Seppuku – Cái chết danh dự của các Samurai

Thường được gọi là “hara – kiri”, Seppuku là một nghi lễ tự sát bắt nguồn từ những chiến binh Samurai. Theo tinh thần Samurai, mổ bụng tự sát là một cái chết cao quý, là nghi lễ trang trọng nhất để thể hiện lòng trung thành và tự tôn danh dự của một Samurai chân chính.

Nội Dung Bài Viết

1. Seppuku là gì?

Seppuku (tiếng Nhật: 切腹, Hán Việt: thiết phúc, có nghĩa là “mổ bụng“) là một nghi thức xưa của người Nhật. Theo nghi thức này, một Samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất thủ hay khi chủ bị chết để tránh bị rơi vào tay quân thù và bị làm nhục.

Seppuku được xem là một phần chân chính của võ sĩ đạo. Việc tự mổ bụng không chỉ là cách các Samurai tránh rơi vào tay quân thù mà còn có thể được các lãnh chúa ra lệnh phải tự mổ bụng.Sau này, các Samurai bị ô nhục được phép tự mổ bụng thay vì hành quyết theo cách thông thường.

Mục đích chính của nghi lễ này là bảo vệ danh dự của Samurai, vì thế, nếu không thuộc tầng lớp võ sĩ đạo, sẽ không bao giờ được thực hiện nghi lễ này.

2. Nghi thức mổ bụng Seppuku và cái chết danh dự của Samurai chân chính

2.1 Nghi thức Seppuku có từ khi nào?

Nghi thức tự sát cổ xưa này có từ thời Edo của Nhật Bản. Tuy nhiên, hình thức này đã được hoàn toàn bãi bỏ vào năm 1873, sau cuộc cải cách của Thiên hoàng Minh Trị.

Tinh thần võ sĩ đạo trở thành chuẩn mực ứng xử của người dân xứ Phù Tang

Người đầu tiên thực hiện nghi thức Seppuku là một nhà thơ – chiến binh Samurai có tên là Minamoto no Yorimasa. Ông đã dùng cách này để giữ gìn danh dự của một võ đạo khi bị kẻ thù bắt giữ trong một trận chiến.

Điều đặc biệt là, không phải Samurai nào cũng được tự chọn cho mình cái chết danh dự . Thường chỉ những người lập nhiều công lớn như tướng quân, đội trưởng….  mới được thực hiện nghi thức Seppuku long trọng.

Đến những năm 1400, Seppuku  – mổ bụng tuẫn tiết đã biến thành một hình thức tử hình phổ biến đối với các Samurai phạm tội. Trong bất cứ trường hợp nào thì đây cũng được coi là một hành động và sự hy sinh vô cùng dũng cảm, thể hiện tinh thần của Bushido, một bộ quy ước hành vi cổ xưa của các samurai.

Bên cạnh đó, còn có một nghi lễ tương tự dành cho phụ nữ, gọi là “Jigai”. Theo đó, người phụ nữ sẽ cắt cổ họng mình bằng một con dao đặc biệt được gọi là “tanto”.

Cùng với sự suy giảm của Samurai vào cuối thế kỉ 19, nghi lễ mổ bụng không còn được thịnh hành. Tuy vậy, nó vẫn không biến mất hoàn toàn.

Tướng Nogi Maresuke của Nhật Bản đã tự mổ bụng mình vào năm 1912 để thể hiện sự trung thành với Hoàng đế Meiji khi ông qua đời. Trong thế chiến thứ hai cũng có rất nhiều binh sĩ cũng đã chọn mổ bụng tự sát thay vì đầu hàng.

2.2 Seppuku – Cái chết danh dự được thực hiện như thế nào?

Khi bắt đầu nghi lễ Seppuku, Samurai sẽ được tắm rửa sạch sẽ để phủi hết bụi trần, để cơ thể được thanh sạch nhất. Họ sẽ được choàng trên mình một chiếc áo Kimono màu trắng một cách cẩn thận, thể hiện khí phách của một người anh hùng. Họ ngồi trên một tấm thảm đặc biệt chỉ dành riêng cho nghi thức Seppuku và viết một bài thơ cuối cùng gọi là bài thơ chết.

Tiếp đó, người Samurai này sẽ ăn những món ăn mà họ yêu thích. Khi ăn xong, họ sẽ được ban một thanh đoản kiếm wakizashi, đặt ngay ngắn trước mặt.

Sau khi cởi áo Kimono, võ sĩ Samurai sẽ ngồi kiểu Seiza, cẩn thận lấy dây đai áo buộc xuống dưới hai đầu gối để giữ cho mình khi mổ bụng vẫn giữ được tư thế ngã sập (thay vì ngã ngửa), tạo một tư thế xứng đáng với tinh thần Samurai.

Các võ sĩ đạo coi Seppuku là nghi thức bảo toàn khí tiết
Các võ sĩ đạo coi Seppuku là nghi thức bảo toàn khí tiết

Cuối cùng, họ lấy thanh kiếm ngắn Wakizashi đã để trước mặt từ từ đâm vào bụng, chậm rãi xoáy mạnh dao vào bụng đâm một đường từ trái sang phải.

Sẽ có một võ sĩ phụ lễ tuốt kiếm chờ sẵn. Đó là các “Kaishakunin” – người làm công việc chém đầu người Samurai – sau khi họ thực hiện nghi lễ Seppuku để giảm bớt sự đau đớn. Các Kaishakunin này thường là một người quen hay một người bạn nhưng phải giỏi kiếm đạo.

Việc chặt đầu võ sĩ Samurai cũng cần có “nghệ thuật” yêu cầu phải có kỹ thuật dùng kiếm đạt ở mức chính xác cao. Một nhát chém hoàn hảo theo đúng nghi thức sẽ được thực hiện ngay sau khi thanh dao vừa ngập vào ổ bụng của người Samurai.

Để kết thúc nghi thức, Kaishakunin sẽ bước xuống bục hành lễ, lấy một mẩu giấy và trịnh trọng lau vết máu trên kiếm. Thanh kiếm wakizashi thì được giữ lại như vật kiểm chứng của nghi lễ Seppuku thiêng liêng.

Trong một vài trường hợp, các Samurai dũng cảm sẽ yêu cầu Kaishakunin không thực hiện việc chém đầu sau khi các Samurai hoàn tất nghi thức mổ bụng. Điều này đồng nghĩa rằng sự đau đớn của các Samurai sẽ tăng lên gấp bội, nhưng danh dự của họ lại càng cao hơn nữa.Trong thời kỳ hưng thịnh, nghi lễ thường diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người với mục đích chính là bảo vệ danh dự của võ sĩ đạo.

2.3 Cái chết đau đớn của những Samurai

Nghi thức tự sát có thể do lãnh chúa trừng phạt hoặc do Samurai lựa chọn
Nghi thức tự sát có thể do lãnh chúa trừng phạt hoặc do Samurai lựa chọn

Bên cạnh Seppuku, một số Samurai lựa chọn cách chết đau đớn hơn trong nghi lễ này gọi là jūmonji-giri (nghĩa là “Cắt hình chữ thập”). Lúc này, trong nghi lễ sẽ không có Kaishakunin để kết thúc nhanh chóng nỗi đau của người Samurai. Với cách tuẫn tiết này thì, sau vết cắt đầu tiên, Samurai sẽ cắt vết thứ 2, đau đớn hơn nhiều, cắt dọc theo dạ dày. Khi một Samurai chấp nhận trở thành jumonji-giri sẽ phải chịu đựng một cái chết trong sự yên lặng bằng việc bị mất máu dần dần, đôi bàn tay sẽ che lấy khuôn mặt và ra đi một cách từ từ.

Tuy nhiên, các võ sĩ cũng có thể cần đến sự giúp đỡ từ các “Kaishakunin – 介錯人” (Giới Thác Nhân) – người làm công việc chém đầu Samurai. Sau khi họ thực hiện nghi lễ Seppuku thì người chém đầu sẽ thực hiện bước cuối cùng để các Samurai giảm bớt đau đớn.

Việc chém đầu đòi hỏi sự nhanh nhạy, chính xác và hoàn hảo. Một nhát chém hoàn hảo được thực hiện ngay sau khi thanh kiếm vừa ngập vào ổ bụng của chiến binh Samurai. Cùng với đó phải giữ lại một phần da dính ở cổ để đầu của võ sĩ không bị văng ra ngoài. Cuối cùng, Kaishakunin sẽ bước xuống bục hành lễ và dùng một mẩu giấy lau đi vết máu trên thanh đoản kiếm.

Có thể bạn quan tâm:

  • Kabuki (Ca Vũ Kỹ) – Loại hình nghệ thuật đặc sắc tại “xứ hoa anh đào”
  • Geisha là gì? Maiko là gì? Bạn biết gì về “con người nghệ thuật” Geisha?

Ảnh hưởng của nghi thức Seppuku đến quốc nạn tự sát tại Nhật

Thời kỳ vinh quang của các Samurai đã kết thúc chính thức từ những năm 70 của thế kỷ 19, sau khi Thiên hoàng Minh Trị ban hành lệnh đình chỉ việc sử dụng kiếm. Tuy nhiên, triết lý và tinh thần của các Samurai vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy và tâm hồn của người dân đảo quốc này.

Seppuku trước đây được coi là một biểu hiện của lòng can đảm không khuất phục của các Samurai, nhưng theo thời gian, ý nghĩa đẹp đẽ ấy dần biến tướng khiến nhiều người hiểu lầm rằng tự sát cũng là một hành động anh hùng, giúp bảo vệ danh dự và lòng tự trọng cá nhân. Người Nhật luôn nổi tiếng với tinh thần sống và làm việc theo môi trường, cẩn trọng, thậm chí không dung thứ cho bất kỳ sai lầm nào. Do đó, khi gặp phải thất bại nặng nề, nhiều người thường chịu áp lực, lo sợ sự phê phán, đánh giá từ xã hội và tự trách bản thân. Họ tin rằng, chỉ có cái chết mới có thể chuộc tội và bảo vệ danh dự.

Nhiều người cho rằng tự sát là cách để bảo toàn danh dự
Nhiều người cho rằng tự sát là cách để bảo toàn danh dự

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, khi Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ tự tử trong nước đã tăng đáng kể. Ngày nay, nhiều trường hợp tự tử được cho là do sự hổ thẹn vì thất nghiệp hoặc không muốn trở thành gánh nặng tài chính cho gia đình. Không ít lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức Nhật Bản đã tự kết liễu đời mình thay vì xin lỗi và chịu trách nhiệm với người dân.

Tinh thần Võ sĩ đạo của các Samurai luôn là tiêu chuẩn đạo đức, là nền tảng của văn hóa xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc cần nhìn nhận một cách linh hoạt hơn để không bị kìm hãm và bó buộc vào những quan niệm sai lầm.

Lời kết

Trên đây là nghi lễ Seppuku đáng sợ của Nhật Bản xưa. Tuy nhiên, với Samurai thì đây lại là một nghi lễ anh hùng cho một con người anh hùng. Đây cũng chính là lý do mà các Samurai không chỉ nổi tiếng với tài dùng kiếm, trọng danh dự mà họ còn nổi tiếng với sự dũng cảm, dùng cái chết đau đớn nhất để bảo vệ thanh danh của mình.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.