đẹp. Mặc dù là nơi có nhiều thiên tai xảy ra hàng năm như động đất, núi lửa, sóng thần nhưng được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất nhiều cảnh đẹp, hùng vĩ. 

Nhắc đến Nhật Bản, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi nền giáo dục Nhật Bản rất tân tiến và văn minh. Để có được nền kinh tế vững mạnh như hiện tại ta không thể cảm phục cách giáo dục của họ. Cùng Thanh Giang khám phá nét tiêu biểu về nền giáo dục của Xứ Phù Tang qua bài sau. 

Nội Dung Bài Viết

Sơ lược về nền giáo dục Nhật Bản

Giáo dục Nhật Bản là một phạm trù rộng không chỉ bao gồm giáo dục trong nhà trường. Giáo dục ở Nhật còn bao gồm giáo dục tại gia và giáo dục ngoài xã hội. Theo ghi chép lịch sử, hệ thống giáo dục đầu tiên của Nhật được thành lập vào năm 701. 

Sau đó, phổ cập đầu tiên tới lớp Quý tộc, Samurai… Cho đến thời Edo, giáo dục đã được phổ biến rộng rãi tới toàn thể người dân. Đến thời Minh Trị, hệ thống giáo dục trường học hiện đại theo lối Phương Tây được thành lập. 

Sau khi chiến tranh kết thúc, nền giáo dục Nhật Bản bước vào giai đoạn cải cách hệ thống. Cuộc cải cách được dựa trên Hiến pháp của Nhật, Luật Giáo dục cơ bản, luật giáo dục tại trường học…

Như vậy, hệ thống giáo dục được phân chia làm các cấp bậc cụ thể: giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Đại học. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hệ thống giáo dục có chút thay đổi.

Có nghĩa là, người học thay vì trải qua giai đoạn bài bản có thể học nhảy lớp hay nhảy trường. Ví dụ như có thể nhảy qua lớp 1, lớp 1 và chuyển lên lớp học cao hơn…

Nhìn chung, theo như nền giáo dục ở Nhật, trẻ em theo xu hướng tự do thoải mái khi còn nhỏ. Nhất là trong vấn đề kỷ luật. Mặt khác, với người kế thừa truyền thống Nho giáo. Họ sẽ có xu hướng cọi trọng việc học của cá nhân và bản thân lên trên hết.

Chính vì sống tại nước coi trọng tư tưởng như vậy, người Nhật rất coi trọng việc duy trì trật từ xã hội hay nền giáo dục. Đó là một trong những mục đích và chuẩn mực đạo đức xã hội. Đồng thời, góp phần đưa nền đất nước Nhật vững mạnh và ngày càng phát triển hơn.

Những điểm đặc trưng trong nền giáo dục Nhật Bản

Có thể nói, nền giáo dục Nhật Bản có nhiều điểm đặc trưng và nổi bật. Với người Nhật, họ quan niệm rằng, tất cả mọi người sẽ cùng hướng tới một chương trình học vấn chung. Mục đích của việc giáo dục chính là cải thiện đồng đều cho tất cả mọi người.

Do đó, thông qua phương pháp giáo dục, các học viên sẽ tạo cho mình 1 thái độ tốt hơn để học tập và làm việc. Đồng thời, bạn sẽ giữ vững tinh thần, kiên trì và không bỏ cuộc. Đặc biệt, thông qua sự nỗ lực của bản thân sẽ giúp cho người học phát triển được khả năng của bản thân mình.

Nói cách khác, nền giáo dục ở Nhật chính là giúp cho học sinh có thể làm tất cả mọi thứ trong khả năng. Đồng thời, sẽ được hướng dẫn mọi thứ khi bản thân không làm được.

Hiện nay, nhắc tới đặc điểm nổi bật của nền giáo dục Nhật, chúng ta có thể liệt kê ra một số điểm đặc trưng như:

>>> Đạo đức chính là giá trị cốt lõi cần ghi nhớ

Người ta thường nói “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Một câu nói hết sức ngắn gọn nhưng đủ để thấy được đạo đức quan trọng như nào. Bất kỳ quốc gia nào không chỉ riêng Nhật, họ rất đề cao đạo đức của con người.

Nói đến Nhật Bản, vấn đề đạo đức lại càng được chú trọng. Với người Nhật, đạo đức chính là giá trị cốt lõi. Trước khi học kiến thức, học những điều cao quý khác, bạn cần phải học về đạo đức.

Đạo đức chính là phép cư xử giữa mọi người với nhau. Là cách thể hiện sự tôn trọng, lễ phép đối với mọi người. Học cách kính trên nhường dưới, khiêm tốn và thật thà..

>>> Trẻ em sẽ được rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ

Rèn luyện tính Tự lập ở trẻ là một nét đặc trưng riêng ở Nhật. Thay vì bao bọc, nâng niu trẻ từ nhỏ. Người Nhật sẽ dạy con cách tự lập từ trong tư duy cho tới hành động. Đây là cách giúp con trẻ có thể dễ dàng thích nghi với mọi môi trường mới.

Chính vì vậy, bạn sẽ không thấy lạ khi học sinh ở Nhật được trải nghiệm thực tế nhiều. Bởi lẽ, giáo viên ở Nhật chỉ hướng dẫn và giúp đỡ nhưng không dẫn dắt quá nhiều cho các em. Mục đích để các em tập làm quen với mọi thứ, tự làm các công việc cần thiết thay vì nhờ người khác giúp đỡ hoặc làm hộ.

>>> Không đặt nặng vấn đề thi cử

Kiến thức học đường là một kiến thức vô cùng lớn và rộng rãi. Việc thi cử là một hình thức đánh giá khả năng của các em trong suốt quá trình tiếp thu và học tập trên lớp. Rất nhiều quốc gia, họ dựa trên điểm số hay kết quả thi cử để đánh giá nền giáo dục của trường học.

Tuy nhiên, với Nhật Bản lại khác, họ không đặt nặng vấn đề điểm số hay kết quả thi cử lên học sinh. Trường học rất tôn trọng các em học sinh. Đặc biệt, mong muốn cho tất cả các em theo học tại môi trường bình đẳng nhất.

Do vậy, kết quả học tập sẽ không được công bố tới tất cả mọi người. Ngoài ra, muốn cho các em thoải mái nhất khi bước vào giảng đường học tập. Không chỉ vậy, khi bạn có cơ hội tìm hiểu sâu về giáo dục học đường tại Nhật. 

Bạn sẽ thấy, các kỳ thi chuyển cấp sẽ hướng tới vấn đề giám sát giáo dục thay vì đánh giá năng lực của các em. Mặt khác, 3 năm đầu đời tại cấp tiểu học, các em chủ yếu được tập trung đào tạo về nhân cách đạo đức để trở thành người tốt. Cho nên, các em sẽ không phải thi bất kỳ một học nào khi lên học tới lớp 4. 

>>> Trước khi học để lấy kiến thức cần phải học để làm người

Giáo dục là yếu tố quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, giáo dục làm người được đặt lên hàng đầu. Một đứa trẻ học được cách tôn trọng và giúp đỡ người khác. Đồng thời, được học cách ứng xử và tôn trọng với tất cả mối quan hệ như gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh.

Khi đó, sẽ tạo ra một thế hệ tương lai tốt, sống có đạo đức, kỷ luật. Bên cạnh đó, góp phần tạo nên một đất nước văn minh và lịch sự hơn.  

Việc học đối nhân xử thế và đạo đức tốt, các em sẽ được trang bị kiến thức cần thiết. Điều này sẽ giúp các học sinh được phát triển bản thân trong một môi trường tốt nhất.

>>> Tỷ lệ học sinh bỏ học, đi muộn chiếm tỷ lệ dưới 1%

Người Nhật nổi tiếng trong vấn đề kỷ luật. Đây là một phần rất nhỏ trong chương trình giáo dục của họ. Nếp sống này được áp dụng và rèn luyện ngay từ khi các em còn rất nhỏ. Đồng thời, sẽ theo sát các em trong suốt quá trình sau này.

Cho nên, bạn sẽ thấy tỷ lệ học sinh đi muộn hay bỏ trốn gần như là không có. Thậm chí, nếp sống này được duy trì ngay cả trong môi trường làm việc và cuộc sống hàng ngày. Được biết, nếu cá nhân hay học viên nào vi phạm, sẽ phải chịu hình thức kỷ thuật nghiêm khắc.

Chính vì vậy, họ rất tuân thủ và chấp hành nghiêm thay vì chống đối.

Điểm khác biệt ở nền giáo dục Nhật Bản so với các nước khác

Sau khi tìm hiểu nét đặc trưng trong nền giáo dục Nhật Bản ở trên, bạn sẽ được khai thông rất nhiều điều mới. Tuy nhiên, ngoài mang những nét đặc trưng riêng trong nền giáo dục. Ở Nhật, nền giáo dục của họ có nhiều khác biệt so với các nước khác. Cụ thể:

Về phương pháp dạy trong hệ thống giáo dục

Đối với các nước khác, giáo viên sẽ đảm nhiệm chức vụ chính là dạy học sinh cách học. Sau đó các em sẽ được thực hành sau khi được trang bị phương pháp học.

Với Nhật Bản lại khác, ngoài đảm nhiệm nghĩa vụ cung cấp phương pháp dạy. Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và dạy các em các hoạt động ngoại khóa liên quan đến cuộc sống hàng ngày của các em.

Về cấp bậc đào tạo trình độ trong giáo dục

Tùy vào mỗi quốc gia, hệ thống giáo dục sẽ khác nhau dựa trên từng tiểu bang. Ngoài ra, thời gian học tập đều được xác định rõ số năm cụ thể:

  • Từ chương trình giáo dục bắt buộc
  • Số năm học cấp tiểu học
  • Số năm xác định học trung học…
  • Thậm chí cả chương trình, sách giáo khoa cũng được cố định.

Tuy nhiên với Nhật Bản, hệ thống giáo dục học sẽ gồm các cấp sau:

– Cấp giáo dục tiểu học gồm có mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học dạy nghề khóa 1 năm trở lên( với hệ cao đẳng nghề). Trong đó, cấp mẫu giáo kéo dài từ 1- 3 năm, cấp tiểu học 6 năm, trung học cơ sở kéo dài 3 năm.

– Cấp giáo dục trung học phổ thông gồm có: Trung học Phổ thông, Cao đẳng công nghệ, Khóa học trung học chuyên nghiệp, khóa học cao đẳng đào tạo đặc biệt từ 2 năm trở lên, khóa học trung học nâng cao… 

Trong đó, chương trình học trung học phổ thông kéo dài 3 năm. 

– Cấp giáo dục đại học gồm: Cao đẳng cơ sở, cao đẳng công nghệ; Đại học; Tốt nghiệp. Trong đó, chương trình cao đẳng 2 năm, cao đẳng kỹ thuật từ 5 – 5,5 năm. Đại học ngắn hạn kéo dài 2 năm. Đại học chính quy 4 năm, còn trường nghề từ 1 năm trở lên…

Qua bài viết trên, Thanh Giang mong rằng bạn đọc sẽ có cái nhìn sâu hơn về nền giáo dục Nhật Bản. Đồng thời, có thể học tập những nét đẹp và giáo dục của họ để bản thân trở nên tốt hơn. Nếu bạn yêu thích đất nước Nhật và muốn tìm hiểu sâu hơn về họ. Đặc biệt, có ý định đi du học Nhật hay học tiếng Nhật, hãy liên hệ với Thanh Giang để được tư vấn nhé! 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.