Tổ chức JITCO giữ vai trò quản lý và đảm bảo quyền lợi cho lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, hỗ trợ thực tập sinh tại Nhật trên nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt trong các vấn đề vướng mắc, tranh chấp với công ty tiếp nhận hay nghiệp đoàn Nhật Bản. Vậy thực tế JITCO là gì? Vì sao JITCO đóng cửa và thay thế bằng tổ chức JITCO? Nếu bạn đang có dự định đi XKLĐ Nhật Bản, hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
1. Tổ chức JITCO là gì? Tìm hiểu về JITCO
JITCO tên đầy đủ Japan International Training Cooperation Organization là một Tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản – Tổ chức công ích pháp nhân. JITCO được thành lập năm 1991 bởi Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và Du lịch, Bộ Lao động và Phúc lợi, Bộ Kinh tế, Bộ Thương mại công nghiệp và Đất đai.
Chức năng chính của tổ chức JITCO là quản lý và đảm bảo quyền lợi cho lao động nước ngoài làm việc tại Nhật một cách đúng đắn.
1.1 Thông tin tổ chức Jitco
- 4F 1-18-16 Hamamatsucho, Minato-ku, Tokyo 105-0013, Japan
- Tel: (03) 6430-1100 (tổng đài)
- Fax: (03) 6430-1112
- Trang chủ: http://www.jitco.or.jp
1.2 Tổ chức JITCO Nhật Bản hoạt động như thế nào?
JITCO giữ vai trò hướng dẫn các cơ quan phái cử của các nước cũng như các doanh nghiệp, đoàn thể tư nhân đang thực hiện việc tiếp nhận thực tập sinh để thực hiện chế độ tu nghiệp sinh được tiến hành tốt.
Hướng dẫn và hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi pháp lý cho thực tập sinh theo quy định của pháp luật Nhật Bản, đồng thời tư vấn, giải quyết những khó khăn mà họ gặp phải khi sống và làm việc tại Nhật.
Hỗ trợ các cơ quan tiếp nhận, tu nghiệp sinh kỹ năng và các cơ quan phái cử để nâng cao hiệu quả của việc thực tập kỹ năng.
1.3 Hợp tác giữa JITCO và Việt Nam
Chương trình hợp tác giữa JITCO và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được ký kết năm 1992 về việc phái cử và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản. Mục đích của quan hệ hợp tác này là hỗ trợ, đào tạo, giúp lao động nâng cao tay nghề, đồng thời tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ hiện đại để sau khi quay về có thể đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
1.4 Vai trò của JITCO với thực tập sinh Nhật Bản
Như đã trình bày ở trên, mục đích chính của JITCO là hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho lao động Việt Nam tại Nhật Bản nói riêng và lao động nước ngoài làm việc tại Nhật nói chung. Cụ thể, tổ chức JITCO đảm nhận các nhiệm vụ sau:
+ Hỗ trợ tư vấn thực tập sinh Việt Nam bằng tiếng Việt
- Số điện thoại miễn phí: 0120 – 022332
- Điện thoại thường: 03 – 6430 – 1111
JITCO có đội ngũ hỗ trợ thực tập sinh theo ngôn ngữ của nước sở tại trong đó có Việt Nam. Các bạn muốn hỗ trợ thông tin về thực tập sinh kỹ năng hãy gọi về một trong 2 số điện thoại phía trên vào thứ 6 và thứ 7 hàng tuần. Thời gian hỗ trợ cụ thể là:
- Thứ 6: từ 11h đến 19h (nghỉ trưa từ 13 đến 14h)
- Thứ 7: từ 13h đến 20h
+ Hỗ trợ tư vấn về sức khỏe tinh thần cho thực tập sinh
Các chuyên viên tư vấn của JITCO sẽ lắng nghe mọi thắc mắc phiền muộn của bạn khi gọi tới số điện thoại hỗ trợ (03 – 6430 – 1173) trong khoảng thời gian từ 9h đến 17h (từ thứ 2 đến thứ 6).
+ Hỗ trợ tư vấn sức khỏe và y tế cho thực tập sinh
Tổng đài hỗ trợ y tế mà bạn có thể gọi tới là 03 – 6430 – 1118 và ngày thứ 4 của tuần đầu tiên mỗi tháng từ 14h đến 17h. Tại Nhật, nếu muốn bác sĩ khám, bạn đừng quên gọi điện để đặt trước nhé.
1.5 Tìm hiểu về “Chứng chỉ JITCO”
Chứng chỉ JITCO được tổ chức JITCO cấp cho các thực tập sinh tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản khi người lao động hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn.
Cụ thể, nếu bạn tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản và hoàn thành hợp đồng tại Nhật khi về nước sẽ được cấp giấy JITCO này. Chứng chỉ Jitco chứng nhận cho thực tập sinh đã hoàn thành tu nghiệp sinh.
Nếu có chứng chỉ này, thực tập sinh mới có thể quay lại diện kỹ sư, du học hay tham gia các đơn hàng quay lại Nhật lần 2 được. Trường hợp không có chứng chỉ JITCO thì phía Nhật sẽ coi bạn là đã không hoàn thành quá trình tu nghiệp, có thể bạn bỏ trốn về nước, hoặc bỏ trốn ra ngoài làm việc…
+ Giấy chứng nhận JITCO được cấp mấy lần?
Chứng chỉ nghề JITCO chỉ được cấp 1 lần DUY NHẤT, nếu làm mất bạn sẽ không được cấp lại lần nữa.
Giấy chứng nhận của JITCO được tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) cấp khi TTS đã hết hợp đồng 3 năm. Và thi đỗ kỳ thi tay nghề chứng nhận hoàn thành khóa thực tập kỹ năng tại nghiệp đoàn, của JITCO hay thi đỗ chuyển giai đoạn lần 3.
+ Mất giấy chứng nhận JITCO có đi XKLĐ Nhật Bản lần 2 được không?
Câu trả lời là KHÔNG. Giấy chứng nhận của JITCO được tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) cấp khi TTS đã hết hợp đồng 3 năm. Và thi đỗ kỳ thi tay nghề chứng nhận hoàn thành khóa thực tập kỹ năng tại nghiệp đoàn, của JITCO hay thi đỗ chuyển giai đoạn lần 3.
Giấy chứng nhận JITCO này cực kỳ quan trọng nếu đánh mất thì coi như bạn chưa hoàn thành 3 năm TTS hoặc bỏ trốn ra ngoài làm, về nước giữa chừng,… Có nghĩa bạn sẽ không được tham gia XKLĐ Nhật Bản lần 2 nếu làm mất giấy này.
2. VÌ SAO thành lập tổ chức OTIT và “đóng cửa” JITCO?
Trước đây, tổ chức JITCO là đơn vị trực tiếp hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của tất cả thực tập sinh nước ngoài tại Nhật. Tuy vậy, tổ chức này lại không thuộc quyền quản lý của Chính phủ Nhật Bản. Cũng vì vậy mà JITCO không có thẩm quyền trong việc chế tài và xử phạt các công ty hay nghiệp đoàn khi họ vi phạm hợp động và quyền lợi của thực tập sinh.
Vì vậy, sau khi ban hành chính thức chính sách dành cho thực tập sinh ngày 1/11/2017, chính phủ Nhật phải thành lập một tổ chức có quyền hạn pháp lý thực thi những quy định trong chính sách này. Đây cũng là lý do tổ chức OTIT Nhật Bản ra đời thay thế cho JITCO. Điều này tạo ra một quy trình pháp lý thống nhất; vô cùng có lợi cho thực tập sinh nước ngoài khi đến Nhật sinh sống vào làm việc.
2.1 Vai trò của OTIT với các thực tập sinh, lao động Nhật Bản
Cũng giống với JITCO trước đây, OTIT có vai trò trong việc giữ và bảo vệ quyền lợi tối thiểu của thực tập sinh đồng thời phát triển thêm nguồn lực cho Nhật Bản. Bên cạnh đó, vì đã là một tổ chức được chính phủ quản lý, OTIT có thêm những quyền hạn trong việc:
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá các công ty, doanh nghiệp, các nghiệp đoàn tại Nhật để đưa ra quyết định họ có đủ điều kiện và năng lực tiếp nhận các thực tập sinh kỹ năng hay không.
- Được quyền ngăn cấm, hạn chế các nghiệp đoàn, công ty vi phạm việc tuyển dụng thực tập sinh trong tương lai.
- Có quyền thương quyết và đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quyết định công ty, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều sai phạm có bị rút giấy phép hay không.
Cùng với những quyền hạn trên, OTIT cũng có trách nhiệm hỗ trợ người lao động khi họ gặp các vấn đề liên quan tới pháp lý tại Nhật, hỗ trợ học giải quyết, đòi lại vấn đề về lương, chế độ phúc lợi khi công ty tiếp nhận thực tập sinh thực hiện không đúng điều luật trong hợp đồng.
Tổ chức này bảo vệ cho toàn bộ quyền lợi của TTS trên toàn thế giới tại Nhật Bản, còn nếu bạn là người Việt Nam bạn có thể liên hệ đến tổ chức VAMAS để được hỗ trợ nhiều hơn.
2.2 OTIT hỗ trợ lao động Nhật Bản trên những phương diện nào?
>>> Tư vấn liên quan đến thực tập sinh
Thực tập sinh và các lao động Nhật Bản khi có thắc mắc hoặc có vấn đề liên quan đến cuộc sống nên tìm đến OTIT để được sự tư vấn:
- Khi có khó khăn, lo lắng về công việc hoặc cuộc sống hàng ngày.
- Khi muốn được hướng dẫn về lễ nghi, tôn giáo, luật pháp.
- Khi không hiểu rõ về các điều kiện lao động như tiền lương cơ bản hoặc làm việc ngoài giờ.
- Khi không hiểu các chỉ thị tại nơi thực tập, khi gặp rắc rối, bất đồng quan điểm, tập quán sinh hoạt
- Khi có vấn đề về tiền đặt cọc, tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường.
- Khi người lao động vi phạm quy chế, luật lao động Nhật Bản.
- Khi không thể tiếp tục thực tập mà không được đơn vị quản lý giúp đỡ tìm kiếm nơi mới.
- Khi có nguyện vọng thay đổi nơi thực tập khi chuyển sang chương trình thực tập kỹ năng số 3 nhưng không được đơn vị quản lý giúp đỡ tìm kiếm nơi thực tập mới.
- Khi có vấn đề không hiểu về chế độ thực tập kỹ năng.
Cách thức liên hệ:
- Số điện thoại: 0120-250-168 (sử dụng tiếng Việt)
- Thời gian tiếp nhận vào thứ hai, tư, sáu hàng tuần (11h- 19h). Nếu ngoài thời gian tiếp nhận, điện thoại sẽ ở chế độ để lại tin nhắn tự động (trả lời vào ngày hôm sau trở đi). Tùy thuộc vào nội dung tư vấn mà tốn ít hay nhiều thời gian.
>>> Tư vấn liên quan đến điều kiện lao động
Nếu bạn có vướng mắc về điều kiện lao động, hãy liên hệ với OTIT để được tư vấn và giải thích. Bao gồm các vấn đề luật pháp liên quan đến điều kiện lao động, giới thiệu các cơ quan có liên quan. Chẳng hạn như:
- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến lao động (mâu thuẫn tại nơi làm việc, điều kiện lao động v.v…).
- Nếu có hành vi vi phạm luật pháp liên quan đến tiêu chuẩn lao động, có thể tố cáo với cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động trên toàn quốc.
Cách thức liên hệ:
- Số điện thoại: 0570-001706 (sử dụng tiếng Việt)
- Thời gian tiếp nhận: thứ tư, thứ sáu hàng tuần (10h – 15h). Ngoại trừ 12 – 13h, nghỉ ngày lễ và tết dương lịch từ ngày 29/12 – 03/01
>>> Tư vấn các vấn đề về lưu trú và nhập cảnh
Nếu thực tập sinh có vấn đề cần giải quyết về lưu trú và nhập cảnh bạn có thể liên hệ ngay với tổ chức OTIT để giải quyết kịp thời các vấn đề sau:
- Tư vấn thủ tục nhập cảnh, lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương.
- Hãy sử dụng các Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú cho người nước ngoài có sử dụng tiếng nước ngoài.
- Nếu bị hối thúc về nước trái với ý muốn có thể trình việc đó với cán bộ xét duyệt nhập cảnh.
Cách thức liên hệ:
- Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú cho người nước ngoài:
- Số điện thoại: 0570-013904
- Số điện thoại: 03-5796-7112 (gọi từ IP-PHS nước ngoài)
- Email: info-tokyo@immi-moj.go.jp
- Ngôn ngữ sử dụng: Nhật, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
- Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (8h30 – 17h15)
>>> Tư vấn và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc khác
Các thắc mắc khác thực tập sinh cần liên hệ để giải quyết như: rắc rối về pháp luật như dân sự hoặc hình sự. Hay cần được giới thiệu về các chế độ pháp lý, cơ quan và tổ chức tư vấn thích hợp với nội dung liên hệ.
Cách thức liên hệ:
- Trung tâm hỗ trợ tư pháp nhật Bản (Hou Terasu):
- Số điện thoại 0507-078374 hoặc 03-6745-5600
- Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Nhật
- Thời gian: 9h – 21h ( hàng ngày, trừ thứ 7 là 9h – 17h)
- Ngoài ra, còn có thể liên hệ số điện thoại 0570-078377. Ngôn ngữ sử dụng: Anh, Trung, Hàn, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Việt Nam, Tagalog). thời gian: vào 9h – 17h đối với ngày thường.
Lời kết
Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về tổ chức JITCO, tổ chức OTIT, hiểu đúng cũng như nắm được vai trò và quyền hạn. Việc hiểu và nắm bắt thông tin sẽ hỗ trợ rất nhiều cho lao động Việt Nam trong quá trình sống và làm việc tại Nhật Bản.
Mọi thắc mắc cần giải đáp cũng như tìm hiểu thông tin về XKLĐ Nhật Bản vui lòng liên hệ trực tiếp với Công Ty XKLĐ Thanh Giang qua Hotline: 091 858 2233 hoặc Inbox qua website để được hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ!
THANH GIANG CONINCON GROUP
- Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 091.858.2233
- Email: contact@thanhgiang.org
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.