Không chỉ là quốc gia hứng chịu nhiều động đất, thảm họa sóng thần cũng thường xuyên đe dọa người dân Nhật Bản. Đây là một trong những thảm họa thiên nhiên gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại đất nước này. Vậy thật sự sóng thần Nhật Bản đáng sợ như thế nào?
Nội Dung Bài Viết
“Nhìn lại” thảm họa SÓNG THẦN ĐEN tại Nhật Bản
Năm 2011 dường như là “nỗi đau” với người Nhật. Đây là năm Nhật Bản ghi nhận trận động đất “lịch sử”. Thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản đã xóa sổ nhiều thị trấn, gây sự cố rò rỉ hạt nhân và khiến hàng nghìn người dân rơi vào tình cảnh tuyệt vọng.
Vào lúc 14h46 ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ Richter, mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới, đã làm rung chuyển “đất nước mặt trời mọc”. Tâm chấn ở vùng đông bắc Nhật Bản, cách Tohoku khoảng 70km về phía đông.
Trận động đất này đã kéo theo cơn sóng thần khổng lồ. Trong vòng một giờ xảy ra động đất, các thị trấn dọc bờ biển đều bị những đợt sóng khổng lồ san phẳng. Những ngọn sóng cao 4-5m liên tiếp ập lên nhà cửa và những cánh đồng. Ở mức cao nhất, sóng thần tại Miyako, Iwate, được ước tính cao đến 40 m.
Thiệt hại nặng nề từ sóng thần Nhật Bản – Thảm họa kép
“Bức tường nước” đáng sợ di chuyển với tốc độ của một chiếc máy bay phản lực nuốt chửng tất cả mọi thứ trên đường đi của nó. Nước làm ngập các lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân Fukushima I gây ra vụ rò rỉ phóng xạ tồi tệ nhất kể từ thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986.
“Bức tường nước” đáng sợ di chuyển với tốc độ của một chiếc máy bay phản lực nuốt chửng tất cả mọi thứ trên đường đi của nó
Thống kê cho thấy, cơn sóng thần Nhật Bản này đã khiến 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương, 2.572 người mất tích và hơn 125.000 công trình nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn.
Hệ thống đường giao thông, cầu cảng cùng hệ thống điện, nước tại 18 tỉnh Đông Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều gia đình phải sống trong tình trạng không có điện và nước trong nhiều tuần liền. Thảm họa kép này tạo ra “vết thương” trong tâm lý chung của quốc gia và đến nay, có nhiều người thuộc các khu vực bị tàn phá vẫn đang phải sống ở những nơi trú ngụ tạm thời.
“Tinh thần Nhật Bản” trong thảm họa kép
Trong khó khăn, tinh thần Nhật Bản được phát huy cao độ. Cả nước Nhật dang rộng cánh tay giúp đỡ người dân các tỉnh Đông Bắc.
Một phóng viên từ Mỹ đã chia sẻ: “Đạo đức con người Nhật Bản thật đáng ngạc nhiên. Ở đây không có bất cứ một vụ cướp bóc hay bạo lực nào. Mọi người đều xếp hàng chờ đợi đến lượt. Nhân viên phục vụ lịch sự và tử tế. Thái độ này được cho là có nguồn gốc từ sự kiên trì và nhẫn nại của người Nhật”.
Tại các khu cứu hộ, người già và người bệnh nặng luôn được ưu tiên. Mọi người đều xếp hàng và hoàn toàn không có cảnh la hét hay chen chúc. Thậm chí một số người khỏe mạnh còn nhường chỗ trong các khu cứu trợ cho người ốm yếu hơn, chấp nhận ngủ ngoài đường.
Người Nhật làm cách nào để có thể sống cùng thiên tai?
Mảnh đất này là quê cha đất tổ
Là quốc gia thường xuyên đối mặt với thảm họa động đất và sóng thần Nhật Bản, người dân “xứ anh đào” xác định trong tư tưởng chấp nhận đối mặt với thiên nhiên. Thậm chí, họ dùng thái độ tích cực và lạc quan để đối mặt với nghịch cảnh.
Tại khu vực gần ngọn núi lửa Sakurajima – một trong những ngọn núi lửa có tần suất hoạt động nhiều nhất Nhật Bản có khoảng 680.000 dân cư xung quanh đây phải sống chung với tro bụi và đất đá. Đồng thời, họ phải sẵn sàng di tản bất cứ lúc nào báo động núi lửa vang lên. Thế nhưng khi được hỏi, đa số người dân đều trả lời họ thấy bình thường và đã quen thuộc với cuộc sống này.
Bằng chứng là từ nếp sinh hoạt hàng ngày như lán tị nạn sẵn dàng khắp nơi, trẻ em đội mũ bảo hiểm tránh đất đá khi ra ngoài đường, nhà cửa đều thiết kế nhiều rãnh để dọn dẹp dễ dàng…
Người dân “xứ anh đào” xác định trong tư tưởng chấp nhận đối mặt với thiên nhiên
Đặc biệt, người dân còn tận dụng bụi than từ núi lửa như một thức quà thiên nhiên. và cả cách người dân tận dụng bụi than từ núi lửa thành thức quà thiên nhiên. Biết được bụi từ ngọn núi lửa Sakurajima góp phần tạo nên thổ nhưỡng cho vùng đất lân cận, lý tưởng cho lĩnh vực trồng trọt, họ đã ra sức phát triển lợi thế này.
Kết quả là giống củ cải lớn nhất thế giới Sakurajima Daikon với vị ngọt đậm đà đặc trưng có xuất xứ từ chính nơi đây như một món quà của đất trời dành cho người dân.
Ý thức chống chọi thiên nhiên được hun đúc từ truyền thống
Mỗi người Nhật luôn ý thức rõ tinh thần bền bỉ, tự cương cao, được thể hiện ở hành vi nhất quán từ chính quyền đến người dân. Chính phủ Nhật luôn là đầu tàu khẩn trương và nhanh chóng đưa ra các thông báo chính xác và kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả. Họ cũng quyết liệt triển khai nhiều biện pháp sơ tán khẩn cấp trước thảm họa và hỗ trợ người dân khắc phục thiên tai.
Thế giới không ít lần từ bàng hoàng thương xót chuyển sang khâm phục thái độ và hành xử của người Nhật trong thảm họa. Người dân Nhật Bản đã được giáo dục về cách chuẩn bị và đối phó với thiên tai từ khi còn nhỏ tuổi. Các cơ sở vật chất và phòng bị luôn sẵn sàng ngay tại nhà.
Vì thế, dù hứng chịu thiên tai kinh hoàng xong nơi đây vẫn không xảy ra cảnh hỗn loạn nào.
Ghi nhận tại các điểm công cộng hậu thảm họa, người dân nơi đây kiên nhẫn và trật tự xếp hàng chờ đến lượt gọi điện thoại công cộng, mua nhu yếu phẩm, nhận hàng cứu trợ… Đặc biệt hơn là giữa nghịch cảnh, những câu chuyện giúp đỡ nhau đầy tình người giàu hi sinh cũng không hề thiếu.
Trên đây là thông tin sóng thần Nhật Bản và tinh thần của người Nhật trước thảm họa thiên nhiên. Có thể nói, trong khó khăn, người Nhật đã hun đúc lên tinh thần quật cường. Đây cũng là tinh thần “võ sĩ đạo” nổi tiếng trong truyền thống và văn hóa Nhật Bản.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.