“Itadakimasu” – Câu nói thương hiệu của người Nhật trước khi ăn

Những người đã từng đặt chân đến Nhật Bản hay tìm hiểu văn hóa của quốc gia này có lẽ đã quen thuộc với câu nói “Itadakimasu”. Câu nói này thường được người Nhật nói trước bữa ăn, kèm theo hành động chắp tay kính cẩn. Đây được xem là phép lịch sự, cách người nói cảm ơn vì bữa ăn. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là lời cảm ơn vì có được bữa ăn ngon. Vậy còn những ý nghĩa nào khác thì cùng Thanh Giang tìm hiểu nhé! 

Itadakimasu có nghĩa là gì

Nội Dung Bài Viết

1. Itadakimasu có nghĩa là gì?

Itadakimasu này được rút gọn từ câu: “あなたの命を、わたくしの命にさせていただきます”, trong đó:

  • あなたの nghĩa là của bạn
  • nghĩa là sự sống, sinh mệnh
  • わたくし là cách nói khiêm nhường của わたし
  • させていただきます là thể khiêm nhường của させてもらう nghĩa là xin phép đối phương được làm gì đó, hoặc thể hiện sự biết ơn.

Câu nói trên có thể dịch là “Xin cảm ơn vì sự sống của bạn đã nuôi sống tôi.”

Bên cạnh ý nghĩa cảm ơn, trong nhiều trường hợp, Itadakimasu còn được hiểu theo nghĩa là “Mời ăn”, “Cảm ơn vì bữa ăn” hay “Chúc ăn ngon miệng”.

Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa của câu nói này là bày tỏ sự biết ơn với những vị Thần, cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng thực phẩm, cảm ơn những người nông dân đã vất vả trên cánh đồng và cảm ơn những người chế biến và cả những người phục vụ món ăn.

Ngày nay, “Itadakimasu” trở thành phong tục không thể thiếu trước bữa ăn và là một trong những chuẩn mực đánh giá đạo đức của con người trong quan niệm của người Nhật.

1.1 Câu nói itadakimasu có từ khi nào?

Cách nói Itadakimasu của người Nhật được cho là bắt nguồn từ một số vùng của Nhật Bản từ sau thời Meiji (1913). Lúc này, Itadakimasu là cách nói mà các nhà quý tộc sử dụng trước khi dùng bữa. 

Câu nói trở nên phổ biến nhờ các bộ phim đề tài gia đình
Câu nói trở nên phổ biến nhờ các bộ phim đề tài gia đình

Sau đó, Itadakimasu được phổ biến qua những bộ phim Nhật Bản có chủ đề gia đình và được nhiều người sử dụng. Đến thời Showa thứ 7, các trường tiểu học tại Shimane đã phục vụ bữa trưa cho các học sinh thì bài đồng dao được các em nhỏ hát trước bữa ăn.

箸とらば、天地御代の御恵み、親や師匠の恩を味へいただきます

(Hãy cầm đũa lên, thưởng thức hương vị món quà của trời đất và công ơn cha mẹ, thầy cô).

Ngày nay, Itadakimasu trở thành phong tục không thể thiếu trước bữa ăn và là một trong những chuẩn mực đánh giá đạo đức của con người trong quan niệm của người Nhật. Có lẽ đối với người Nhật thì bài học vỡ lòng là về sự biết ơn. Những người có học, trước hết phải biết sống khiêm nhường.

>>>Có thể bạn quan tâm: Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

1.2 Cách thể hiện hành động kèm theo câu nói Itadakimasu

Để thể hiện lòng cảm ơn chân thành, khi nói Itadakimasu, người Nhật thường kèm theo hành động chắp tay. Cách thực hiện như sau:

  • Bạn ngồi ngay ngắn trước bàn và chắp hai tay lại, cúi đầu nói Itadakimasu
  • Nếu cầm đũa thì phải đặt ngang đôi đũa, kẹp ở hai ngón cái, chắp tay và nói Itadakimasu

2. Tại sao người Nhật lại nói Itadakimasu trước bữa ăn?

Vạn vật tự nhiên nuôi sống con người và chúng ta nên cảm ơn như lẽ tuần hoàn
Vạn vật tự nhiên nuôi sống con người và chúng ta nên cảm ơn như lẽ tuần hoàn

2.1 Itadakimasu không chỉ là lời cảm ơn đơn thuần

Itadakimasu không chỉ là một lời cảm ơn đơn thuần, một hình thức chúc ăn ngon, mà nó là một sự kính cẩn lặng lẽ thông qua khiêm nhường ngữ của từ “itadaku” – nghĩa gốc là “đặt lên đầu“. Trong văn hóa Nhật, cái gì ở cao đều đẹp, đều quý, nên hành động nâng lên đầu là mức độ cao nhất của sự quý trọng. 

2.2 Ý nghĩa triết học sâu sắc của Itadakimasu

Người Nhật có quan niệm “Trên mỗi hạt gạo có 7 vị thần”. Với họ, vạn vật hữu linh. Từ cỏ cây, trăng sao, chim muông, hoa lá sau khi chết đều sẽ trở thành “thần”. Họ cho rằng những sinh mệnh đã cống hiến thân mình để trở thành thức ăn cho con người đều là những vị thần đáng tôn kính. Vì thế, việc trân quý đồ ăn cũng chính là trân quý sự chăm sóc và bảo hộ của Thần dành cho con người.

Bên cạnh đó, người Nhật cũng có quan niệm rằng ăn không phải là việc hưởng thụ mà là việc cho đi. Dù bạn ăn mặn hay ăn chay, trước khi đặt lên đĩa, nó đã từng là một sinh mệnh sống động.

Để duy trì sự sống cho con người, một sinh mệnh khác buộc phải hy sinh, và vòng tuần hoàn đó cũng tương tự như chuỗi thức ăn trong lý luận phương Tây, từ đó tạo nên vận động không ngừng của thế giới. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta trao đi những cử chỉ ân cần hay sự cảm ơn đối với vạn vật đã nuôi sống chúng ta. 

>>>Xem thêm: Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản

2.3 Itadakimasu hướng đến những đối tượng nào?

Khi đứng trước bữa ăn, người Nhật sẽ nhớ đến ý nghĩa triết học sâu sắc của cho và nhận. Từ đó, hướng sự kính cẩn tới vạn vật, từ tự nhiên cho đến con người.

Vạn vật đều có sự sống và chúng ta cần trân trọng mọi thứ
Vạn vật đều có sự sống và chúng ta cần trân trọng mọi thứ

Nguyên liệu tự nhiên

Itadakimasu là sự biết ơn những sinh vật đã hy sinh để tạo ra bữa ăn cho con người. Đó có thể là thịt cá , cũng có thể là hạt gạo trong bát cơm, hạt đậu nành trong nước tương, thậm chí chỉ là một hạt muối mè. Khi đã xuất hiện trên trái đất này, vạn vật đều có sự sống và cần được tôn trọng, biết ơn khi sử dụng.

Đồng thời, khi nói Itadakimasu, người Nhật cũng tự nhắc nhở mình phải ăn thật ngon và ăn cho hết. Lãng phí thức ăn, vì thế, được xem là sự xúc phạm với những sinh mệnh tự nhiên kia. Vì thế, đôi khi Itadakimasu cũng được dịch nôm na là “Tôi sẽ ăn thật ngon ạ!“.

Người góp phần làm ra món ăn

Để thịt cá và rau củ trở thành món ăn ngon, không thể không có yếu tố con người. Cách nói “itadakimasu” trước bữa ăn cũng nhắc nhở đến những đóng góp vô hình ấy.

Để có được một món ăn phải là thành quả lao động của hàng trăm con người mà bạn không biết tên. Và nếu không có họ thì bạn sẽ chẳng thể có nổi một bữa ăn ngon.

Người thiết đãi bữa ăn

Cuối cùng, đừng bao giờ quên biết ơn những điều tốt đẹp ngay trước mặt. Khi được mời đến nhà và được thiết đãi, điều đầu tiên bạn phải nói trước bữa ăn chính là itadakimasu, với ý nghĩa rất đơn giản và thực tế: Cảm ơn đã cho tôi thức ăn, tôi sẽ kính trọng và ăn thật ngon.

Lời kết

Itadakimasu không chỉ gói gọn lời cảm ơn đến tự nhiên và cả công sức con người mà còn thể hiện quan niệm nhân sinh và triết lý sâu sắc. Nó trở thành một nét văn hóa tại Nhật. Đây cũng là điều mà du học sinh, thực tập sinh hay các khách du lịch Nhật Bản quan tâm và tìm hiểu trước khi đến với “đất nước Phù Tang”.

THANH GIANG CONINCON GROUP

  • Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 091.858.2233
  • Email: contact@thanhgiang.org

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.