Thực tập sinh Nhật Bản – những mảng tối cần được phơi bày

Chương trình thực tập sinh Nhật Bản đã mở ra cơ hội việc làm cho nhiều người lao động ở những nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Thế nhưng, thực chất chương trình thực tập sinh là một hình thức sử dụng lao động giá rẻ với những góc khuất đau lòng mà chỉ những người trong cuộc khi thấu hiểu thì đã quá muộn màng.

Sau nhiều thế kỷ đóng cửa với thế giới bên ngoài và trở thành 1 trong những xã hội thuần nhất thế giới. Nhật Bản đang thiếu hụt nguồn lao động trầm trọng. Người cao tuổi ngày càng sống lâu hơn. Người trẻ lập gia đình và có con ngày càng muộn, thậm chí không sinh con. Trước thực trạng đó, chính phủ nước này đã đề ra chương trình đưa người lao động từ các nước láng giềng sang Nhật làm việc từ những năm 90. Chương trình thực tập sinh từ đó ra đời, được cho là một chương trình hợp tác nhằm giúp người lao động học tập kỹ năng, cải thiện thu nhập nhưng thực chất đây lại là nguồn lao động giá rẻ.

Ảnh minh họa

Nhiều lao động nước ngoài sang Nhật Bản làm việc theo diện thực tập sinh với mong muốn kiếm tiền và học hỏi kỹ năng, nâng cao tay nghề. Nhiều người lao động đi Nhật Bản hoàn thành hợp đồng lao động tốt đẹp và về nước sau khi tích lũy được số tiền không nhỏ. Nhưng cũng có không ít người gặp nhiều khó khăn mà họ không lường trước được. Đã có những trường hợp đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện thực tập sinh phải trả những khoản phí cao ngất ngưởng cho những công ty xuất khẩu lao động trong nước khiến sang bên đó, họ phải chịu áp lực nặng nề trong suốt thời gian lao động.

Nhiều người khác thì bị chủ lao động quỵt lương, chửi mắng hoặc bị đưa về nước khi gặp tai nạn lao động. Người lao động không chỉ vất vả bởi sự khắt khe, quản lý vô cùng nghiêm ngặt về cả thời gian, thái độ, tác phong và hiệu suất trong công việc, họ còn chịu những áp lực cả hữu hình, cả vô hình suốt thời gian dài. Lâu dần, họ trở thành nạn nhân của những làm việc quá độ và những căng thẳng thần kinh dẫn tới trầm cảm hoặc những cái chết như là cách duy nhất để giải thoát khỏi tấn bi kịch bế tắc.

Thực chất, đây là những “mặt trái” của XKLĐ Nhật Bản. Cuộc sống lao động nơi “xứ người” hoàn toàn không như mơ ước hay tưởng tượng của nhiều người lao động. Đôi khi, đó còn là trái đắng, là những tủi nhục mà không phải ai cũng có thể chia sẻ. Tuy nhiên, nếu may mắn, tìm được đơn tuyển dụng tốt, lao động sẽ không gặp trải những tình cảnh “trớ trêu” nêu trên. Vậy bạn có thể tìm kiếm đơn tuyển dụng Thực tập sinh Nhật Bản ở đâu?

>> Xem ngay Cộng đồng Thực tập sinh Nhật Bản

Link chi tiết :https://www.facebook.com/groups/congdongthuctapsinh)

Đây là trang chia sẻ thông tin của những Thực tập sinh Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Tham gia cộng đồng này, bạn sẽ hiểu “đúng hơn” và “đủ hơn” về cuộc sống thực tế của Thực tập sinh tại Nhật. Đặc biệt, những bạn đang có dự định XKLĐ Nhật Bản cũng có thể tìm kiếm những đơn tuyển dụng tốt tại đây.

Group “Cộng đồng Thực tập sinh Nhật Bản” cũng thường xuyên chia sẻ những đơn tuyển lao động tại Nhật. Đây đều là các đơn tuyển chất lượng, được cung cấp bởi công ty XKLĐ uy tín với mức chi phí thấp, mức lương cơ bản cao. Thêm đó, chính sách hỗ trợ cho người lao động cũng được đảm bảo.

Nội Dung Bài Viết

Bị các công ty XKLĐ xấu trong nước lừa gạt…

Khi nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không ngừng tăng lên, nhiều tổ chức dịch vụ xuất khẩu lao động cũng ra đời mà trong đó bên cạnh những công ty tốt có cả những tổ chức trá hình, lừa đảo, ngang nhiên hoạt động khi chưa được cấp phép. Điều này gây hoang mang cho người lao động khi lựa chọn một đơn vị phái cử tin cậy. Đã có nhiều người lao động vì thiếu hiểu biết, tìm hiểu chưa kỹ lưỡng dẫn tới mắc bẫy những công ty xấu này. Nhiều người bị lừa đảo dẫn tới mất trắng tiền, không thể đi xuất khẩu lao động được, cũng có những người bị lừa đảo ăn chặn tiền khiến cho con đường “thoát nghèo” mà họ đang cố gắng đánh đổi nhiều thứ để đặt chân lên trở thành con đường khổ ải muôn trùng với những cái gông mới quàng vào cổ.

Anh Nguyễn Chí Thành, ở Quảng Bình sang Nhật lao động theo diện thực tập sinh với mong muốn kiếm và tích lũy được 1 khoản tiền để về Việt Nam kinh doanh. Trúng tuyển đơn hàng ngành xây trát, anh sang Nhật từ đầu năm 2015, làm việc cho một công ty xây dựng nhỏ. Anh nói rằng, anh đã bị 1 công ty môi giới lao động ở Việt Nam lừa:

Mình đã bị công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam lừa, khi trúng đơn hàng mình phải đóng 80 triệu. Khi có tư cách lưu trú thì lên tiếp đóng lần lượt các số tiền tiếp theo, lần 1 là 8 mấy triệu, lần 2 là hơn 150 triệu nhưng khi lên xác nhận các thông tin để chuẩn bị xin visa xuất cảnh thì họ dặn nếu bên mà mình xin visa hỏi là bạn đi công ty đó phí hết bao nhiêu tiền thì dụ mình trả lời là hết 1 triệu 800 ngàn, phí vé máy bay công ty chịu, nhưng mà thực chất thì không có phải vậy. Chi phí mình đi là hết 280 triệu. Khi đi phải vay mượn mà qua đó không có tiền gửi về thì tiền lãi mẹ đẻ lãi con. Nên tính ra mình trả nợ không phải có 280 triệu đâu mà còn cả tiền lãi nữa, nên sức ép rất nặng. Nhiều lúc muốn trốn ra ngoài nhưng thấy bên này khó khăn về vấn đề xin giấy xin việc nên cũng không thể đi được.

Lúc mới qua cũng  nhiều khó khăn, mình phải tự túc. Tiếng Nhật mới qua chưa biết nhiều, công việc làm sai thì họ chửi. Đi làm về thì lủi thủi 1 mình. Hôm nào ba cũng gọi điện tháng này có tiền gửi về không. Nghe câu hỏi là mình lại buồn mà không có dám nói. Người ở nhà họ quảng cáo lương cơ bản, lương lãnh được khác nhau. Họ đăng lên lương cơ bản 32 triệu nhưng người ở nhà ko biết, cứ nghĩ tay nhận về 1 tháng 32 triệu, trong khi đó tiền cơ bản là tiền tính theo giờ làm. Còn lương lãnh thưởng còn phải trừ đi các chi phí khác. Nếu lương cơ bản 32 triệu sau khi lãnh về trừ các khoản chi phí thì chỉ còn 18 triệu thôi.

Các ông chủ Nhật Bản quỵt lương…

Người lao động nước ngoài ao ước đến Nhật lao động bởi họ nghĩ người Nhật  rất sòng phẳng, quy định, luật pháp rất chặt chẽ và đây sẽ là nơi người lao động được bảo vệ quyền lợi tốt nhất. Thế nhưng, đã có những trường hợp thực tập sinh Nhật Bản minh chứng ngược lại cho điều mà nhiều người những tưởng là sự thật. Đã có không ít người lao động nước ngoài do bất đồng ngôn ngữ và những khó khăn khác khi mới sang Nhật mà đã bị chủ sở hữu lao động ăn chặn tiền lương. Bà Trương  Thường Lan – thực tập sinh Trung Quốc,sang Nhật, làm công nhân cho 1 công ty may mặc nhỏ để kiếm tiền cho con trai làm nhà, lấy vợ là một trường hợp đau lòng như thế:

  • Khi tôi mới sang Nhật, tôi làm việc từ 6h30 sáng đến nửa đêm. Trong suốt 6 tháng đầu tôi không được nghỉ 1 ngày nào cả. Đáng nói là bà không được trả lương trong 16 tháng liền. Bà nói các phiếu trả lương là giả hết, bà cho chúng tôi xem cuốn sổ tay bà đã ghi lại giờ làm việc trong 1 năm rưỡi. Bà nói bà không được trả 1 đồng nào cho thời gian làm ngoài giờ, và nói công ty đó đã nợ bà gần 50 ngàn Đôla, công ty của bà, hãng Kuriama đã phản bác lại và nói tất cả các nhân viên đã nhận được mức lương tối thiểu và họ tuân thủ tất cả các luật lệ về lao động trong thời gian qua, trong đó có quy định về giờ giấc làm việc và họ cũng nói các phiếu trả lương là chính xác.

Khi mà thân cô thế cô giữa xứ người, người lao động bị bắt nạt như vậy chỉ biết than trời. Họ thuộc thế yếu nên khó có thể giành lấy công bằng! Không chỉ bị chủ bắt nạt, quỵt lương khiến cho người lao động tay trắng ấm ức, nhiều người nước ngoài đến còn mang theo mặc cảm khi bị cô lập, bị những người đồng nghiệp bản xứ luôn coi thường…

Đồng nghiệp coi thường, chửi bới…

Chị Thạch Kiến Hoa, một thực tập sinh Trung Quốc bị trầm cảm cũng chính vì bị các đồng nghiệp là người Nhật Bản xứ liên tục bắt nạt, chửi bới. Chị cho biết chị bị bắt nạt ở chỗ làm liên tục chỉ vì mình là người ngoại quốc:

  • Tôi là người phụ nữ duy nhất ở xưởng, các công nhân nam thường nói đùa bậy bạ. Hôm đó họ lại nói đùa bậy với tôi và tôi nói lại. Tôi nói “đồ ngu”, nhưng tôi chỉ nói đùa. Ông tổ trưởng đang ở đó, ông ta nổi đóa nói là: chúng tôi nói gì cô cũng phải nghe, thậm chí cả khi chúng tôi chửi cô, cô không bao giờ được cãi lại”. Giờ nghỉ trưa, tôi nhìn lên trời, tôi nghĩ sống ở đây tôi mệt mỏi quá, tôi không muốn sống nữa, và thế là tôi nhảy từ cầu thang xuống”. Điều đó đã không xảy ra nếu tôi không sang Nhật lao động. Tôi đã không tìm cách tự tử nếu họ không bắt nạt tôi nhiều đến thế. Tôi có thể đang cười đùa với mọi người nhưng  nhưng rồi ngay lập tức tôi lại bật khóc. Trước kia tôi không có như thế này đâu, đây là thuốc bác sĩ tâm thần kê cho tôi.

Sau khi nhảy cầu thang, chị đã phải nằm viện 3 tháng. Đến giờ, khi kể lại câu chuyện đau lòng, chị vẫn chưa bình phục và vẫn vô cùng phẫn uất.

Đến những cái chết tức tưởi nơi xứ người của những thực tập sinh Nhật Bản…

Rất đáng tiếc, vì nhiều lý do khác nhau, có nhiều người lao động đã bỏ mạng trong thời gian lao động tại Nhật Bản. Bộ tư pháp Nhật Bản đã cho biết, có 157 thực tập sinh đã chết trong vòng 5 năm, trong đó có 17 trường hợp tự tử. Nhưng các nhà hoạt động bảo vệ người lao động cho rằng con số thực còn cao hơn nhiều.

Tại ngôi chùa Nisshinkutsu… hàng chục bài vị bằng gỗ có khắc tên các thực tập sinh Việt Nam được đặt trên ban thờ. Sư cô Thích Tâm Trí, nữ tu tại đây cho chúng tôi biết trong vòng 6 năm qua đã có khoảng 100 và riêng trong năm 2018 đã có gần 40 trường hợp thực tập sinh VN qua đời trên đất nước Nhật Bản.

  • Khi mà chúng tôi nhận được đầy đủ các loại giấy, nhất là giấy chứng nhận tử thi thì tôi nhận thấy đa phần là các trường hợp chết đột tử, đột ngột là nguyên nhân nhiều nhất. Trong khi đó người Nhật người ta gọi là bị nhồi máu cơ tim, hoặc là bị co thắt tim hoặc là đột tử thôi chứ không hề ghi là làm quá sức. Cũng có 1 số trường hợp bị tai nạn, hoặc bị bệnh. Ngoài ra còn có những trường hợp đột tử. Trong năm năm qua, chúng tôi thấy được rõ ràng trường hợp chết đột quỵ, đột tử vẫn là nhiều nhất

Nhắc đến trường hợp tu nghiệp sinh Việt Nam tử vong tại Nhật, không thể không nhắc đến trường hợp một người Việt tự sát ngày 15/7 vừa qua sau 1 thời gian làm việc liên quan đến sơn vẽ. Trước khi trút bỏ mạng sống thì anh đã để lại thư tuyệt mệnh cho công ty nơi mình làm việc và cả người em trai hiện đang sống ở Nhật và cả gia đình ở Việt Nam.

“Đau đớn lắm, ở đây tôi phải chịu đựng bạo hành và bắt nạt”, một câu đáng chú ý trong lá thư tuyệt mệnh của người lao động xấu số này cho biết. Trong khi trước đó, ngày 14/7 anh cũng đã gọi điện tâm sự với em trai: “Anh cô đơn lắm, anh chỉ toàn uống bia một mình thôi”. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy xác anh trong tư thế treo cổ cạnh một con sông.

Sư cô Thích Tâm Trí nói về một trường hợp thực tập sinh tử vong khác không rõ nguyên nhân: Em nguyễn Văn Hà, bị chết đột quỵ, em Hà sang Nhật Bản 3 năm làm việc theo diện thực tập sinh. Em Hà làm việc rất chăm chỉ, làm rất tốt ở trong công ty cơ khí với các mặt hàng sắt thép. Khi về, do nhận thấy năng lực tốt nên bác giám đốc có xin cho visa Đặc định để em quay lại Nhật làm tiếp với mức lương gần gấp đôi, ngang với người Nhật Bản, 23 – 25 man. Nhưng khi em sang Nhật Bản lần 2 sau khoảng 3 tháng thì bị chết đột tử không rõ nguyên nhân”.

Tình trạng du học sinh, thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài tử vong đang gia tăng tại Nhật Bản. Nhiều người trong số này chết vì làm việc quá sức, sức khỏe suy kiệt hoặc sức ép trong cuộc sống dẫn tới tự sát. Những khó khăn không thể đong đếm khi họ xa nhà, xa gia đình, bị rào cản ngôn ngữ sẽ cô đơn vô cùng. Cùng lúc đó lại phải chịu đựng những sự bắt nạt, dè bỉu, khinh thường và những áp lực về tiền bạc, trông mong từ gia đình khiến họ lao vào làm việc trong sự buồn tủi. Cuộc sống đắt đỏ ở Nhật Bản cùng những áp lực tiền bạc khiến họ tiết kiệm tối đa, họ thường ăn mì cốc để tiết kiệm tiền. Họ làm việc quá cực nhọc mà không được nghỉ ngơi đủ giấc, ăn uống đủ chất nên bị suy nhược thể chất và tinh thần.

Chương trình thực tập sinh Nhật Bản và Ngẫm…

Những người lao động nước ngoài sang Nhật Bản lao động với mong muốn được mở rộng tầm mắt, được học hỏi và dành dụm tiền cho tương lai, thế nhưng nhiều người bị đối xử như nhân công rẻ mạt. Tới đây, Nhật Bản mở cửa đón nhận thêm nhiều lao động nước ngoài với 345 ngàn lao động trong 5 năm tới.

Nước Nhật mang đến nhiều cơ hội tốt đẹp cho người lao động, nhưng con đường sang Nhật lao động và hoàn tất hợp đồng cũng đầy chông gai và cạm bẫy mà nhiều người lao động không lường trước được.

Thực trạng này đòi hỏi sự can thiệp sâu sắc, khách quan hơn của pháp luật tại Việt Nam với các công ty xuất khẩu lao động và Nhật Bản đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài. Và trên hết, nó gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính những người lao động về những góc khuất u ám của con đường đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nếu có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, thực tập sinh Nhật Bản hay bất cứ quốc gia nào, tốt nhất họ nên trang bị kiến thức đầy đủ, quan trọng hơn cả là tiếng Nhật để trong mọi trường hợp, tối thiểu họ có thể lên tiếng để nói ra tâm tư, nỗi khổ của mình chứ không phải bị cô lập, nín nhịn chịu đựng chỉ vì bất đồng ngôn ngữ rồi để trầm cảm vì uất ức.

Kỹ năng đặc định – “Cơ hội mở” cho lao động Việt Nam tại Nhật Bản

Qua phần thông tin tìm hiểu trên, có thể thấy, cuộc sống nơi “xứ người” chẳng hề dễ dàng. Đằng sau những đồng tiền gửi về cho gia đình, là mô hôi, là tủi nhục… đôi khi là máu và cả những giọt nước mắt đắng cay..Thế nhưng, không thể khẳng định XKLĐ Nhật Bản là tiêu cực. Bởi, những vấn đề trên chỉ là của một hoặc một vài cá nhân, chứ không phải thực trạng chung của XKLĐ Nhật Bản.

Điều quan trọng nhất, là lao động cần tìm và hiểu, tham gia chương trình tại các công ty phái cử uy tín. Đây được xem là vấn đề “cốt lõi” để giải quyết những “mặt trái” của cuộc sống lao động nơi xứ người.

Mới đây, chính phủ Nhật cũng trao thêm “cơ hội mở” cho lao động nước ngoài với chương trình visa mới – Visa Kỹ năng đặc định. Khi tham gia chương trình này, bạn sẽ nhận được mức lương tương đương với người Nhật. Đồng thời, cũng sẽ được hưởng chế độ và chính sách hỗ trợ như lao động người Nhật.

>>> Tham khảo ngay group “Cộng Đồng Kỹ Năng Đặc Định” để “cập nhật” đơn tuyển Kỹ năng đặc định với chi phí  thấp và chế độ đãi ngộ tốt nhất.

Link xem chi tiết: https://www.facebook.com/groups/congdongkynangdacdinh

Cộng Đồng Kỹ Năng Đặc Định  là group của DU HỌC – XKLĐ Thanh Giang sáng lập. Thanh Giang là đơn vị phái cử uy tín của các công ty, nghiệp đoàn Nhật Bản tại Việt Nam. Thanh Giang luôn đặt lợi ích của người lao động lên hàng đầu. Các đơn tuyển của Thanh Giang với mức chi phí thấp nhât, nhưng người lao động được hưởng mức lương cao và mọi chế độ đãi ngộ tốt nhất.

>>> Tham khảo ngay group “Kỹ năng đặc định” để “cập nhật” đơn tuyển Kỹ năng đặc định mới nhất.

Link xem chi tiết: https://www.facebook.com/groups/hoikynangdacdinh/

Kỹ năng đặc định là group của lao động diện Kỹ năng đặc định tại Nhật Bản. Nhóm xuyên chia sẻ đơn tuyển lao động từ những công ty phái cử lao động uy tín, đem đến mức lương cao và nhiều lợi thế về chính sách hỗ trợ cho người lao động.

>>>Xem ngay: Kỹ năng đặc định (Tokutei gino) để tìm kiếm nhanh đơn tuyển lao động Kỹ năng đặc định 0 đồng

Link xem chi tiết: https://www.facebook.com/groups/ketbanvietnhat

Đây là “cộng đồng” cho những bạn Thực tập sinh muốn tìm kiếm cơ hội việc làm Kỹ năng đặc định tại Nhật Bản. Kỹ năng đặc định (Tokutei gino) là “cầu nối” Thực tập sinh với các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Đặc biệt, các đơn tuyển dụng KHÔNG MẤT PHÍ sẽ hỗ trợ tốt nhất cho các bạn. Bên cạnh đó, các đơn tuyển thuộc nhiều ngành nghề, đem đến cơ hội chọn lựa việc làm phù hợp. Mức lương và chế độ làm việc của các đơn tuyển cũng được đánh giá cao.

Với những chia sẻ trên đây, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn HIỂU ĐÚNG về chương trình XKLĐ Nhật Bản.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.