Tokutei thực phẩm là gì? Kỳ thi ngành chế biến thực phẩm ra sao?

Tokutei thực phẩm là một khái niệm mới của Ngành nghề chế biến thực phẩm khi chương trình kỹ năng đặc định được chính thức thông qua. Trong số những đơn tuyển XKLĐ Nhật Bản, chế biến thực phẩm là ngành nghề thu hút lượng lớn lao động quan tâm. Vậy Chế biến thực phẩm là gì? Ngành Chế biến thực phẩm sẽ phải làm những công việc gì?

tokutei thực phẩm

Nội Dung Bài Viết

1. Hiểu đúng về ngành Chế biến thực phẩm Nhật Bản

Ngành Chế biến thực phẩm Nhật Bản làm những công việc gì? Môi trường làm việc như thế nào? Lương ngành Chế biến thực phẩm có cao không? là vấn đề rất nhiều lao động thắc mắc khi tìm hiểu về đơn tuyển dụng của ngành. Để giúp bạn hiểu ĐÚNGĐỦ về ngành Chế biến thực phẩm tại Nhật Bản, bài viết xin chia sẻ những thông tin cơ bản lao động cần nắm được như sau.

1.1 Đặc thù công việc ngành Chế biến thực phẩm

Những năm gần đây, XKLĐ Nhật Bản đang thu hút sự quan tâm đông đảo của lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động trẻ. Trong đó, ngành Chế biến thực phẩm đang nhận được sự quan tâm lớn. Theo đánh giá chung, ngành này có mức lương tương đối ổn định, công việc nhẹ nhàng và môi trường làm việc tốt.

Vậy ngành Chế biến thực phẩm làm những gì?

Thực tế, công việc của ngành nghề này khá đa dạng. Tùy vào từng đơn tuyển mà bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc khác nhau như chế biến thức ăn nhanh, làm bánh ngọt, làm bánh kẹo, cơm nắm hay cơm gộp…Những công việc đặc thù này không đòi hỏi kinh nghiệm cũng như tay nghề của người lao động.

Công việc này được làm chủ yếu tại các nhà máy và công xưởng, được làm theo dây chuyền, là công việc mang tính chất ổn định và có tính lâu dài. Do được “chuyên nghiệp hóa” với hệ thống máy móc nên lao động cũng không tốn quá nhiều công sức. Vì thế, công việc của ngành được đánh giá là không quá nặng nhọc. Đây là ưu điểm của ngành Chế biến thực phẩm so với các ngành nghề tuyển dụng khác.

1.2 Môi trường làm việc và mức lương của ngành

Với đặc thù công việc nêu trên, ngành Chế biến thực phẩm chủ yếu là làm trong nhà máy, xí nghiệp tại các thành phố lớn. Đây được xem là môi trường làm việc lý tưởng, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và môi trường.

Đặc biệt, mùa đông tại Nhật Bản rất khắc nghiệt, có khi nhiệt độ xuống thấp và rất lạnh. Tuy nhiên, nếu làm việc trong ngành Chế biến thực phẩm thì dù mùa đông hay mùa hè bạn vẫn được làm trong môi trường ổn định.

Về mức lương, trung bình lương của ngành Chế biến thực phẩm tại Nhật sẽ rơi vào khoảng 30 triệu – 40 triệu VNĐ/tháng. Đây chỉ là mức lương cơ bản, chưa tính các khoản làm thêm giờ.Tuy vậy, mức lương của ngành phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như hợp đồng mà bạn ký, ngành mà bạn chọn, địa điểm làm việc…  

2. Tham gia chương trình Chế biến thực phẩm Nhật Bản như thế nào?

2.1 Ngành Chế biến thực phẩm Nhật Bản phù hợp với đối tượng nào?

Để tham gia đơn tuyển ngành Chế biến thực phẩm Nhật Bản, ứng viên cần đáp ứng các điều kiện sau:

  •  Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong ngành Chế biến thực phẩm
  •  Có ngoại hình tốt, chiều cao cân nặng đạt chuẩn
  •  Có sức khỏe tốt, không bị dị ứng với các loại thực phẩm

Hầu hết các đơn tuyển đều yêu cầu người lao động thuận tay phải. Bên cạnh việc những công ty phái cử tổ chức cuộc phỏng vấn giữa người lao động với nghiệp đoàn thì ứng viên có thể còn trải qua vòng thi tay nghề. Một số nội dung thi thường được tổ chức trong phần thi này là gọt khoai tây, gọt hoa quả, lọc cá, lọc thịt gà…để kiểm tra sự nhanh nhẹn cũng như độ khéo léo của ứng viên.

2.2 CHI TIẾT quy trình tham gia đơn tuyển Chế biến thực phẩm Nhật Bản

Việc tìm hiểu quy trình làm gia đơn tuyển ngành Chế biến thực phẩm Nhật Bản sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất những kỹ năng và thủ tục cần thiết, hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình thi tuyển hay chuẩn bị hồ sơ.

  • Bước 1: Sơ tuyển đầu vào

Để tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản nói chung, các ứng viên cần đáp ứng đủ các điều kiện như độ tuổi, chiều cao, cân nặng, học vấn…Quá trình sơ tuyển ứng viên sẽ giúp bạn lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện.

  • Bước 2: Thực hiện khám sức khỏe

Tiếp đó, người lao động sẽ được đưa đi khám sức khỏe tại các bệnh viện đủ tiêu chuẩn. Bước này được thực hiện với mục đích loại ra những ứng viên không đủ điều kiện sức khỏe hoặc mắc các bệnh không đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

  • Bước 3: Đào tạo trước khi thi tuyển đơn hàng

Người lao động sẽ được tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật ngắn hạn trong vòng 5 ngày. Khóa học này giúp người lao động nắm được những câu chào hỏi tiếng Nhật cơ bản, cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật cũng như kỹ năng cần thiết khi phỏng vấn đơn hàng. Kết thúc khóa đào tạo này, người lao động sẽ lựa chọn đơn hàng để thi tuyển.

  • Bước 4: Thi tuyển đơn hàng

Quá trình thi tuyển đơn hàng sẽ gồm 2 giai đoạn

Phỏng vấn đơn hàng

Thi tuyển tay nghề (nếu có)

  • Bước 5: Đào tạo tiếng Nhật chuyên sâu

Khi đã trúng tuyển đơn hàng, người lao động sẽ tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật chuyên sâu trong vòng khoảng 4 tháng – 6 tháng. Khóa học sẽ trang bị cho người lao động năng lực tiếng Nhật cơ bản và chuyên sâu.

  • Bước 6. Xin visa/thị thực Nhật Bản

Những thủ tục về visa/thị thực sẽ được công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản hoàn tất. Người lao động không cần lo lắng về vấn đề này.

  • Bước 7: Xuất cảnh và làm việc theo thời hạn hợp đồng

    • Sau khi hoàn tất hồ sơ và thủ tục, người lao động sẽ xuất cảnh sang Nhật làm việc theo hợp đồng đã ký kết.
  • Bước 8: Trở về Việt Nam khi hết hạn hợp đồng

Khi hết hạn hợp đồng, người lao động sẽ trở về Việt Nam và tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng với công ty phái cử.

3. Kỳ thi Tokutei Thực phẩm

Thông tin từ chính phủ Nhật Bản cho hay. Kỳ thi kỹ năng đặc định thực phẩm có kế hoạch được tổ chức vào tháng 4/2020. Do đó, những lao động có nhu cầu tham gia chương trình đặc định thực phẩm cần có kế hoạch ôn luyện tiếng Nhật và kiến thức kỹ năng đặc định ngay từ bây giờ. Đối với các lao động đã hoàn thành chương trình TTS 3 năm ngành thực phẩm thì có thể ứng tuyển ngay ở  thời điểm hiện tại

3.1 Tìm hiểu đơn tuyển dụng Tokuei Thực phẩm

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành Thực phẩm, hiện nay, phía Nhật Bản đang đẩy mạnh tuyển dụng visa Tokutei ngành Thực phẩm. Chương trình này dành cho những du học sinh hay thực tập sinh năm 3, đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Chế biến thực phẩm hay thi đỗ kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc biệt.

 

Theo chia sẻ từ các trang tin du học, số lượng đơn tuyển Tokuei Thực phẩm khá lớn, tạo cơ hội cho những thực tập sinh hay du học sinh muốn quay trở lại làm việc tại Nhật Bản theo diện visa mới – visa Tokutei.

Thực tế, các đơn tuyển Tokuei Thực phẩm khá đa dạng, đem đến nhiều sự chọn lựa cho người lao động như làm cơm hộp, chế biến thức ăn nhanh, làm sushi hay chế biến thủy sản…Đây cũng là ngành nghề có đặc thù công việc ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều từ thời tiết và môi trường.

3.2 Kỳ thi Tokutei thực phẩm gồm những gì? Thông tin chi tiết

Kỳ thi Tokuei Thực phẩm được xem là yếu tố “cần và đủ” để lao động có thể sang Nhật làm việc theo chương trình này. Để giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi, Thanh Giang xin chia sẻ về nội dung thi. Cụ thể như sau:

3.2.1 Thông tin chung về Kỳ thi Tokutei ngành Thực phẩm

Ngôn ngữ thực hiện: Thực hiện theo các ngôn ngữ sau:

  • Nếu tổ chức thi tại Nhật Bản nên ngôn ngữ thi sẽ dùng tiếng Nhật.
  • Nếu thi tại nước ngoài ngôn ngữ tiếng Nhật sẽ là nền tảng của kỳ thi và một số câu hỏi sẽ có trong ngôn ngữ địa phương của quốc gia thi.

Người thực hiện: Tổ chức kiểm tra kĩ năng (các tổ chức tư nhân được Bộ Nông – Lâm – Ngư Nghiệp Nhật Bản lựa chọn).

Cách thức thực hiện: Thay vì kiểm tra trên máy tính hiện tại các bài kiểm tra sẽ được thực hiện trên giấy.

3.2.2 Nội dung thi Tokutei Thực phẩm sẽ gồm những phần nào?

  • Kiến thức quản lý vệ sinh cơ bản
  1. Những kiến thức cơ bản và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, phân loại ngộ độc thực phẩm.
  2. Nguyên tắc phòng chống ngộ độc thực phẩm.
  3. Kiến thức quản lý vệ sinh chung
  4. Xác nhận nguyên liệu thô, bao gồm hình thức bên ngoài, mùi, tình trạng bao bì, ngày hết hạn…
  5. Thịt sống, cá sống và động vật có vảy. Nắm được cách xử lý, phương pháp bảo quản thịt cá sống.
  6. Vệ sinh, khử trùng và làm sạch dụng cụ nấu ăn, v.v.. Tuân thủ quy trình khử trùng
  7. Thực hiện 7 lần rửa tay hợp vệ sinh; ăn mặc quần áo làm việc thông thường.
  8. Quản lý vệ sinh tại khu vực bếp nấu và xử lý chất thải.
  9. Xác nhận nhiệt độ của tủ đông lạnh. Ngăn ngừa ô nhiễm chéo, ô nhiễm thứ cấp..
  10. Vệ sinh, khử trùng và vệ sinh nhà vệ sinh,..
  • Kiến thức quản lý sức khỏe 

Quản lý vệ sinh kết hợp khái niệm về HACCP.

Điểm về quản lý trọng yếu:

+ Nhóm 1: Về phương pháp quản lý “không sử dụng nhiệt”. Cung cấp thực phẩm đông lạnh.

+ Nhóm 2: Phương pháp quản lý “sử dụng nhiệt” · Các mặt hàng được làm lạnh, được cung cấp nóng.

+ Nhóm 3: Phương pháp quản lý “sử dụng nhiệt và làm mát lặp đi lặp lại”.

 Các điểm quản lý quan trọng khác.

 Hồ sơ quản lý vệ sinh.

  • Kiến thức về các thành phần thực phẩm 

Thịt: Các bộ phận khác nhau của gia súc, lợn và gà.

Về cá và động vật có vảy: Các bộ phận của cá, mùa của cá và động vật có vảy.

Rau và trái cây: Các loại rau và trái cây theo mùa.

Kiến thức về các phương pháp nấu ăn khác nhau:

Nấu ăn, luộc, chiên, ninh, nướng, hấp (bao gồm các ví dụ nấu ăn điển hình).

Không nấu, không sử dụng nhiệt: trộn, tạo hình, sắp xếp.

  • Kiến thức chung về thiết bị nấu ăn, dụng cụ, đồ đạc

Thiết bị nấu ăn, thiết bị nhiệt, thiết bị lạnh, thiết bị làm sạch/ khử trùng.

Về dụng cụ nấu ăn, thiết bị, nhiệt kế trung tâm, thang đo, nhiệt độ và độ ẩm v.v

  • Kiến thức về sức khỏe và an toàn lao động

 Xử lý các thiết bị và thiết bị khác – Xử lý bát đĩa, xử lý chất tẩy rửa và chất khử trùng.

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy – Xử lý các đám cháy khác nhau, các biện pháp chữa cháy.

  • Kiến thức về dịch vụ khách hàng

 Đặc điểm của dịch vụ khách hàng, các yếu tố quyết định sự hài lòng của khách hàng.

Hành vi cơ bản trong dịch vụ khách hàng: Chào hỏi, cúi đầu, mỉm cười, quần áo/ trang phục.

Cách cư xử của Nhật Bản, phong tục ẩm thực Trung Quốc.

Phản hồi cho khách hàng cần cân nhắc – Khách hàng có trẻ em, khách hàng lớn tuổi, người sử dụng xe lăn.

Về cách phục vụ

Dịch vụ và điều khoản cơ bản, kính ngữ…

  • Kiến thức về quản lý cửa hàng

Chuẩn bị kinh doanh, đóng cửa công việc.

Công việc dọn dẹp (trừ bếp).

Lưu ý về việc làm sạch, những điều cơ bản về làm sạch, điểm làm sạch.

Tiền mặt và kiến thức về tiền mặt… Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Lời kết

Trên đây là thông tin cơ bản về ngành Chế biến thực phẩm Nhật Bản. cũng như một số nội dung chính về kỳ thi Kỹ năng Tokutei Thực phẩm. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org
Xem toàn bộ đơn tuyển dụng Tokutei Thực Phẩm: TẠI ĐÂY

 

>> Tham gia Group: Kỹ năng đặc định (Tokutei) Chế Biến Thực Phẩm (inshyoku ryohin seizogyou) để cùng trao đổi và cập nhật thông tin mới nhất.

Xem video giới thiệu: Visa Kỹ năng đặc định – Tokutei – Ngành Thực Phẩm

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.