Chuông gió Nhật Bản Furin – Âm điệu của trời đất “xứ Phù Tang”

Nhắc đến mùa hè “xứ Phù Tang”, người ta không chỉ nhắc đến pháo hoa Hanabi, kem đá bào hay cảnh bình minh mà còn nhắc tới Furin – chuông gió Nhật Bản – hình ảnh biểu trưng cho mùa hè nơi đây. Furin được sử dụng như một vật trang trí trong các ngôi nhà Nhật. Bên cạnh tính thẩm mỹ, âm thanh trong trẻo thì những chiếc chuông này còn mang giá trị phong thủy tốt đẹp. Cùng tìm hiểu về Furin qua bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Bài Viết

1. Chuông gió Furin và nguồn gốc

Là hình ảnh tượng trưng cho mùa hè Nhật Bản, chuông gió Nhật Bản trở thành vật phẩm trang trí tinh xảo đẹp mắt, giúp con người thư giãn và chứa đựng những giá trị độc đá     o.

1.1 Chuông gió Nhật Bản là gì?

Chuông gió Nhật Bản được gọi là Furin. Trong tiếng Nhật, “Fu” là gió, “rin” là chuông. Furin có dạng hình tròn, có gắn một chiếc lưỡi treo vào trung tâm của chuông giúp tạo ra âm thanh khi nó chuyển động. Phía dưới có treo một tờ giấy nhỏ, tạo ra những âm thanh và giai điệu nhẹ nhàng, trong trẻo.

Tại Nhật, Furin truyền thống sẽ được treo bên trong nhà, gần cửa sổ hay dưới mái hiên để đón gió và nâng cao tiếng rung tuyệt đẹp đó.

1.2 Về nguồn gốc của chuông gió Furin của Nhật

Chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ, được sử dụng phổ biến tại các chùa chiền vào khoảng thế kỷ thứ 6. Sau đó, những chiếc chuông này được du nhập vào Trung Quốc, là công cụ được sử dụng để bói toán.

Người Trung Quốc trước đây thường treo một chiếc chuông trong rừng tre và dự đoán dựa trên hướng gió và âm thanh của chuông.

Chuông gió được du nhập vào Nhật Bản khoảng thế kỉ 12. Chiếc chuông đầu tiên được sản xuất vào thời Edo. Tiền thân của Furin là một loại chuông có tên là Futaku (chuông treo), thường được sử dụng trong các ngôi của tại Trung Quốc.

Vào thời Edo (1603 – 1876), những người bán rong để Furin trong những chiếc bao hàng vác trên vai đã khởi xướng cho sự lan truyền phong tục này tại Nhật Bản. Âm thanh dễ chịu của chuông gió thu hút sự chú ý của mọi người trong suốt cuộc hành trình. Chuông gió Furin, vì thế, được yêu thích và sử dụng phổ biến ở khắp mọi nơi.

Đến khoảng thế kỷ 18, kỹ thuật đúc thủy tinh của người Hà Lan được du nhập. Và đến thế kỷ 19, chiếc chuông gió thủy tinh được ra đời, đánh dấu sự xuất hiện của chiếc chuông gió mang đậm phong cách Nhật Bản với hình vẽ độc đáo vẽ trên chuông được sơn vào mặt trong để tránh bị phai màu.

Nguồn gốc của chuông gió Furin của Nhật
Nguồn gốc của chuông gió Furin của Nhật

Ngày nay, chuông gió Nhật Bản không được chào đón như vậy xong âm thanh đặc biệt và không thể nhầm lẫn của những chiếc chuông vẫn luôn tượng trưng cho mùa hè hay báo hiệu một cơn gió nhẹ.

Có thể bạn quan tâm: Xuất khẩu lao động Nhật Bản Thanh Giang

2. Chuông gió Nhật Bản có đặc điểm gì?

Tại Nhật Bản, chuông gió được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu nhất là gốm sứ, kính và kim loại. Những chất liệu này đem đến âm thanh nhẹ nhàng khi Furin chuyển động.

Ngày nay, những nét văn hóa truyền thống của “đất nước mặt trời mọc” vẫn được tìm thấy trong Furin. Thiết kế điển hình nhất của Furin là “Kingyo” hoặc cá vàng. Có đến hơn 20 loại khác nhau của cá chép Nhật Bản.

Chuông gió Nhật Bản thường được làm bằng thủy tinh hình tròn như trái lựu to. Đây cũng là sự khác biệt của Furin với những chiếc chuông gió của các nước khác.

Họa tiết thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, cây cối, động vật hay thần linh…và được thêm một chiếc lá gió cầu may. Các hình ảnh được trang trí trên chuông gió rất đa dạng như hoa anh đào, cá vàng hay chim hạc…

Ngày nay, Furin được làm với nhiều hình dáng như ngôi đền, đèn lồng, chiếc ví,, con cá…và được trang trí nhiều màu sắc khác nhau nư đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, trắng…Mỗi màu sắc sẽ mang ý nghĩa riêng.

Các mẫu thiết kế của Furin thay đổi liên tục, từ đơn giản đến phức tạp. Kích thước của chiếc chuông gió truyền thống tương đối nhỏ, khoảng 4*5 hay 7*8. Hầu hết chuông gió đều được làm bằng gốm hoặc chất liệu gang.

Dưới mỗi chiếc chuông có treo một mảnh giấy, gọi là Tanzaku. Trên Tanzaku có thể là lời chúc may mắn, cầu bình an hay bài thơ Hai-ku hay thơ Wa-ka.

Xem thêm: Nghệ thuật gấp giấy Origami

3. Ý nghĩa phong thủy của chuông gió Nhật Bản – Furin

Bên cạnh tác dụng trang trí và thư giãn thì những chiếc chuông gió Nhật Bản cũng mang giá trị phong thủy với nhiều ý nghĩa độc đáo. Cụ thể:

Ý nghĩa phong thủy của chuông gió Nhật Bản
Ý nghĩa phong thủy của chuông gió Nhật Bản

3.1 Xua đuổi tà ma và bệnh tật

Được du nhập từ Trung Quốc, chuông gió Nhật Bản mang màu sắc Phật giáo với ý nghĩa bảo vệ người khỏi quỷ dữ và được sử dụng trong những nghi lễ trừ tà.

Chuông gió Furin là một vật bảo vệ chống lại các thảm họa tự nhiên. Người Nhật cho rằng, gió lớn sẽ kéo theo dịch bệnh. Và để ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ bản thân, họ đã treo một cái chuông bằng đồng có tên là “Futaku” ở hiên nhà. Trong phạm vi âm thanh của chiếc chuông sẽ là nơi an toàn, tránh được tai ương.

Dưới thời Kamakura, giới quý tộc Nhật thường treo Furin trên cửa để ngăn chặn Yakubyougami – con quỷ đem đến bệnh tật, thảm họa.

3.2 Tượng trưng cho sự thuận lợi và may mắn

Sự hòa trộn giữa chuông và gió tạo nên âm điệu của trời đất cỏ cây, của âm dương nhật nguyệt. Yếu tố này thể hiện sự hài hòa của con người với thiên nhiên – hài hòa giữa con người với trời đất.

Hình ảnh chuông gió Nhật Bản treo dưới hiên nhà được xem là biểu tượng của sự may mắn. Chuông gió được sử dụng như một thứ bùa cầu may, đem lại cảm giác bình an cho gia chủ.

Người Nhật tin rằng, âm thanh của những chiếc chuông gió sẽ giúp xoa dịu cái nóng của trưa hè, kích thích thính giác và có thể gọi gió đến trong những ngày hè nóng bức.

3.3 Hóa giải hung khí và điều hòa phong thủy

Treo chuông gió cũng sẽ giúp tiêu tán hung khí, biến hung thành cát, đem đến cát khí, sự an lành và may mắn cho gia chủ.

Treo chuông gió để hóa dữ thành lành
Treo chuông gió để hóa dữ thành lành

Theo văn hóa của người Nhật, treo chuông gió ở giữa nhà, trước cửa ra vào hay cửa sổ, hướng xấu của căn nhà sẽ có tác dụng hóa giải khí xấu hiệu quả.

3.4 Thông điệp “anh sẽ mãi mãi bên em”

Bên cạnh những tác dụng phong thủy, chuông gió Nhật Bản còn mang ý nghĩa trong tình yêu với thông điệp “Anh sẽ mãi mãi bên em”.

Khi người con gái (con trai) nhận được chiếc chuông gió thì âm thanh của nó chính là bản nhạc của tình yêu. Chiếc chuông gió sẽ gắn kết tình yêu của hai người mãi mãi. Khi một trong hai người lạc mất nhau, người con gái sẽ rung lên từng hồi chuông để chỉ đường dẫn lối cho người con trai trở về. 

Giới thiệu các lễ hội chuông gió kì diệu nhất Nhật Bản

Nổi tiếng với nền văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng, các lễ hội chuông gió (Wind Chime Festival) là sự kiện đặc biệt được tổ chức náo nhiệt khắp nơi trên đất nước này khi hè sang.

Khu đền Ếch Nyoirinji, Fukuoka

Đền Nyoirinji là địa chỉ lý tưởng để bạn chiêm ngưỡng hơn 3000 chiếc chuông gió thủy tinh đủ màu sắc lung linh trong gió. Những âm điệu leng keng trong trẻo đưa bạn vào miền an yên tĩnh lặng. Nơi đây còn được biết đến với hơn 5000 bức tượng lớn nhỏ và đều có hình con ếch. Bên đền sẽ treo chuông gió từ tháng 6 đến hết tháng 9 hàng năm.

Tại các cửa hàng lưu niệm, bạn cũng có thể mua chuông gió với giá 500 yên một chiếc. Hãy tự tay viết lên các lời chúc tốt đẹp tới gia đình, những khát vọng về tương lai và gửi đến thần tự nhiên nhé.

Địa chỉ: Fukuoka ken Ogori-shi Yokoguma 1729

Ngôi đền độc đáo tại tỉnh Fukuoka
Ngôi đền độc đáo tại tỉnh Fukuoka

Đền Kawasaki Daishi ở Kanagawa

Là một ngôi đền linh thiêng, nổi tiếng với việc trừ tà mạnh mẽ. Hình ảnh của Daruma là bùa hộ mệnh được pháp sư Kawasaki Daishi dùng để cầu nguyện. Bởi vậy, rất nhiều chiếc chuông gió tại đây được trang trí bằng hình ảnh Daruma dễ thương. Du khách chỉ được mua chuông gió 1 lần vào dịp lễ hội nên hãy đến sớm để mua nhé. Bên cạnh đó, hơn  30.000 chiếc chuông gió đa dạng chủng loại được trưng bày chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú.

Chuông gió Daruma dễ thương
Chuông gió Daruma dễ thương

Đền Nishiarai Taishi tại Tokyo

Đền Nishiarai Taishi, cũng được biết đến là Đền Nishiarai Daishi, là một ngôi đền Phật giáo nằm ở quận Adachi của Tokyo. Lễ hội chuông gió tại đây diễn ra vào mỗi năm vào ngày 9 và 10 tháng 7 hàng năm, thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương đến tham gia.

Du khách tìm kiếm sự bình yên và linh thiêng trong không gian tâm linh của đền
Du khách tìm kiếm sự bình yên và linh thiêng trong không gian tâm linh của đền

Trong lễ hội này, hàng trăm chiếc chuông gió được treo lên khắp khu vực của đền, tạo nên một không gian văn hóa và tâm linh đặc biệt. Các chuông gió thường được làm từ thủy tinh, gốm hoặc kim loại, và được trang trí với các họa tiết truyền thống hoặc hình ảnh của các vị thần Phật giáo.

Ngoài việc ngắm nhìn và thưởng thức vẻ đẹp của các chuông gió, du khách cũng có cơ hội tham gia các hoạt động truyền thống như cúng tế, lễ rước đèn, và các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Chuông gió đền Hikawa jinja tại Saitama

Đền Hikawa Jinja là một trong những ngôi đền Shinto lâu đời và quan trọng nhất ở Saitama, nổi tiếng với không gian cổ kính, linh thiêng. Đi qua cổng Otorii cao 15m, du khách bước vào không gian xanh mát cùng đường hầm xinh đẹp có treo hơn 2000 chiếc chuông gió theo phong cách Edo. Người Nhật Bản cho rằng, khi bạn bước đi hết đường hầm, các vị thần tình yêu sẽ biến ước mơ của bạn thành sự thật.

Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản
Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản

Lời kết

Mang ý nghĩa may mắn, chuông gió như một “lá bùa hộ mệnh”, là món quà lý tưởng để du học sinh, thực tập sinh hay khách du lịch đến Nhật Bản mua tặng người thân và gia đình. Khi mua Furin làm quà, người ta thường viết lên mảnh giấy những lời nhắn và lời chúc đến người nhận.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.