Cùng tìm hiểu lịch sử và tư tưởng của kiếm đạo Nhật Bản

Kiếm đạo – được hiểu là đạo dùng kiếm, là một môn thể thao võ thuật, được phát triển từ môn kiếm thuật cổ truyền của Nhật Bản là Kenjutsu. Với sự kết hợp của giá trị văn hóa và giá trị tinh thần, kiếm đạo Nhật Bản vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay và được xem là nét văn hóa tinh thần độc đáo của người dân xứ Phù Tang.

kiếm đạo nhật bản - kendo

Nội Dung Bài Viết

Nguồn gốc và lịch sử của kiếm đạo Nhật Bản

Ngày nay, kiếm đạo nhật Bản trở thành một môn thể thao rèn luyện tinh thần và sức khỏe, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân “đất nước mặt trời mọc”.

Theo một số tài liệu lịch sử thì kiếm Nhật xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 11, có đặc trưng là lưỡi sắc bén và sống lưng hơi cong, rất khác so với kiếm của Trung Quốc.

kiếm nhật - katana

Sau cuộc chiến tranh Onin vào cuối thời Muromachi ((1392 – 1573), nước Nhật rơi vào tình trạng suốt hơn 100 năm. Vào khoảng thời gian này, nhiều võ đường Kenjutsu đã được thành lập. Cũng trong thời điểm này, súng trường được du nhập vào Nhật Bản, vì thế mà kỹ thuật cũng như kỹ xảo luyện kiếm được nâng cao với những bước tiến thượng thừa.

Đến những năm Edo (1603- 1867) Nhật Bản bước vào thời kỳ yên bình. Kiếm Nhật, vì thế, từ vũ khí giết người được nâng lên tầm phát triển và hoàn thiện con người thông qua tư tưởng – Đạo. Lúc này, kiếm đạo không chỉ bao hàm những kỹ năng về đường kiếm mà còn là đời sống kỷ luật của các Samurai. Sống không quan tâm tới cái chết, luôn trau dồi tu dưỡng tư tưởng, dâng hiến bản thân cho cái hay, cái đẹp của võ đạo.

Suốt thời kỳ Shotoku, các phương tiện bảo vệ (Kendo-gu) đã được phát triển và sáng lập ra phương pháp huấn luyện bằng sử dụng kiếm tre. Đây được xem là tiền thân của kiếm đạo.

Sau cách mạnh Meiji, tầng lớp Samurai bị xóa bỏ, thiên hoàng ban lệnh cấm đeo kiếm đã khiến cho Kenjutsu nhanh chóng suy tàn. Tuy nhiên, sau cuộc kháng cự không thành công của các Samurai chống lại chính phủ đã đem đến sự phục hồi cho Kenjutsu trong lực lượng cảnh sát thủ đô.

Sau thế chiến thứ 2, Kendo bị tạm dừng dưới sự chiếm đóng của quân đồng minh, Đến năm 1952, Liên đoàn Kendo Nhật Bản được thành lập, môn nghệ thuật này mới được “sống lại”. Ngày nay, Kendo đóng vai trò quan trọng trong giáo dục tại trường học và được người dân xứ Phù Tang đặc biệt yêu thích với hàng triệu người tham gia luyện tập đều đặn.

Ý nghĩa và tư tưởng trong Kendo – kiếm đạo Nhật Bản

Tư tưởng của nghệ thuật kiếm đạo Kendo

Kendo được hiểu là “đạo của kiếm sĩ” với tư tưởng rèn luyện nhân cách con người qua nguyên tắc sử dụng cây kiếm. Mục đích của tập luyện Kendo chính là nâng cao thể lực, tinh thần cũng như phát triển văn hóa Nhật Bản, tính cách, trau dồi nghị lực.

Về cơ bản, kiếm đạo được thể hiện trong 4 chữ Khí, Kiếm, Thể, Nhất. Khí là khí công, kiếm là vũ khí, thể là thể lực và nhất là hợp nhất. Luyện Kendo phải làm sao cho chân khí nhập vào kiếm, phối hợp với sức mạnh cơ thể để những uy lực đó trở thành một.

Một kiếm sĩ Kendo thượng thừa dường như không bao giờ tuốt kiếm ra khỏi vỏ vì chỉ nhìn tư cách của họ, kẻ đối diện thường sẽ bị khuất phục. Lúc chẳng đặng đừng, một kiếm sĩ Kendo thượng thừa chỉ vừa tuốt kiếm ra khỏi vỏ, thậm chí chưa tuốt hết khỏi vỏ thì đối phương có thể ngã gục. Đường kiếm nhanh hơn cả tia chớp. Khi võ sĩ Kendo vung kiếm, nghe tiếng gió lướt đi, người ta cũng có thể biết được trình độ của võ sĩ ấy. Càng ở cấp càng cao, võ sĩ Kendo càng thủ thế lâu và lặng lẽ.

Ý nghĩa của kiếm đạo Nhật Bản

Người học Kendo không chỉ được luyện tập về kỹ thuật mà còn hướng đến một lẽ cao hơn, đó là Đạo. Cũng vì thế mà ngay từ khi nhập môn, võ sĩ Kendo đã được truyền dạy 5 đức tính:

  • Nhân đức: học Kendo để thực hiện mục tiêu nhân đức, tự cảm hóa và cảm hóa cho người khác, hướng đến sự nhân hậu.
  • Công bằng chính trực: bênh vực những kẻ cô thế, công bằng và tôn trọng lẽ phải.
  • Tư cách cao thượng: giữ mình ở trên những hận thù nhỏ nhen
  • Trí tuệ minh mẫn: nhận định được lẽ phải và sự tốt đẹp ở đời
  • Trung tín: luôn có lòng trung thành với mục tiêu cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời.

Mục đích của tập luyện Kendo là:

Rèn luyện trí óc và thân thể, trau dồi tu dưỡng sức mạnh tinh thần.

Thông qua cách tập luyện đúng và nghiêm khắc để cố gắng phát triển nghệ thuật của Kendo. Gìn giữ tính nhân bản, sự tôn trọng và lịch sự giữa con người. Để kết giao với mọi người trên cơ sở chân thành, ngay thật, và luôn luôn tự trau dồi tu dưỡng bản thân.

Trên đây là một vài chia sẻ về tư tưởng và ý nghĩa của Kendo – kiếm đạo Nhật Bản. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.