Lừa đảo xuất khẩu lao động vì sao nhiều người mắc bẫy đến vậy?

Xuất khẩu lao động là con đường hy vọng mà nhiều người lao động mong muốn tìm kiếm cách đổi đời. Thế nhưng, nhiều người dồn cả hy vọng, tiền bạc, thậm chí gia đình phải cầm cố tài sản vay tiền để đi xuất khẩu lao động nhưng lại bị lừa đảo trắng trợn. Vậy nguyên nhân vì sao người lao động lại dễ bị dụ dỗ để rồi trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo trên?. Hãy cùng tìm hiểu Lừa đảo xuất khẩu lao động vì sao nhiều người mắc bẫy đến vậy?

Có 4 nguyên nhân khiến người lao động dễ dàng mắc bẫy lừa đảo đi xuất khẩu lao động. Hãy tìm hiểu lần lượt từng nguyên nhân để nâng cao cảnh giác cũng như trang bị thêm kiến thức cho bản thân.

Nội Dung Bài Viết

Nguyên nhân từ chính bản thân người lao động.

Lừa đảo xuất khẩu lao động nhiều người vẫn mắc bẫy?. Dù chiêu trò cũ nhưng vẫn nhiều người mới sa bẫy là do chính bản thân người lao động không chịu tìm hiểu kỹ, không trang bị những kiến thức về quy định, pháp luật mới dễ dàng để kẻ xấu lợi dụng lừa đảo. Phần lớn đối tượng đi xuất khẩu lao động là những người lao động phổ thông, họ đến từ các vùng quê nên sự tiếp cận thông tin, kiến thức còn hạn chế.

Chính vì vậy, lừa đảo xuất khẩu lao động không phải là vấn đề mới lạ. Dù đã được cảnh báo và phát thông báo trên những phương tiện thông tin đại chúng nhưng đôi khi người lao động chủ quan, vì nghĩ đến cái lợi trước mắt mà tặc lưỡi mạo hiểm. Dễ tin vào những lời hứa hẹn suông chính là lý do khiến nhiều người bị mất trắng.

Tóm lại, chính trình độ nhận thức, sự cả tin là nguyên nhân chính khiến cho việc lừa đảo xuất khẩu lao động chiêu trò cũ nhưng vẫn có rất nhiều nạn nhân mới.

Nguyên nhân từ truyền thông và những tin đồn.

Nguyên nhân thứ 2 cũng có liên quan đến phía người lao động đó là do vai trò của truyền thông và những tin đồn. Lừa đảo xuất khẩu lao động vì sao nhiều người mắc bẫy đến vậy là do việc truyền thông, cảnh báo về những chiêu trò lừa đảo, cũng như những quy định của pháp luật đến với người dân chưa đầy đủ. Dẫn đến tâm thế chủ quan, dễ bị lừa đảo.

Ngoài ra, những lời đồn ngon ngọt về đất nước Nhật Bản công việc nhàn hạ mà lương cao, đời sống tốt khiến nhiều người bất chấp bỏ quê, cố gắng huy động một số tiền lớn và sẵn sàng “đầu tư” cho các đối tượng môi giới sao cho được đổi đời nhanh nhất.

Nguyên nhân do sự lỏng lẻo trong quy định pháp luật

Một nguyên nhân khách quan của vấn nạn này là do sự lỏng lẻo trong khâu quản lý, kiểm tra và các hình phạt chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Có thể hình dung, các cá nhân, tổ chức lừa đảo xuất khẩu lao động có thể lừa một số tiền rất lớn, lên đến vài trăm triệu đồng, hoặc ít theo kiểu lừa ôm tiên đặt cọc cũng vài chục triệu đồng/1 người.

Đây là khoản tiền quá lớn khiến nhiều đối tượng nảy lòng tham, bất chấp để lừa đảo dù chỉ cần 1 vài người trót lọt đã có thể có được khoản tiền lớn rất dễ dàng. Trong khi những chế tài xử phạt đối với những trường hợp này chủa đủ nghiêm khắc. Chính vì vậy các cá nhân, đơn vị lừa đảo mới xuất hiện nhiều khiến người lao động gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công ty uy tín.

Lừa đảo xuất khẩu lao động ngày càng nhiều chiêu trò tinh vi khiến nhiều người sa bẫy.

Tiếp theo, lừa đảo xuất khẩu lao động vì sao nhiều người mắc bẫy còn do các chiêu trò, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Bạn có thể hình dung về một số dấu hiệu, chiêu trò lừa đảo như sau:

  • Ôm tiền đặt cọc. Có những tổ chức, cá nhân hoàn toàn không có chuyên môn, cũng không được cấp phép hoạt động trong vai trò tư vấn, môi giới xuất khẩu lao động cũng tự nhận mình có thể, để tìm kiếm những người có nhu cầu. Họ có thể dùng một vài loại giấy tờ giả mạo khiến những người chủ quan tin tưởng và dễ dàng đưa tiền cho họ gọi là đặt cọc. Nhưng đương nhiên, sau một thời gian đặt cọc mà không thấy được gọi làm các thủ tục tiếp theo như đã hẹn, họ mới vỡ lẽ bị lừa và biết được đơn vị lừa mình thực ra không có thật.
  • Chiêu thứ 2 là làm giả hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng lao động có dấu giả mạo và chữ ký giả mạo của cục quản lý lao động ngoài nước. Nhiều trung tâm còn tư vấn bạn mua bằng giả để đủ điều kiện chẳng hạn.
  • Làm giả visa: Các đối tượng có thể lừa đảo theo hình thức làm giả visa du lịch, visa thương mại với lời hứa sau khi sang đó sẽ có công ty bên nước đó lo việc chuyển đổi visa cho bạn. Đây chắc chắn là một hình thức lừa đảo dành cho bạn.  

Trên đây là những nguyên nhân lừa đảo xuất khẩu lao động khiến nhiều người mắc bẫy và một số chiêu trò lừa đảo xuất khẩu lao động hiện nay mà chúng ta cần nắm để có cách nhận diện và phòng ngừa. 

Mọi băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Hotline: 091 858 2233

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.