Nét đẹp văn hóa Nhật được “gói ghém” trong chiếc khăn Tenugui

Được ví như chiếc khăn “gói ghém” văn hóa Nhật, Tenugui là chiếc khăn vải truyền thống của Nhật có từ rất lâu đời, được sử dụng phổ biến trong cả quá khứ và hiện tại. Đây cũng là vật phẩm phổ biến được các bạn thực tập sinh hay du học sinh khi sang Nhật chọn mua về làm quà. Vậy khăn Tenugui có gì độc đáo?

Tenugui là gì

Nội Dung Bài Viết

1. Tenugui là gì?

Tenugui là một loại khăn mỏng được làm từ vải cotton, hình chữ nhật, có kích thước khoảng 35×90cm, được nhuộm màu hoặc các hình vẽ truyền thống Nhật Bản.

“Tenugui” được ghép từ chữ Te (手), tức “Thủ”, và Nugui (ぬぐい), tức “Lau”. Tuy nhiên, công dụng của chiếc khăn này không chỉ dùng để lau tay mà còn có rất nhiều công dụng khác như làm khăn quấn đầu, bọc chai nước hay làm quà tặng. Giá khăn Tenugui cũng rất “vừa túi tiền”, và bạn có thể tìm mua ở khắp nơi tại Nhật Bản, từ những góc lưu niệm của khắp các cửa hàng.

Người Nhật chia Tenugui thành nhiều loại theo độ mịn của vải. Loại vải chính được làm khăn là “tokuoka”, “oka” và “bun (sori)”. Vải càng mịn thiết kế càng cao. Khăn Tenugui cũng được chia theo kỹ thuật được sử dụng để trang trí cho chúng như “chusen” nhuộm và in.

2. Tenugui trở thành vật dụng quen thuộc của người Nhật từ khi nào?

Khăn Tenugui được sử dụng lần đầu tiên vào thời Heian (794 – 1185). Khi mới xuất hiện, Tenugui được sử dụng như một vật trang trí trong các lễ hội hoặc nghi thức có liên quan đến Thần linh và dần dần được sử dụng phổ biến trong đời sống của người dân.

Khăn Tenugui

Trải qua vài thế kỉ, đến thời đại Edo (1603 – 1868), khi ngành trồng bông phát triển tại nhiều địa phương, Tenugui cũng trở thành một vật dụng không thể thiếu trong đời sống của người Nhật Bản. Thời Edo cũng là thời điểm khăn Tenugui bắt đầu được chú trọng về tính năng và cả nghệ thuật.

Phải đến thời Showa (1926 – 1989), kỹ thuật nhuộm “Chusen” tiên tiến được áp dụng đã tạo cho Tenugui một “bước tiến mới”. Tenugui đã vượt lên cả giới hạn là một món đồ dùng hằng ngày để trở thành những đối tượng nghệ thuật cho những người yêu thích Tenugui và tranh vẽ.

3. Nét đẹp văn hóa Nhật được “gói ghém” trong chiếc khăn Tenugui

3.1 Chiếc khăn gắn liền với đời sống của người dân “xứ Phù Tang”

Là chiếc khăn có lịch sử hình thành lâu đời, Tenugui được sử dụng phổ biến trong đời sống của người dân “xứ Phù Tang”. Hiện nay, mặc dù các loại khăn bông và khăn tay khá phát triển, xong Tenugui vẫn được dùng như một vật dụng quen thuộc, đem đến tính tiện lợi cao và thân thiện với môi trường.

Điểm đặc biệt của Tenugui so với những loại khăn khác là nó được làm từ sợi mỏng, khô nhanh. Vì thế, nó thường được dùng nhiều để lau rửa, lau người sau khi tắm hay sử dụng như khăn mùi xoa. Thêm đó, Tenugui không bám bụi cho nên chúng hay được dùng để bọc cửa sổ, màn hình máy tính,…

Cách sử dụng khác của Tenugui là gói những thứ tinh tế khi lưu trữ chúng ở nhà hoặc vận chuyển, chẳng hạn như đồ trang trí theo mùa hoặc đồ sứ dễ vỡ, ngoài ra chúng cũng được dùng như một chiếc túi “chữa cháy” vào những trường hợp cấp bách.

Đặc biệt, Tenugui còn được “biến tấu” những chiếc túi thông thường thành một chiếc túi đeo chéo, hay được dùng làm tạp dề, mũ chống nắng hoặc thậm chí là một chiếc khăn choàng hoặc khăn quàng cổ trong thời tiết lạnh.

3.2 Gắn liền với ý những ý nghĩa độc đáo

tenugui

Bên cạnh tính năng sử dụng cao thì Tenugui còn mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với những họa tiết độc đáo. Cụ thể:

Logo Kamawanu: Kamawanu là sự kết hợp hài hòa hình ảnh của cái lưỡi hái (Kama), hình tròn (Wa) và chữ “Nu”. Họa tiết này thịnh hành khi nghệ sỹ Kabuki lừng danh Ichikawa Danjuro VII (1791 – 1859) sử dụng trong trang phục biểu diễn của mình

Cá nóc: Trước kia, người Nhật gọi cá nóc là “Fuku”. Từ này đồng âm với chữ Phúc cũng đọc là “Fuku”. Vì thế, trong quan niệm người Nhật, cá nóc được xem là loài cá may mắn và mang đến phúc lành.

Fukuro: Fukuro trong tiếng Nhật đồng âm với từ “Không gian khổ” nên đây cũng coi là biểu tượng của sự may mắn.

Không chỉ mang ý nghĩa độc đáo, cùng với sự phát triển và lan rộng của văn hóa Nhật Bản. Tenugui dần dần trở thành một loại hàng hóa. Theo trang tenuguiya.jp thì các doanh nhân, các nghệ sĩ kabuki hay võ sĩ sumo luôn sử dụng như một vật để ghi danh tên tuổi của họ, hay vẽ lên chúng những hình ảnh biểu trưng của mình. Tại những gia đình, các gia tộc lớn vẽ gia huy của mình lên những chiếc khăn, nhiều khi một tấm vải như tenugui có thể được thay thế cho danh thiếp.

3.3 Tenugui của Kamawanu

Thêm một điểm độc đáo của Tenugui là tuy sử dụng cùng một chất liệu và chỉ giới hạn trong kích thước vỏn vẹn 35x90cm , xong Tenugui có cách thể hiện các mùa và thế giới quan rất sinh động.

Tenugui của Kamawanu được làm từ nguyên liệu từ vải cotton, kết hợp kỹ thuật nhuộm Chusen truyền thống và được tạo nên bởi bàn tay của các thợ thủ công lành nghề.

Đồng thời, kỹ thuật nhuộm Chusen sử dụng thuốc nhuộm lỏng nên không gây xơ cứng mà vẫn giữ được tính hút nước của vải. Càng sử dụng, bạn sẽ thấy chất vải ngày càng mịn màng và màu sắc ngày càng đằm thắm.

Ngoài ra, tùy vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường và thuốc nhuộm mà những màu sắc được “đa dạng hóa” và không giống nhau. Chính vì thế mà có trường hợp có những màu chỉ nhuộm được một lần duy nhất. Đây cũng là một trong những điểm thú vị của chiếc khăn truyền thống này.

Là sự kết hợp hài hòa của tính năng sử dụng và tính nghệ thuật, Tenugui được sử dụng để gói quà và làm quà lưu niệm. Thêm đó, mỗi vùng tại Nhật Bản đều có cách thiết kế Tenugui riêng, tạo nên sự ấn tượng và độc đáo cho chiếc khăn “đa-zi-năng” này

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.