Luật lao động Nhật Bản – THÔNG TIN người XKLĐ Nhật cần phải biết

Khi đi XKLĐ Nhật Bản, người lao động cần nắm rõ luật lao động Nhật Bản để hiểu rõ quyền lợi cũng như thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Thông thường, các công ty, nghiệp đoàn sẽ có những buổi đào tạo giúp lao động nắm rõ và hiểu luật, tuy nhiên, bạn cũng có thể chủ động tìm hiểu trước nắm bắt và hiểu đúng. Với bài viết này,hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu những thông tin về luật lao động Nhật Bản mà người lao động cần nắm được nhé!

Nội Dung Bài Viết

Quy định thời gian làm việc theo luật lao động Nhật Bản

Thời gian lao động được quy định bởi luật pháp Nhật Bản được hiểu là thời gian làm việc được ấn định cho người lao động. Có 2 loại là Thời gian lao động Pháp định (theo quy định của pháp luật) và thời gian lao động Sở định (theo quy định của công ty, được ghi trong hợp đồng). Cụ thể:

Thời gian lao động Pháp định

Số giờ làm việc bình thường theo quy định là 8 tiếng/ngày tương đương 40 tiếng/tuần. Trong trường hợp làm việc theo tuần thì thời gian không quá 10 tiếng/ngày không quá 40 tiếng/tuần. Mỗi công ty có thể linh hoạt thay đổi ngày nghỉ trong tuần cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của họ mà vẫn đảm bảo công việc. Số giờ định mức một năm làm việc tối đa 2087 giờ. Đây gọi là thời gian lao động pháp định, hay còn gọi là thời gian lao động cơ bản.

Về nguyên tắc nếu thời gian làm việc vượt quá 8 tiếng/ngày là hành vi vi phạm pháp luật. Giờ làm đêm được tính tính từ 22h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Quy định thời gian làm thêm không được phép quá 50% số giờ làm việc thường trong 1 ngày đồng nghĩa không quá 12 tiếng/ngày kể cả làm thêm giờ.

Thời gian lao động sở định

Thời gian lao động sở định, là thời gian lao động được quy định trong hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Thời gian lao động sở định được dựa trên thời gian lao động pháp định, tuy nhiên không nhất thiết phải giống hoàn toàn, nhưng không được vượt quá thời gian lao động pháp định. Vượt quá thời gian lao động sở định và pháp định sẽ được coi là làm thêm giờ.

Luật lao động Nhật Bản quy định làm thêm ngoài giờ như thế nào?

Khi thời gian người lao động làm việc vượt quá thời gian lao động quy định ( thời gian lao động sở định và pháp định) thì thời gian vượt quá đó được coi là thời gian làm thêm ngoài giờ.

Thời gian làm thêm lại được chia làm 2 loại: làm thêm trong thời gian lao động pháp định và làm thêm ngoài thời gian lao động pháp định. Công ty sẽ căn cứ vào đó để trả lương làm thêm giờ cho người lao động.

>>> Làm thêm giờ ngoài thời gian lao động Pháp định

Thời gian lao động pháp định là không quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. Khi vượt quá thời gian này, khoảng thời gian đó được coi là làm thêm giờ ngoài thời gian lao động pháp định.

Khi trả lương cho người lao động, ngoài tiền lương cơ bản, công ty còn phải trả thêm 1 khoản tiền lương làm thêm ngoài giờ, được tính theo 1 tỷ lệ nhất định trên lương cơ bản.

>>> Làm thêm ngoài thời gian lao động Sở định

Nếu người lao động làm việc quá thời gian lao động sở định (được quy định trong hợp đồng) nhưng không vượt quá thời gian lao động pháp định, thì thời gian làm thêm đó được gọi là làm thêm giờ trong thời gian lao động pháp định.

Đối với làm thêm trong thời gian lao động pháp định, công ty chỉ cần trả tiền lương cơ bản cho người lao động được ghi trên hợp đồng là đủ.

>>> Tính lương làm thêm giờ theo Luật lao động Nhật Bản

Cũng có những công ty có quy định về cách tính lương làm thêm ngoài giờ, tuy nhiên về cơ bản thì được quy định như sau:

Khoảng thời gian làm thêm sau 8 tiếng thông thường: tăng 25% lương cơ bản

Khoảng thời gian làm thêm rơi vào từ 10 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau: tăng 50% lương cơ bản.

Làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ: tăng 35% lương cơ bản

Người lao động có thể làm thêm tối đa bao nhiêu giờ ?

  • 1 tuần : 15 giờ
  • 2 tuần : 27 giờ
  • 4 tuần : 43 giờ
  • 1 tháng : 45 giờ
  • 2 tháng : 81 giờ
  • 3 tháng : 120 giờ
  • 1 năm : 360 giờ

Luật lao động Nhật Bản – THÔNG TIN quyền lợi của người lao động

Luật lao động Nhật Bản quy định quyền lợi NLĐ
Luật lao động Nhật Bản quy định quyền lợi NLĐ

Điều kiện làm việc rõ ràng

Theo điều 15 trong luật lao động Nhật Bản:

Hợp đồng ký kết giữa người lao động và công ty, doanh nghiệp Nhật Bản phải đảm bảo rõ các thông tin về mức lương và thời gian làm việc và các điều kiện làm việc,….

Nghiêm cấm cưỡng ép, bóc lột sức lao động

Theo điều 5 và 6 trong luật pháp Nhật Bản thuộc luật lao động:

Công ty tuyển dụng không được phép cưỡng ép người lao động làm những việc trái với quy định pháp luật, cũng như trái với ý muốn của người lao động.

Người tuyển dụng phía công ty Nhật Bản không được phép thu tiền từ việc phỏng vấn người lao động.

Nghiêm cấm phân biệt chủng tộc

Theo điều 3 trong luật lao động Nhật Bản:

Nghiêm cấm công ty tuyển dụng có sự phân biệt đối xử với người lao động khác quốc tịch, màu da, tôn giáo, địa vị xã hội…

Các loại bóc lột có thể là: trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, tự ý tăng thêm thời gian làm việc, không trả lương làm thêm giờ,….

Không được sa thải người lao động bị tai nạn nghề nghiệp

Theo điều 19 trong luật lao động Nhật Bản

Theo quy định chung của luật lao động, nghiêm cấm việc sa thải người lao động bị thương khi làm việc (tai nạn nghề nghiệp).

Trong thời gian bị thương, người lao động có quyền nghỉ làm để chữa bệnh tại bệnh viện + thêm 30 ngày cho việc hồi phục sức khỏe sau điều trị.

Đảm bảo về an toàn sức khỏe lao động

Theo điều 59 và 66 trong luật an toàn sức khỏe và lao động công nghiệp

Để đảm bảo về an toàn lao động cũng như sức khỏe người lao động, phía nghiệp đoàn và doanh nghiệp sẽ phải:

  •   Tổ chức tập huấn an toàn lao động
  •   Trang bị đồ bảo hộ lao động

Đồng thời phải kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm / lần cho người lao động.

Thông báo trước 30 ngày khi muốn sa thải người lao động

Theo điều 20 và 21 trong luật lao động Nhật Bản:

Theo nguyên tắc của luật lao động, công ty muốn sa thải nhân viên phải thông báo cho nhân viên đó trước 30 ngày.

Trong trường hợp không thông báo trước hoặc thông báo không đủ 30 ngày, người lao động sẽ được trả lương cho thời gian thông báo chậm đó.

Trưởng bộ phận muốn sa thải nhân viên phải có văn bản sa thải từ công ty phê duyệt, không được tự ý quyết định.

Quy định mức lương tối thiểu

Theo điều 5 trong luật lao động Nhật Bản

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương quy định của pháp luật dựa trên từng khu vực và ngành nghề.

Hình thức thanh toán tiền lương

Theo điều 24 trong luật lao động Nhật Bản

Công ty phải trả lương cho nhân viên ít nhất 1 lần 1 tháng vào ngày quy định của công ty.

Thu nhập của người lao động sẽ được khấu trừ trực tiếp tiền thuế, bảo hiểm xã hội, thân thể, thất nghiệp và các khoản khác được thỏa thuận trong hợp đồng.

Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao động

Theo điều 32 và 40 trong luật lao động Nhật Bản

Thời gian làm việc chính của người lao động không được vượt quá 8 tiếng / ngày và 40 – 44 tiếng / tuần (không tính thời gian nghỉ giải lao).

Theo điều 35 trong luật lao động Nhật Bản

Người lao động phải được nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày / 1 tuần và ít nhất 4 ngày / 1 tháng.

Quy định về giờ làm thêm trong ngày thường và ngày lễ (lịch đỏ)

Theo điều 37 trong luật lao động Nhật Bản:

Thời gian tăng ca, làm việc thêm ngoài thời gian chính thức sẽ được tăng lương như sau:

  •   Tăng ca, làm thêm giờ ngày bình thường – lương tăng 125%
  •   Làm thêm ngày cuối tuần – lương tăng 135%
  •   Làm thêm ngày nghỉ lễ (lịch đỏ) – lương tăng 160% trở lên (tùy công ty)

Nếu làm việc ca đêm thì lương cơ bản sẽ cao hơn so với ca ngày.

Hoàn trả tiền đối với người lao động gặp rủi ro

Theo điều 23 trong luật lao động tại Nhật Bản: 

Khi người lao động qua đời hoặc từ chức, phía công ty sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả tất cả các khoản tiền còn thiếu cho người lao động đó trong vòng 7 ngày.

Đồng thời công ty sẽ phải hoàn trả toàn bộ giấy tờ cho người lao động hoặc người thân của người lao động đó.

Các kỳ nghỉ trong năm

Nhà tuyển dụng phải cho người Lao Động kỳ nghỉ phép hàng năm nếu người Lao Động làm việc cho nhà tuyển dụng liên tục trong vòng 6 tháng, và đã làm việc 80% hay hơn của lượng thời gian làm việc thông thường vào các ngày thông thường trong tuần. (Số lượng ngày nghỉ trong năm phụ thuộc vào thời gian làm việc của người Lao Động tại công ty. Đối với năm đầu tiên phục vụ, thời gian nghỉ phép năm theo Luật được quy định là 10 ngày) (điều 39 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).

Đảm bảo an toàn sức khỏe cho Lao Động

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người Lao Động, nhà tuyển dụng phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tăng cường sức khỏe cho người Lao Động (như việc giáo dục an toàn sức khỏe Lao Động trong thời gian tuyển dụng), kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần(điều 59, điều 66 của Luật an toàn sức khỏe và Lao Động công nghiệp).

Một số thông tin cơ bản khác trong Luật lao động Nhật Bản

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động ký giữa người sử dụng lao động và người lao động, phải được nêu rõ mức lương, giờ làm việc và các điều kiện khác đối với người lao động. Tuy nhiên, đôi khi người sử dụng lao động không chỉ rõ những điều trên cho lao động nước ngoài.

Khi các quy định trong hợp đồng khác hẳn so với thực tế, người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động và người sử dụng lao động phải chịu các chi phí đi lại cần thiết cho người nước ngoài trở về nước trong vòng 14 ngày do việc huỷ bỏ hợp đồng.

Thông báo sa thải

Cấm không được sa thải người lao động trong thời gian dưỡng bệnh hoặc bị tai nạn trong lúc làm việc hay vì những bệnh đặc biệt phải kéo dài thời gian nằm viện (Điều 19 Luật Tiêu chuẩn lao động).

Trong trường hợp sa thải, cần phải thông báo cho đương sự ít nhất là 30 ngày trước đó. Nếu không thông báo trước 30 ngày, phía chủ nhân phải trả cho người lao động phần tiền trợ cấp sa thải theo lương bình quân cho đến 30 ngày.

Tuy nhiên, điều này sẽ không áp dụng khi phải sa thải vì lý do như thiên tai hoặc bất khả kháng mà công ty (xí nghiệp) không thể tiếp tục công việc hoặc sa thải do lỗi thuộc về người lao động được “Giám đốc Sở Giám sát Lao động” công nhận. “Thông báo sa thải” sẽ không áp dụng với những trường hợp như ăn lương ngày, hợp đồng trong vòng 2 tháng, hợp đồng theo mùa trong vòng 4 tháng, đang học nghề (Điều 20,21 luật Tiêu chuẩn lao động).

 Quy định trả lương lao động

Trường hợp muốn người lao động làm quá giờ theo luật qui định hoặc làm thêm vào những ngày nghỉ cần phải có sự thoả thuận giữa Chủ và Thợ. (Điều 36 luật Tiêu chuẩn lao động).

Trường hợp làm quá giờ theo luật định, phía chủ phải trả thêm cho người lao động mức lương giờ tối thiểu là 25% cho các ngày làm việc trong tuần và với những ngày nghỉ phải trả thêm tối thiểu là 35%.

Làm việc ban đêm (từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng), phải trả thêm tối thiểu từ 25% so với mức lương trong giờ (Điều 37 luật Tiêu chuẩn lao động).

Lời kết

Trên đây là một số vấn đề cơ bản trong Luật lao động Nhật Bản. Với phần tổng hợp này, Thanh Giang hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp những người lao động Việt Nam tại Nhật Bản có thể hiểu đúng quyền hạn, cũng như đảm bảo đúng quyền lợi trong quá trình làm việc tại Nhật Bản.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.