Fujiko Fujio – “Cha đẻ” của mèo máy DOREMON nổi tiếng

Là người họa sĩ “vẽ lên giấc mơ của trẻ em”, Fujiko Fujio là “cha đẻ” của bộ manga nổi tiếng – DOREMON. Ông là người viết lên câu chuyện màu nhiệm của khoa học kỹ thuật, của tình bạn đẹp mà chính cuộc đời ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ họa sĩ trẻ. Vậy bạn biết gì về Fujiko F. Fujio?

Fujiko Fujio

Nội Dung Bài Viết

1. Fujiko F. Fujio và Fujiko Fujio?

Fujiko F. Fujio là bút danh chung của hai nghệ sĩ truyện tranh Nhật Bản. Tên thật của hai nghệ sĩ này là Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Hai nghệ sĩ manga sử dụng bút danh này trong suốt quá trình sáng tác. Cho đến năm 1987, họ tách ra hoạt động biệt lập, đi theo sáng tác cá nhân.

Fujiko F. Fujio tên thật là Fujimoto Hiroshi. Ông sinh ngày 1/12/1933, mất ngày 23/09/1996.

2. Fujiko Fujio – “cha đẻ” của tập truyện DOREMON nổi tiếng

2.1 Một họa sĩ thiên tài

Năng khiếu hội họa của Fujiko Fujio được bộ lộ ngay từ khi còn nhỏ. Khi mới lên 5 tuổi, ông đã say mê truyện tranh và tự vẽ nhân vật theo quan sát và tưởng tượng.

Đến những năm trung học, ông bắt đầu vẽ manga cho một nhà xuất bản. Ông cùng với bạn học là Abiko Motoo cho ra đời những tác phẩm đầu tiên dưới bút danh Tenshi Tama- chan. Bộ đôi tác giả đã cùng nhau viết nên nhiều tác phẩm tuyệt vời, lấy chủ đề từ cuộc sống hàng ngày của tuổi thơ trong sáng và đáng yêu. Một số tác phẩm như: Susume Robot, Tebukuro Tecchan, Ninja Hattori, Kaibutsu-kun, Pāman…

Tuy nhiên, sau một số rạn nứt trong công việc, Fujimoto Hiroshi tách ra và lấy bút danh Fujiko Fujio. Bằng những kiến thức tích lũy cũng như khả năng quan sát nhạy bén, Fujiko Fujio đã để lại bộ truyện tranh kinh điển – Doraemon. Đây là tác phẩm thành công nhất của ông, trở thành một trong những biểu tượng của văn hóa Nhật Bản.

2.2 Fujiko Fujio – câu chuyện tạo nên tập manga Doraemon

Được ví như “chiếc vé thần kỳ của tuổi thơ”, chú mèo máy Doraemon xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12/1969. Lấy ý tưởng từ một con lật đật – món đồ chơi yêu thích của những bé gái, Fujiko Fujio đã tạo ra hình ảnh một chú mèo máy đến từ tương lai, đến sống cùng với cậu nhóc Nobita hậu đậu và đáng yêu.

manga Doraemon

Những “bảo bối” của mèo máy Doraemon đều mang tính dự báo. Mỗi loại máy móc lại thể hiện một thành tựu  khoa học tiên tiến, thể hiện khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng tuyệt vời. Đặc biệt hơn, Fujiko Fujio khi sáng tác đều phải mơ về cỗ máy thời gian, về chiếc đồng hồ phát ra được âm thanh…tất cả những liên tưởng này đều khớp với những sự kiện máy móc, công nghệ ra đời tại Nhật Bản thời điểm đó.

2.3 Người họa sĩ sống mãi với tuổi thơ

Có thể nói, Doraemon chính là tác phẩm đưa Fujiko Fujio lên “đỉnh cao” của sự nghiệp với nhiều giải thưởng như : Giải ưu tú của Hiệp hội họa sĩ truyện tranh Nhật Bản 1973, Giải thưởng Văn hóa của thành phố Kawasaki năm 1981 và Giải Truyện tranh cho trẻ em năm 1982…Hay giải thưởng do Bộ trưởng Bộ giáo dục trao tặng năm 1992, giải thưởng truyện tranh Osamu Tezuka lần thứ nhất năm 1997…

Đặc biệt hơn, để tưởng nhớ đến cố họa sĩ này, Nhật Bản còn cho xây dựng Bảo tàng Fujiko Fujio tại quận Tama, thành phố Kawasaki (ngoại ô Thủ đô Tokyo) có khuôn viên rộng 3.700 m2.

Đây là nơi tái hiện không gian, vật dụng, nhân vật quen thuộc trong câu chuyện chú mèo máy nổi tiếng. Bảo tàng cũng là nơi trưng bày 50.000 tác phẩm tranh gốc của Fujimoto Hiroshi.Bảo tàng này được ra đời đúng vào dịp sinh nhật của “Mèo ú”. Đây cũng chính là nơi cố họa sĩ đã từng sống, làm việc và qua đời.

Nhân vật Doraemon của Fujiko F. Fujio là Đại sứ hoạt hình của Nhật Bản. Năm 2002, Doraemon được chọn vào danh sách “22 anh hùng châu Á” của tạp chí Time Asia. Tập manga này đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Gần đây nhất, chú mèo máy này còn được công nhận là công dân của nước Nhật – một vinh dự hiếm hoi đối với một nhân vật truyện tranh.

2.4 Sau khi Fujimoto Hiroshi qua đời – ai là người “viết tiếp” Doremon

Vào ngày 20/9, Fujiko Fujio ngã quỵ tại nhà riêng khi đang hoàn thành tác phẩm truyện dài “Nobita và thành phố thú nhồi bông”. Sự ra đi của cố họa sĩ Doraemon để lại niềm thương tiếc lớn cho người hâm mộ, cũng là mất mát lớn cho nền giải trí manga Nhật Bản.

fujiko fujio

 

Tuy nhiên, trước khi qua đời vì bệnh suy gan, Fujiko Fujio đã vẽ trước rất nhiều bản thảo. Ông cũng thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Fujiko Fujio Pro mà sau này trở thành công ty cổ phần Fuji Pro quản lý và tiếp tục phát triển Doraemon đến ngày hôm nay.

Truyện “Nobita và thành phố thú nhồi bông” là truyện dài kỳ thứ 17, cũng là quyển cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông. Những tập truyện sau đó đều do Mangaka của công ty Fuji Pro, Shinichi Hagiwara và Yasunori Okada tiếp tục. Đến nay đã có tất cả 24 truyện dài. Tất cả những tác phẩm này đều được vẽ phỏng theo nguyên tác. Đến năm 1999, đã có hơn 100 triệu bản truyện ngắn được tiêu thụ ở Nhật.

Sau khi Fujiko Fujio mất, vào tháng 3 hàng năm, công ty Fuji sẽ công chiếu bộ Doraemon mới. Gần đây, Anime Doraemon 3D “Stand by me” đã lấy đi không ít nước mắt của độc giả.

Sau Doraemon gốc, cũng có khá nhiều bộ truyện chuyển thể khác với nhiều bản như truyện tranh, tiểu thuyết hay hoạt hình…để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn trẻ.

Xem thêm: Những bộ truyện Manga Nhật Bản nổi tiếng và phổ biến nhất

Lấy ý tưởng từ con lật đật, Fujiko Fujio đã viết lên câu chuyện về chú mèo máy tương lai và cậu bé Nobita hậu đậu độc đáo và ấn tượng. Các câu chuyện “không hồi kết’ này đã nối liền giấc mộng con trẻ của bao thế hệ. Đây cũng chính là tác phẩm đưa Fujiko Fujio lên “đỉnh cao”, trở thành một trong những tác giả manga nổi tiếng nhất tại “xứ sở mặt trời mọc”.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.