Ý nghĩa của ngày Quốc khánh Nhật Bản và những điều cần biết khi sống tại Nhật

Quốc khánh Nhật Bản là một trong những ngày lễ quan trọng của người dân Nhật. Đây là mốc thời gian đánh dấu sự độc lập của dân tộc. Cũng giống như các nước khác, ngày Quốc khánh hàng năm sẽ là ngày được tổ chức long trọng. 

Tuy nhiên, ý nghĩa và lịch sử về ngày Quốc khánh của mỗi nước không giống nhau. Cùng Thanh Giang tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về ngày này của người Nhật nhé!

Nội Dung Bài Viết

Sơ lược về ngày Quốc khánh Nhật Bản

Nhắc đến ngày Quốc khánh của Nhật Bản, bạn sẽ thấy niềm tự hào thể hiện trên khuôn mặt của người con nước Nhật. Đó chính là minh chứng cho sự nỗ lực, chiến đấu hết mình để giành lại độc lập dân tộc cho các thế hệ con cháu của họ. 

Vậy ngày Quốc khánh ở Nhật ra đời như nào, cùng tìm hiểu qua các ý sau để biết chính xác về lịch sử hào hùng của dân tộc Nhật. Cụ thể:

>> Hiểu rõ về ngày Quốc khánh Nhật Bản

Ngày Quốc khánh Nhật Bản hay còn gọi là ngày kỷ niệm Kiến Quốc. Đây là một ngày lễ lớn của dân tộc Nhật và nằm trong top 4 ngày lễ trọng đại trong 1 năm. Nếu ở Việt Nam, ngày Quốc khánh được lấy là ngày 2/9. Ở Nhật Bản, ngày 11/2 hàng năm được chọn là ngày Quốc khánh.

Đây cũng là ngày ra đời của vị hoàng đế đầu tiên lên ngôi – thiên hoàng Jimmu tại Kashihara gu. Từ xa xưa, ngày Quốc khánh ở Nhật không được dựa vào ngày 11/2 như hiện nay mà dựa vào lịch âm dương. 

Có nghĩa là, ngày kỷ niệm Kiến Quốc sẽ gắn liền với cuộc cách mạng Duy tân Minh trị. Tuy nhiên, ngày nay người Nhật đã lấy và duy trì ngày 11/2 là ngày Kiến Quốc và được tổ chức kỷ niệm hàng năm.

>> Lịch sử ra đời của ngày Quốc khánh Nhật Bản

Theo lịch sử ghi chép lại, ngày Quốc khánh được dựa trên lịch tết Nguyên tiêu. Có nghĩa là ngày kỷ niệm Quốc khánh sẽ được tổ chức vào âm dương lịch. Vào những năm 660 TCN, cụ thể là ngày 11/2 Nhật Bản có vị vua đầu tiên lên ngôi là thiên hoàng Jimmu. 

Tuy nhiên, không có lịch sử nào có thể chứng thực sự tồn tại của vị vua Jimmu. Có nghĩa là, dựa trên niềm tin của người Trung Quốc cổ đại với hy vọng mang lại điều tốt lành khi đất nước được giải phóng. Từ đó mới tôn thờ vị vua Jimmu.

Đến năm 1872, ngày Quốc khánh trùng với ngày Tết Nguyên Đán. Nhưng dựa trên sự ra đời của lịch Gregorius năm 1873, lịch đã bị lùi lại đến ngày 11/2. Trong thời kỳ Minh Trị, ngày Quốc khánh được gọi là ngày Đế chế. 

Bởi lẽ, người Nhật tin rằng, sự ra đời của Thiên Hoàng Minh Trị đã tạo ra một cuộc sống mới cho người dân sau khi lật đổ Mạc phủ Tokugawa. Đến năm 1940, ngày lễ Quốc khánh được tổ chức rộng rãi với quy mô lớn. 

Tại đây, rất nhiều bài hát đã được viết lên để kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc. Trong đó bài hát “2600 năm kể từ khi thành lập Đế quốc” là một bài hát khá nổi tiếng vào thời kỳ đó. 

Đến năm 1948, kể từ sau khi Nhật đầu hàng vào thế chiến thứ II. Đồng thời, lực lượng Đồng Minh đứng lên chiếm đóng. Ngày của Đế quốc cũng bị hủy bỏ. Tới năm 1966, khi nhiều ý kiến trái chiều từ phía lực lượng chính trị về vấn đề thành lập lễ kỷ niệm. 

Chính vì vậy, ngày thành lập nhà nước đã được khôi phục lại. Đồng thời, được sửa đổi sang một cái tên mới hiện đại. Bên cạnh đó, các nguyên tắc dân chủ và tự do hiện đại cũng được sửa đổi cho phù hợp. 

Một số hoạt động diễn ra vào ngày Quốc khánh

Ngày Quốc khánh Nhật Bản là một ngày đặc biệt của dân tộc Nhật Bản. Do đó, vào ngày này rất nhiều hoạt động lớn sẽ được diễn ra. Một trong số hoạt động chính đó là lễ diễu hành kỷ niệm ra đời ngày kiến quốc. Điểm diễu hành kết thúc chính là đền Meiji Jingu.

Trong buổi lễ diễu hành, sẽ có đội khiêng đền thờ di động Mikoshi. Bên cạnh đó, những người tham gia khác sẽ cầm lá cờ nhỏ và vẫy chào. Tại một địa điểm khác cách đó không xa, cụ thể là ở Chiyoda. Tại đây Cung điện Hoàng gia – nơi ở của Thiên hoàng cũng tổ chức lễ kỷ niệm. Để hòa chung với niềm vui của đất nước, tất cả các doanh nghiệp và tòa nhà Chính phủ đều được nghỉ làm.

Mục đích chính là tất cả người dân từ khắp nơi, đặc biệt là Tokyo có thể cùng nhau đón lễ Quốc khánh. Tất cả mọi người ai nấy đều bày tỏ sự kính trọng và biết ơn các vị vua của đất nước.

Sự độc lập và bình yên hôm nay của dân tộc có được là nhờ vào sự cống hiến của rất nhiều người con. Đặc biệt là những người chiến sĩ dũng cảm đã hy sinh để dành lại độc lập cho dân tộc. Ngoài tổ chức để kỷ niệm chào mừng ngày đặc biệt của dân tộc. Ngày Quốc khánh cũng là thời điểm tốt để mọi người cùng nhau ghi nhớ lịch sử của dân tộc. Bên cạnh đó, cũng là để nhắc nhở đến các thế hệ trẻ tương lai của đất nước ghi nhớ được cội nguồn dân tộc. 

Ý nghĩa của ngày Quốc khánh với người Nhật

Có thể nói ngày Quốc khánh Nhật Bản là một ngày lễ lớn và trọng đại của toàn dân tộc. Vào ngày 11 tháng 2 hàng năm, đây là ngày đánh dấu một cột mốc quan trọng của người dân Nhật.

Đó chính là ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng, được làm chủ và thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc xâm lược. Đồng thời, đây cũng là ngày đánh dấu hoàng đế đầu tiên của nước Nhật ra đời. Chính vì vậy, ngày 11/2 hàng năm được tổ chức long trọng và lớn không kém gì ngày Tết cổ truyền.

Ngày nay, vào ngày Quốc khánh người dân toàn Quốc sẽ được nghỉ lễ. Đây cũng là dịp để mọi người nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả. Đồng thời, cùng dành 1 chút thời gian để tham gia lễ diễu hành.

Với người Nhật, ngoài đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử. Ngày Quốc khánh còn mang một ý nghĩa lớn lao khác. Đó là thể hiện tinh thần đoàn kết của cả dân tộc. Chính nhờ sự đoàn kết của đồng bào, cùng nhau cố gắng đứng dậy chống lại kẻ thù. Đã tạo nên một đất nước độc lập tự chủ.

Ngày nay, khi đất nước hòa bình không còn chiến tranh. Tuy nhiên, hàng năm vào ngày 11/2 cả nước Nhật đều kỷ niệm chào mừng ngày Quốc khánh. Đó cũng chính là sự nhắc nhở đến các thế hệ trẻ tương lai của dân tộc. Tức là phải trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước mình. Đồng thời, cống hiến hết mình để xây dựng một đất nước phát triển hơn nữa trong tương lai.

Trên đây là những thông tin được Thanh Giang chắt lọc về ngày Quốc khánh Nhật Bản. Hy vọng rằng, với thông tin trên bạn đọc sẽ phần nào hiểu hơn về ngày lễ lớn của người Nhật. Và nếu bạn có ý định học tiếng Nhật hay có ý định đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hãy liên hệ với Thanh Giang để được tư vấn và tìm đơn cụ thể nhé!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.