Ẩm thực Nhật Bản là một trong những chủ đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Nhất là những bạn đang và sắp sang Nhật sinh sống, học tập. Với mong muốn các bạn có thêm hiểu biết về nền ẩm thực của nước Nhật. Trong bài hôm nay, Thanh Giang sẽ giới thiệu đến bạn món Suiton – Một trong những món ăn truyền thống của người Nhật nói chung và đặc sản của vùng Gunma nói riêng nhé.
Nội Dung Bài Viết
Nguồn gốc ra đời của món Suiton
Từ thời kỳ Nanbokucho, Suidan bắt đầu xuất hiện. Sau đó, chúng được đổi tên gọi là Suiton như ngày nay. Theo tài liệu ghi chép, Suiton đã trở nên phổ biến ngay từ khi bước vào thời kỳ Edo.
Đây là là giai đoạn người dân Nhật gặp phải khó khăn về thiếu hụt lương thực. Đặc biệt là gạo. Món Suiton ra đời nhằm thay thế cơm, chúng được sử dụng bột mì thay vì dùng gạo. Ngoài tầng lớp nhân dân, món ăn này cũng phổ biến ở tầng lớp khác vì tính dễ làm lại dễ ăn.
Đối với các ngôi chùa Phật giáo, món Suiton rất được ưa chuộng vì chúng sử dụng các nguyên liệu từ thực vật.
Không chỉ dừng lại ở đó, vào những năm 1937 đến năm 1945, nước Nhật lại một lần nữa rơi vào hoàn cảnh chiến tranh. Trong giai đoạn này, món Suiton đã trở thành món ưa chuộng và cứu cánh của người dân.
Tuy bắt nguồn từ nguyên liệu đơn giản nhưng vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết tại thời điểm chiến tranh.
Ngày nay, khi đất nước Nhật Bản không còn chiến tranh, món Suiton không được sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, chúng vẫn được duy trì và coi đó như một di sản về nền văn hóa ẩm thực tại 1 số vùng của Nhật Bản. Trong đó có vùng Gunma.
Nếu có dịp đến Nhật du lịch hoặc sinh sống, bạn vẫn có cơ hội thưởng thức món Suiton truyền thống. Mặc dù vậy, chúng thường xuất hiện vào các lễ hội ẩm thực của địa phương. Hoặc được sử dụng nhiều khi bước sang mùa đông để giữ ấm cơ thể.
Đặc điểm của Suiton
Suiton còn được gọi với cái tên khác là Hatto hay Hitsumi. Chúng được làm từ bột mì và nước, sau đó được nhào lên và cắt thành từng miếng. Vì vậy, tùy thuộc vào cách chế biến, chúng có hình dạng khác nhau.
Xét về hương vị của món Suiton, khi chế biến sẽ có hương vị thanh nhẹ, dễ ăn và hơi dai. Thông thường, người Nhật sẽ ăn kèm chúng với súp canh hoặc nước dùng. Món ăn thường được sử dụng chính vào mùa đông để giữ ấm cơ thể.
Nhờ tính chất đặc trưng của món Suiton mà chúng đặc biệt phù hợp với tất cả mọi người.
Cách làm món Suiton truyền thống vị Nhật
Suiton có nguồn gốc từ rất lâu đời. Do đó, với cách làm của món Suiton đậm vị truyền thống cũng rất đơn giản và dễ làm. Dưới đây là cách làm phổ biến được người dân Nhật sử dụng. Đó là:
Về nguyên liệu chuẩn bị
Dưới đây là nguyên liệu được sử dụng cho suất 4 người ăn. Thành phần chuẩn bị bao gồm:
- Bột mì: 150g
- Nước: 150ml
- Củ cải trắng Nhật Bản: 60g
- Cà rốt: 40g
- Satoimo: 2 miếng
- Cây ngưu bàng: 1/2 chai khoảng 90g
- Nấm hương: 2 miếng
- Hành lá: 1/2 chai
- Đậu phụ chiên: 1 bìa khoảng 20g
- Nước tương: 2 thìa cà phê
- Mirin: 1 thìa cà phê
- Súp dashi: 4 cốc
Về cách chế biến
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu.
Đầu tiên, rửa sạch cây ngưu bàng. Sau đó cắt chéo thành từng lát mỏng và ngâm ngập trong nước khoảng 5 phút.
Tiếp đến, gọt vỏ củ cải, củ cà rốt và rửa sạch. Sau đó, cắt thành lát mỏng, cắt khúc vừa ăn và để ráo rước.
Đối với nấm hương, bạn ngâm vào nước, sau đó dùng tay vò sạch. Tiếp đó, cắt chúng làm đôi thành miếng vừa ăn.
Hành lá rửa sạch và thái nhỏ. Đậu hũ cắt thành từng miếng nhỏ và bỏ vào chiên.
Đối với bột mì, chúng ta cho các nguyên liệu làm bột suiton vào tô và trộn đều. Đổ nước làm 3 phần và nhào cho đến khi bột cứng như dái tai. Sau đó cắt thành từng miếng.
Bước 2: Nấu ăn
Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu, chúng ta bắt đầu chế biến chúng. Đầu tiên, cho nước vào nồi, thêm rau và đun sôi. Đun nhỏ lửa đến khi rau mềm khoảng 70 % bạn thêm 1 thìa gia vị vào.
Tiếp đó, xử lý đậu đã chiên. Bạn đổ nước nóng lên đậu đã chiên để loại bỏ vợi dầu bám vào đậu. Sau đó, vớt đậu ra và để ráo.
Quay lại với nồi rau đã đun sôi, bạn tiếp tục cho rễ cây ngưu bàng, đậu đã chế biến, hêm nấm kim châm và đun nhỏ lửa khoảng chừng 5 phút. Sau đó, cho bột đã cắt thành từng miếng đến khi nở. Cuối cùng, thêm hạt Sashi kiểu Nhật đun thêm vài phút. Sau đó, múc ra tô và rắc hành lá là hoàn thành.
Về thành phẩm
Món Suiton hoàn thành sẽ có mùi thơm từ nấm, vị ngọt thanh từ nước dùng. Khi ăn có vị mềm dai từ bột gạo, rau củ vừa chín tới…
Một số lưu nhỏ để có món Suiton đậm đà hương vị
Để có món Suiton ngon và hấp dẫn, bạn cần lưu ý một số điểm nhỏ sau đây:
- Bột mì không nên cho quá nhiều nước khiến cho bột loảng khó vo tròn và cắt viên. Nên để dạng lỏng vừa phải có kết cấu vừa ý dễ cắt
- Chú ý nấu rau vừa chín tới, chín quá rau sẽ mất vị giòn
- Đậu phụ sau khi chiên cần xử lý qua để giảm bớt lớp dầu bám vào trước khi nấu
- Xử lý cây ngưu bàng trước khi nấu để có vị ngon hơn bằng cách đun cây ngưu bàng với nước và chút rượu sake rùi với ra mới chế biến.
Trên đây là thông tin về món Suiton của Nhật Bản. Hy vọng với chia sẻ của Thanh Giang ở trên sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu hơn về nền ẩm thực độc đáo của người Nhật. Đặc biệt, có thêm hiểu biết và sớm làm quen với cuộc sống tại đất nước Hoa Anh Đào nhé.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.