Weeaboo là gì? Có giống với Otaku hay không?

Weeaboo (Uwibu) – còn được gọi là “người Nhật da trắng”, là thuật ngữ xuất hiện từ năm 2002, và được phổ biến từ năm 2005. Tại Việt Nam hiện nay, trong cộng đồng hâm mộ Anime hay Manga, có khá nhiều người bị gắn mác Wibu. Vậy Weeaboo là gì? Thuật ngữ này có giống với Otaku hay không? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc qua bài chia sẻ dưới đây.

wibu là gì

Nội Dung Bài Viết

1. Weeaboo là gì? Tìm hiểu nguồn gốc của Wibu

Chắc hẳn rất nhiều bạn đã nghe qua từ wibu hay cảm thấy thắc mắc khi có một ai đó bị gọi là wibu?. Vậy cụ thể thì wibu có nghĩa là gì? Vì sao giới trẻ Việt hiện nay thường hay sử dụng thuật ngữ này để nói về một ai đó?. Thậm chí nhiều bạn còn phải lên google để gõ từ khóa tìm kiếm “Wibu wikipedia, wibu có nghĩa là gì” để có thể tra ý nghĩa của từ wibu này.

1.1 Định nghĩa Wibu là gì?

Thực chất Wibu là một cách đọc của cộng đồng Việt Nam theo tiếng Việt dành cho từ gốc là Weeaboo. Từ lóng này được sử dụng khá phổ biến trên internet. Vậy Wibu là gì?

Theo từ điển Urban Dictionary, Wibu là một thuật ngữ chỉ những người bị ám ảnh và phát cuồng với văn hóa Nhật Bản. Hầu hết các Wibu đều không tự nhận thức được mức độ cuồng của bản thân và lúc nào cũng luôn miệng wibu never die, wibu never die…. Một biểu hiện khác của Wibu đó là mong muốn trở thành người Nhật.

Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng để ám chỉ những kẻ không hiểu rõ về văn hóa Nhật nhưng rất thích ra vẻ và thể hiện.

1.2 Về nguồn gốc của Wibu

Thuật ngữ Weeaboo ra đời từ đâu? là vấn đề khá nhiều bạn trẻ thắc mắc. Từ Wibu được xuất phát từ Wapanese – người Nhật da trắng. Thuật ngữ này xuất hiện từ năm 2002 và được phổ biến từ năm 2005. Sự ra đời của thuật ngữ này để mô tả một người da trắng bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật Bản, thường sẽ là Manga hay Anime.

Weeaboo thường có thể là những fan cuồng của manga, anime
Weeaboo thường có thể là những fan cuồng của manga, anime

Sau một thời gian ra đời, Wapanese được thay thế bằng từ Weeaboo, là một thuật ngữ xuất phát từ diễn đàn 4chan. Từ Weeaboo được cắt nghĩa từ một bộ truyện tranh Perry Bible Fellowship . Mặc dù xuất hiện sau xong thuật ngữ Weeaboo lại trở nên phổ biến hơn và nhanh chóng thay thế cho từ Wapanese với mục đích ám chỉ đến những thứ khó chịu liên quan đến nhóm người này. Cộng đồng 4chan đã sử dụng thuật ngữ này với nghĩa tương đối tiêu cực, mang tính sỉ nhục đối với thuật ngữ Wapanese.

Khi Wapanese ngày càng phổ biến thì thuật ngữ này bắt đầu gây rất nhiều tranh cãi. Nó được dùng để ám chỉ việc một người bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản, hay thể hiện “nỗi ám ảnh” với Manga,Anime và những văn hóa tiếp biến từ nền văn hóa Nhật Bản…

Sau nhiều tranh luận từ những thành viên trên 4chan thì vào năm 2012, Jennifer McGee đã cắt nghĩa của từ Weeaboo như sau:

Weeaboo được hiểu đơn giản là để mô tả một người phương Tây có một sự hâm mộ cuồng nhiệt đến quá mức nền văn hóa của Nhật Bản. Những người hâm mộ này đã phá vỡ khá nhiều những ranh giới của xã hội (ở đây có nghĩa là họ đã lạm dụng quá nhiều từ ngữ Nhật một cách vô tội vạ). Thuật ngữ này cũng dùng để phân biệt những người hâm mộ “thông thường” và những người hâm mộ “cuồng” một cách quá mức.

2. Liệu Wibu có giống với Otaku hay không?

Sau khi thuật ngữ Wibu ra đời, đã có nhiều cuộc tranh cãi nổ ra, rằng Wibu có ý nghĩa tương tự như thuật ngữ Otaku trong tiếng Nhật hay không?

otaku và weeaboo

Trên Crunchyroll, Frog-kun từng phân định rằng hàm ý của thuật ngữ “weeaboo” giống như một Otaku bị cản trở bởi sự chiếm dụng văn hóa. Đã có một vài người phương Tây tin rằng từ Otaku chỉ có thể được sử dụng để mô tả một người Nhật Bản. 

Trong một bài viết trên Anime News Network, Sevakis Justin đã đưa ra một sự khác biệt giữa cả hai thuật ngữ, cho rằng họ không hề xấu với tình yêu dành cho văn hóa Nhật Bản. Sevakis Justin chỉ ra rằng một người chỉ trở thành một “weeaboo” khi họ bắt đầu gây ra những điều đáng ghét, chưa chín chắn và không thực sự quan tâm về văn hóa Nhật Bản mà họ nói rất yêu thích.

Trang Rocket News 24 từng thực hiện một số các cuộc phỏng vấn với người dân thành thị người Nhật về suy nghĩ của họ với “weeaboo”. Rất nhiều người Nhật cho rằng:  bất kỳ người nước ngoài nào quan tâm đến những điều bên trong Nhật Bản đều là một điều tốt, và những người không hiểu biết có lẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định mới hiểu được văn hóa Nhật Bản.

Về cơ bản, WibuOtaku đều có niềm đam mê dành riêng cho anime nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung. Tuy cậy, sự đam mê cũng như niềm yêu thích của 2 trường phái này lại ở mức độ khác nhua. 

  • Wibu là những người phương Tây da trắng hâm mộ quá mức văn hóa Nhật Bản, thậm chí có hành động quá khích lố lắng ngược với đời sống tự nhiên. Họ có thể bắt chước các Otaku để tỏ ra bản thân rành rọt am hiểu các vấn đề song thực tế lại không biết nhiều và chỉ mang tính khoe khoang. Nhiều Weeaboo sẵn sàng ném đá, khẩu nghiệp với những ai động chạm đến thứ họ yêu thích, sẵn sàng bôi xấu các nền văn hóa khác.
  • Otaku: Chỉ những cá nhân phát cuồng vì manga, anime,…, cụ thể là những cá nhân người Nhật. Họ có hơi lập dị, tách biệt với thế giới nhưng sẽ ôn hòa hơn các Weeaboo.
Phân biệt hai khái niệm Wibu và Otaku
Phân biệt hai khái niệm Wibu và Otaku

3. Wibu đã được sử dụng đúng cách?

Thuật ngữ Wibu được sử dụng khá phổ biến hiện nay, trên các cộng đồng hay các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã được sử dụng đúng cách hay chưa?

Thực tế, trên các trang mạng xã hội ngày nay, đôi khi chỉ là hành động khen ngợi hay tôn vinh ai, cái gì thuộc về Nhật đều được gán cái mác là “Wibu”. Hầu hết người sử dụng thuật ngữ này đều hướng đến ý nghĩa của nó là “cuồng Nhật“. Thế nhưng, bản thân họ chưa thật sự nhận thức rõ được bản chất của từ “cuồng” này.

Bởi: khen một cái gì đó tốt đẹp không phải là cuồng, hay tôn vinh một hành động đẹp, một người tốt không phải là cuồng. Tương tự, sự tiếp nhận văn hóa đa dạng và phân tích cái hay, cái đẹp trong đó không phải là cuồng. Từ “cuồng” chính là theo như định nghĩa bên trên, là tôn sùng điều gì đó quá mức, xem điều đó là hoàn mỹ và cho rằng nó cao quý nhất.

Bản chất cốt lõi của wibu cũng như nguồn gốc hình thành của nó đều mang theo tính chất tiêu cực cũng như hàm ý mỉa mai, châm chọc. Chính vì thế, nếu từ này bị sử dụng vô tội vạ, vô tình sẽ gây tổn thương cho những người chỉ đơn giản là yêu thích nền văn hóa Nhật Bản.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, Thanh Giang đã giúp các bạn hiểu hơn về thuật ngữ Wibu (Weeaboo) là gì? Bạn có điều gì muốn chia sẻ với chúng tôi về Nhật Bản không? Hãy để lại bình luận dưới bài viết dưới đây nhé!

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.