Trở thành nét đẹp riêng của văn hóa “xứ anh đào”, Kendama không chỉ dừng lại là một trò giải trí mà còn ẩn chứa nhiều giá trị to lớn. Trò chơi này cũng là cách để người Nhật rèn luyện tính tập trung, kiên trì và sáng tạo cho trẻ em. Ngày nay, nó càng phổ biến và tạo nên trào lưu lành mạnh trong giới trẻ. Vậy trò chơi này đặc biệt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
1. Kendama Nhật Bản là gì?
Kendama thực chất là một loại đồ chơi truyền thống được làm bằng gỗ của Nhật Bản. Đây là trò chơi dân gian nên có cấu tạo rất đơn giản, gồm:
Vật liệu: Gỗ, bóng nhựa, 1 sợi dây
Cấu tạo của Kendama:
Gồm 1 tay cầm gỗ (Ken) có hình dạng giống thanh kiếm. Sử dụng sợi dây nối quả bóng (Tama) với tay cầm Ken. Đỉnh của tay cầm được thiết kế vừa vặn, khớp với một cái lỗ trên quả bóng.
Bên cạnh đó, còn có 3 miệng chén với kích cỡ khác nhau nằm ở hai phía tay cầm và phía dưới. Bên trong quả bóng có 1 cái lỗ khớp với đầu nhọn của tay cầm. Hai bên tay cầm còn có 2 chén lõm, có kích thước khác nhau và một chén lõm nhỏ hơn nằm ở phía đuôi tay cầm.
Trong cuộc sống của người Nhật, Kendama không chỉ dừng lại là một trò chơi giải trí thông thường mà còn ẩn chứa nhiều giá trị to lớn. Để chơi trò chơi này thì cần phải thật sự tập trung vào từng bộ phận, tập trung và thật kiên trì. Đây cũng là lý do người Nhật cho trẻ em tiếp xúc sớm với trò chơi như một cách giúp chúng rèn luyện sự sáng tạo và kiên nhẫn.
2. Kendama có phải có nguồn gốc từ “đất nước mặt trời mọc”?
Nhắc đến trò chơi dân gian Nhật Bản là nhắc đến Kendama. Vì thế, nhiều người sẽ nghĩ nó được sinh ra tại Nhật Bản. Tuy nhiên, trên thực tế, Nhật Bản chỉ là nơi trò chơi này được phổ biến.
Nhiều nghi chép cho rằng Kendama có nguồn gốc tại Pháp từ khoảng thế kỷ 16 và được gọi với cái tên Bilboquet. Khi mới xuất hiện, trò chơi này chủ yếu được phổ biến ở giới quý tộc.
Tại Nhật Bản, trò chơi này được cho là du nhập đến Nhật vào thời đại Edo qua con đường tơ lụa. Cách chơi ngày nay của Kendama vẫn giữ nguyên cách chơi từ thời Taisho. Ở thời điểm mới xuất hiện, Kendama thu hút những người lớn tuổi. Họ chơi chúng như trò chơi uống rượu, và ai không thực hiện được sẽ bị phạt rượu.
Trò chơi phổ biến tại Nhật dưới thời Minh Trị. Đến thời Taisho (1912-1926), trò chơi này bắt đầu phổ biến biến với trẻ em.
Sau Thế chiến II, vào năm 1945, Kendama được bán trong các cửa hàng kẹo cùng với đồ chơi phổ biến khác, chẳng hạn như Menko , bidama, và beigoma. Đỉnh cao của sự phát triển là vào năm 1975, khi Hiệp hội Kendama Nhật Bản ra đời.
Người thành lập hiệp hội này là Issei Fujiwara. Ông đã cùng với những đồng nghiệp sáng lập hiệp hội và sáng tạo ra những quy định, luật chơi và hệ thống đánh giá năng lực người chơi.
Những năm gần đây, du khách nước ngoài có cơ hội tiếp xúc với món đồ chơi truyền thống này. Kendama tạo nên cơn sốt khắp thế giới với những đoạn clip được tung lên mạng. Theo đó, Hiệp hội Kendama được thành lập ở châu Âu, Anh Quốc và nhiều quốc gia khác…tạo nên một trào lưu phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các bạn trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Pachinko – Game test nhân phẩm tại “đất nước mặt trời mọc”
3. Trò chơi Kendama Nhật Bản có gì đặc biệt?
3.1 Kendama – môn thể thao phổ biến
Sau sự ra đời của Hiệp hội Kendama Nhật Bản, trò chơi này được “chuyên môn hóa” với những quy tắc và thông số kỹ thuật, bắt đầu phát triển phổ biến như một môn thể thao cạnh tranh.
Bên cạnh những giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thể thao, văn hóa, Khoa học Công nghệ…dành cho học sinh tiểu học thì các giải đấu được tổ chức khắp cả nước, cho cả sinh viên và người lớn.
3.2 Các sản phẩm Kendama đều phải được chứng nhận
Những sản phẩm Kendama đều có nguồn gốc rõ ràng, được Hiệp hội Nhật hay những chuyên gia, người chơi đánh giá và chuyên dùng.
Hiện nay, ở thị trường Việt Nam những sản phẩm được đánh giá đạt chuẩn kỹ thuật Kendama của Nhật bao gồm Ozora, Shin Fuji, TK16,… Một số loại sản phẩm khác như Zero House, Beto Kendama là sản phẩm trong nước.
Trong đó, Beto Kendama được đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, là sản phẩm Kendama của Việt Nam được đánh giá cao.
Nếu bạn yêu thích những trò chơi trí tuệ có thể tham khảo: Shogi là gì? Cách chơi Shogi và những chiến thuật hay cho người mới.
3.3 Các kỹ thuật chơi Kendama
Là môn thể thao “dễ để chơi nhưng khó để giỏi”, Kendama đòi hỏi sự kiên nhẫn ở mỗi giai đoạn, giúp cơ thể quen với nhịp điệu tung hứng ở giai đoạn đầu và nâng cao sự khéo léo trong các giai đoạn kỹ thuật khó hơn. Vậy kỹ thuật chơi như thế nào?
Ozara (Tách to), chuzara (Tách trung), và kozara (tách nhỏ)
Ozara (tách to), chuzara (tách trung), và kozara (tách nhỏ) chính là 3 kỹ thuật Kendama cơ bản nhất. Để biểu diễn sự chuyển động, người chơi thường bắt đầu với trái banh treo phía dưới cây gậy, sau đó nhanh chóng thả trái banh lên không trung và chụp nó vào một cái tách.
Tomeken (pull up in)
Để biểu diễn tomeken (pull up in), người chơi bắt đầu với quả banh treo ở dưới sợi dây. Tuy nhiên lần này người chơi bắt cái lỗ của quả banh vào đầu nhọn của cây gậy.
Hikoki (Máy bay)
Với kỹ thuật này, thay vì giữ cây gậy thì người chơi sẽ giữ trái banh. Tiếp đó, sử dụng thế đứng góc và đung đưa cây gậy phía trước mặt.
Khi nó quay trở lại thì nhanh chóng chụp đầu nhọn của gậy vào lỗ ở trên trái banh. Và để biểu diễn kỹ thuật này, người chơi cần phải giữ đầu gối của mình thật linh động và cố gắng chụp cây gậy thật nhẹ nhàng. Đây là một kỹ thuật khó, vì vậy một khi người chơi có thể làm được thì đây chính là Kendama chuyên nghiệp.
Vòng quanh Nhật Bản
Với kỹ thuật “vòng quanh Nhật Bản”, người chơi dùng cách cầm đầu nhọn (và để quả banh đung đưa dưới cây gậy. Tiếp đó, quăng trái banh lên và chụp nó bằng kozara. Sau đó, quăng nó từ kozara và chụp nó ở ozora. Cuối cùng, quăng nó từ ozora và chụp nó ở điểm nhọn của cây gậy.
3.4 Các loại Kendama phổ biến hiện nay
Được biết đến là quốc gia sản xuất số lượng Kendama nhiều nhất thế giới, Nhật Bản còn có đa dạng các loại Kendama khác nhau cực kỳ thú vị:
- Kendama bóng chày: Được làm 100% thủ công, có dạng gậy bóng chày
- Kendama kinh dị: Có thiết kế một khuôn mặt đáng sợ vẽ trên quả bóng.
- Kendama bằng nhựa: Năm 1998, một sản phẩm làm từ nhựa trong suốt và có chứa vi mạch chip đã được bày bán trên thị trường.
3.5 Trò chơi dễ chơi nhưng rất khó để chơi xuất sắc
Khi đã quen với cách chơi thì bạn sẽ nhận ra sự phức tạp hơn nhiều so với vẻ ngoài đơn giản của loại hình này. Tưởng như chỉ có 4 vị trí trên thân Ken để hứng bóng là cốc nhỏ, cốc lớn, cốc đáy và đầu nhọn của Ken. Tuy nhiên người lâu năm sẽ có 10 vị trí để hứng bóng sao cho bóng được giữ thăng bằng 3s tại vị trí bạn hứng. Khi đổi vị trí tung – hứng giữa bóng và Ken thì sẽ có hơn 1000 kỹ thuật chơi Kendama đặc sắc thú vị.
Quy luật về sự phối hợp này cho ta góc nhìn về sự đoàn kết của con người Nhật Bản. Đặc biệt trong những thiên tai thì sự phối hợp tốt giữa người với người, giữa các tổ chức xã hội sẽ giúp vượt qua đau thương và nhanh chóng hồi phục.
3.6 Chiếc cầu nối văn hóa dân gian người Nhật với toàn thế giới
Giống với những môn thể thao khác thì Kendama cũng giữ vai trò “cầu nối”, kết nối văn hóa Nhật với thế giới. Giúp cho các cá thể có cùng đam mê, cùng luyện tập và chia sẻ niềm vui với nhau. Thầy Imada Hiromu – bậc thầy gắn bó với Kendama 30 năm cho biết: Thầy là người con của vùng đất Hiroshima, cũng là nơi lãnh chịu hậu quả bom nguyên tử nặng nề và người cha của thầy đã mất trong hoàn cảnh đó. Nhưng nhờ niềm đam mê với Kendama mà thầy đã nhẹ nhàng gác lại quá khứ để đến Mỹ và giới thiệu bộ môn này đến với mọi người.
Yếu tố cần thiết nhất của một người chơi giỏi chính là sự kiên nhẫn. Làm sao để chơi giỏi, làm sao để thử thách chính bản thân vượt qua giới hạn. Mỗi giai đoạn đều đỏi hỏi sự kiên nhẫn để quen với nhịp điệu tung hứng và nhanh nhạy trong các giai đoạn kỹ thuật khó hơn.
Lời kết
Trên đây là tìm hiểu về trò chơi dân gian Kendama của Nhật Bản. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về nét đẹp văn hóa truyền thống xứ Phù Tang.Nếu bạn có mong muốn đi xuất khẩu lao động sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống, văn hóa Nhật Bản cũng như kiếm thêm thu nhập cho bản thân thì hãy đăng ký với Thanh Giang Conincon để lựa chọn cho mình những đơn tuyển dụng phù hợp nhé. Hotline: 091 858 2233
THANH GIANG CONINCON GROUP
- Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 091.858.2233
- Email: contact@thanhgiang.org
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.