Tìm hiểu THỰC TẾ công việc chăm sóc người già tại Nhật

Thời gian gần đây, công việc chăm sóc người già tại Nhật nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo lao động. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về công việc chăm sóc người già tại Nhật là gì?. Những công việc này có khó không?. Hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu chi tiết công việc chăm sóc người già tại Nhật là như thế nào? thông qua bài viết này nhé!

công việc chăm sóc người già tại nhật

Nội Dung Bài Viết

1. Công việc chăm sóc người già tại Nhật là gì?

Công việc chăm sóc người già tại Nhật còn được gọi là Hộ lý. Đây là những người có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm giặt, đại tiểu tiện, trôm nom và vệ sinh phòng tắm…

Đây là công việc đang có nhu cầu lớn tại Nhật Bản. Quốc gia này đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số và thiếu hụt nguồn lao động. Cụ thể, tỉ lệ người trên 65 tuổi của Nhật cao nhất thế giới, chiếm đến 1/3 dân số.

Thời gian tới, Nhật Bản cần tuyển thêm số lượng lớn Hộ lý để thực hiện công việc chăm sóc người già tại bệnh viện và các viện dưỡng lão.

2. THỰC TẾ công việc chăm sóc người già tại Nhật Bản

2.1 Công việc Hộ lý tại Nhật Bản như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, nước Nhật đang đối diện với tình trạng già hóa dân số. Nhiều người già gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân, vì thế, luôn cần đến sự trợ giúp của người khác trong cuộc sống hàng ngày.

Tại Nhật Bản, công việc chăm sóc sinh hoạt hàng ngày do bị tổn thương về thể xác và tinh thần gọi chung là “tình trạng cần chăm sóc”. Chăm sóc được chia thành 5 mức. Cụ thể:

  • Mức độ 1: Bệnh nhân vẫn có khả năng tự ăn uống và vệ sinh cá nhân, có thể có những lúc cần sự hỗ trợ, có chiều hướng bị tâm thần hay có hành vi suy giảm chức năng nhận thức.
  • Mức độ 2: bên cạnh những tình trạng như cấp độ 1 thì cần giúp đỡ thêm khi đứng dậy và đi bộ.
  • Mức độ 3: Thực hiện công việc thay quần áo và lau dọn, đi vệ sinh, hỗ trợ đi đứng. Mức độ này có vài biểu hiện của tâm thần, bệnh về hành vi và chiều hướng suy giảm chức năng nhận thức rõ rệt.
  • Mức độ 4: Công việc giống như mức độ 3, xong ở mức độ 4, người bệnh không thể tự đứng dậy. Thêm đó là vấn đề về hành vi, chẳng hạn như không tự chủ được vấn đề vệ sinh và ăn uống.
  • Mức độ 5: Đây là mức độ nặng nhất. Người bệnh lúc này cần giúp đỡ về mọi mặt trong sinh hoạt cá nhân, vệ sinh hay ăn uống. Lúc này, người bệnh đã nằm liệt, khó giao tiếp do suy giảm chức năng nhận thức nặng.

Nếu bạn có mong muốn đi XKLĐ Nhật Bản theo chương trình điều dưỡng có thể tham khảo qua bài viết: Thông tin CHI TIẾT về chương trình Điều dưỡng Nhật Bản 2020

2.2 Chi tiết công việc Hộ lý – Chăm sóc người già tại Nhật

Để giúp bạn hiểu rõ hơn công việc chăm sóc người già của những Hộ lý làm việc tại Nhật Bản, bài viết xin chia sẻ chi tiết công việc hàng ngày của Hộ lý.

xuất khẩu lao động chăm sóc người già tại nhật

2.2.1 Cho người bệnh/ người già ăn uống

Thông thường, một ngày Hộ lý sẽ phải hỗ trợ người bệnh/ người già ăn 3 bữa chính và một bữa phụ. Cụ thể, bữa sáng (khoảng 7h30), bữa trưa (khoảng 11h30), bữa phụ (14h30) và bữa tối (khoảng 17h30).

Nhiệm vụ của người Hộ lý là đọc thực đơn, phát trà, tạp dề, đưa cơm và thức ăn. Trong quá trình ăn, người Hộ lý cũng cần phải quan sát, trông coi hay hỗ trợ gắp, bón thức ăn.

Sau khi ăn xong, Hộ lý phải dọn khay cơm cũng như ghi lượng thức ăn của người bệnh vào sổ theo dõi, và phát thuốc, chuẩn bị bàn chải cho người bệnh.

2.2.2 Chăm sóc sinh hoạt thường ngày

Công việc này bao gồm hỗ trợ người già đi vệ sinh, thay đồ và tắm rửa,… Tuy nhiên, tại Nhật Bản, công việc này được hỗ trợ nhiều từ máy móc hiện đại nên tính chất công việc điều dưỡng tại Nhật bớt vất vả hơn rất nhiều.

2.2.3 Theo dõi tình trạng sức khỏe

Trong quá trình chăm sóc, Hộ lý còn có nhiệm vụ theo dõi tình trạng sức khỏe của người già/người bệnh. Đồng thời, ghi chép lại tình hình sức khỏe của người người cao tuổi vào sổ theo dõi. Với những trường hợp khẩn cấp, Hộ lý viên phải nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để kịp thời xử lý.

2.2.4 Tập thể dục và trò chuyện

Hàng ngày, người bệnh sẽ có thời gian sinh hoạt chung để giao lưu, nói chuyện và tập thể dục. Lúc này, công việc của người chăm sóc là hỗ trợ và hướng dẫn người bệnh một số động tác thể dục cơ bản, nhẹ nhàng hoặc trò chuyện cùng người bệnh. Nhằm giúp cho tâm trạng của người bệnh thoải mái hơn.

2.2.5 Cho người bệnh/người già đi ngủ

Sau khi hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh và thay đồ, người Hộ lý sẽ đưa người bệnh về phòng và thay bộ đồ ngủ cho người bệnh. Với những bệnh nhân không thể sử dụng bồn cầu thông thường thì điều dưỡng viên cần phải chuẩn bị bồn cầu di động. 

Cuối cùng là ngâm dung dịch rửa răng giả cho người già trước khi giao ca cho điều dưỡng viên khác.

2.2.6 Thực hiện một số công việc khác

Bên cạnh những công việc chính trên thì Hộ lý còn phải hỗ trợ một số công tác chăm sóc khác như:

Vận chuyển người cao tuổi

Lấy kết quả xét nghiệm, mẫu và các đơn phiếu

Vệ sinh phòng bệnh, dụng cụ y tế và dọn dẹp phòng bệnh.

Trên đây là thông tin chi tiết về công việc chăm sóc sức khỏe tại Nhật khi đi xuất khẩu lao động. Bài viết hi vọng đã cung cấp những chia sẻ hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn hiểu rõ hơn công việc của Hộ lý tại Nhật Bản.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.