Quốc kỳ Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?

Lá cờ hay còn gọi là Quốc kỳ Nhật Bản còn được gọi là Nisshoki – lá cờ mặt trời hay Hinomaru – vòng tròn mặt trời, được thiết kế đơn giản với nền trắng và một vòng tròn màu đỏ ở trung tâm. Vậy tại sao quốc kỳ Nhật lại có thiết kế thú vị như vậy? Ý nghĩ của quốc kỳ Nhật như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu một chút về quốc kỳ của xứ sở Hoa Anh Đào nhé.

quốc kỳ nhật bản

Nội Dung Bài Viết

1. Lá cờ Nhật Bản có ý nghĩa gì?

1.1 Về nguồn gốc của lá cờ Nhật Bản

Theo huyền sử của người Nhật, nữ thần Amaterasu đã tạo hình nước Nhật từ khoảng cách đây 2700 năm. Họ cũng tin rằng bà chính là tổ tiên của vị Thiên Hoàng Nhật đầu tiên. Đây cũng là lý do mà về sau các thiên hoàng đều được gọi với cái tên là Thiên tử và nước Nhật trở thành xứ sở mặt trời mọc.

Ghi chép từ những thư tịch cổ cho thấy, lá cờ đầu tiên có hình tượng trưng cho mặt trời mọc này đã được chính Thiên hoàng Văn Vũ sử dụng trong một công đường vào năm 701. Đặc biệt, trong những trận đối đầu với quân xâm lược Mông Cổ, những vị tướng quân Nhật Bản ở thế kỷ 13 khi ra trận đều sử dụng lá cờ Hinomaru này khi ra chiến trường.

Lá Cờ Nhật Bản Hinomaru được công nhận chính thức lần đầu tiên vào năm 1870. Vào thời điểm này, lá cờ xuất hiện với tư cách là cờ của các thương gia, các thuyền buôn của xứ phù tang. Trong khoảng thời gian từ 1870 đến 1855, lá cờ này mới chính thức trở thành quốc kỳ đầu tiên.

1.2 Tìm hiểu ý nghĩa của lá cờ Nhật Bản

Lá cờ của Nhật Bản có một vòng tròn màu đỏ trên nền trắng. Trong đó, màu trắng tượng trưng cho thuần khiết và chính trực, màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình.

ý nghĩa của lá cờ Nhật Bản

Vào ngày 27/2/1870, quốc kỳ Nhật Bản lần đầu tiên được biết đến với tên gọi là Nisshoki – nó mang ý nghĩa là ánh nắng của vầng mặt trời. Đồng thời, nó cũng được biết đến với một tên gọi khác là Hinomaru với ý nghĩa hết sức đặc biệt đó là vòng tròn của mặt trời.

Trong tư tưởng của người phương Đông, hình ảnh vòng tròn màu đỏ chính là hiện thân cho mặt trời mọc. Đây cũng là lý do kể từ khi quốc kỳ Nhật Bản ra đời thì đất nước này có tên gọi khác là “đất nước mặt trời mọc”.

Không đơn thuần là một biểu tượng của vầng mặt trời chói lọi, đối với người Nhật, mặt trời đỏ còn là hiện thân của nữ thần Amaterasu.

Amaterasu là một vị thần mặt trời, chính bà là người đã khai phá ra đất nước Nhật Bản ở trong truyền thuyết. Bà cũng là tổ tiên của các vị Thiên Hoàng trong những câu chuyện thần thoại Nhật Bản.

2. Lịch sử của lá cờ Nhật – Quốc kỳ Nhật Bản

Cờ Nhật Bản được gắn liền với biểu tượng của mặt trời ít nhất từ thế kỷ thứ 7. Mặc dù nguồn gốc chính xác của lá cờ không được biết rõ ràng, hầu hết các học giả tin rằng nó có liên quan đến tên gọi “Mặt trời mọc” của đất nước.

2.1 Quốc kỳ Nhật Bản trước năm 1990 như thế nào?

Cờ hình mặt trời ban đầu được sử dụng bởi Shogun trong thế kỷ 13, khi người Nhật đã chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Mông Cổ. Hinomaru đã được chính thức công nhận vào năm 1870 như là một lá cờ thương gia, trở thành lá cờ quốc gia đầu tiên được thông qua tại Nhật Bản năm 1870-1885.

Tuy nhiên, việc sử dụng lá cờ đã bị rất nhiều hạn chế trong thời gian chiếm đóng của Nhật Bản sau Thế chiến II cho đến năm 1947 khi những hạn chế đã bắt đầu được dỡ bỏ. Từ năm 1999, một điều luật đã được thông qua, các lá cờ Hinomaru của Nhật Bản chính thức được công nhận là lá cờ quốc gia. Các biến thể khác của lá cờ Nhật Bản chủ yếu là bao gồm các tia sáng của mặt trời. 

Quốc kỳ Nhật Bản trước năm 1990

2.2 Sau năm 1990 – cờ Nhật Bản được thay đổi

Quốc kỳ được sử dụng phổ biến vào thời điểm Nhật phát triển thành một đế quốc. Quốc kỳ Nhật Bản hiện diện sau những chiến thắng trong chiến tranh Thanh – Nhật, Nga – Nhật, Trung – Nhật.

Đây cũng được xem là một công cụ của chủ nghĩa đế quốc Nhật tại Đông Nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai: nhân dân bản địa phải sử dụng quốc kỳ Nhật Bản và học sinh phải hát Kimigayo (quốc ca nước Nhật) trong lễ thượng kỳ vào buổi sáng.

Sau thế chiến thứ 2 kết thúc, cảm nghĩ về tính tượng trưng của Hinomaru đã biến đổi từ một cảm giác ái quốc về “Đại Nhật Bản” sang Nhật Bản hòa bình và chống quân phiệt. Sự thay đổi về tư tưởng này khiến cho quốc kỳ ít được sử dụng tại Nhật Bản ngay sau chiến tranh mặc dù những hạn chế bị bãi bỏ vào năm 1949.

Thực tế, có khá nhiều mâu thuẫn và tranh luận về Hinomaru, tuy nhiên, vào ngày 13 tháng 8 năm 1999, pháp luật đã chính thức công nhận Hinomaru làm quốc kỳ Nhật Bản và Kimigayo là quốc ca.

Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như lịch sử của quốc kỳ Nhật Bản.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.