Xăm mình, Lao phổi, Mù màu, Viêm gan B… có đi xklđ được không?

Trong quá trình tư vấn XKLĐ Nhật Bản, Thanh Giang tiếp nhận khá nhiều thắc mắc của người lao động về điều kiện đi xuất khẩu như “Xăm hình có đi Nhật được không?”, “Bị lao phổi có đi Nhật được không?” hay “Bị mù màu có đi Nhật được không?”…và rất nhiều vấn đề khác. Với bài viết này, Thanh Giang sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp khi đi XKLĐ Nhật Bản.

Nội Dung Bài Viết

1. Tổng hợp thắc mắc thường gặp khi đi XKLĐ Nhật Bản

1.1 Xăm hình có đi Nhật được không?

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lao động chủ lực của Việt Nam, cũng là thị trường có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng là quốc gia có yêu cầu chặt chẽ về lao động nước ngoài.

Ứng viên tham gia chương trình xuất khẩu lao động cần đáp ứng điều kiện về sức khỏe, ngoại ngữ, trình độ văn hóa hay một số yêu cầu khắt khe khác. Vậy ứng viên xăm hình có được đi Nhật hay không?

Khi khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản, xăm hình được xếp trong nhóm bệnh hoa liễu – một trong những loại bệnh bị cấm đi xuất khẩu Nhật Bản. Vì thế, những ứng viên có hình xăm sẽ gặp nhiều khó khăn, và thường là không đủ điều kiện tham gia.

Cụ thể, theo quу địnһ сủа Вộ Ү tế về vіệс kһám bệnһ và сһứng nһận ѕứс kһỏе сһо lао động Vіệt đі làm ở nướс ngоàі. Ніện, сó tất сả 13 nһóm bệnһ, tật kһông đủ đіều kіện ѕứс kһỏе để đі Nһật Вản. Trong đó, xăm hình thuộc  1 trong 13 nhóm bệnh đó thuộc về hoa liễu và da liễu. Tất cả các loại xăm trổ trên da đều không đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Vậy tại sao Nhật Bản không tiếp nhận lao động xăm hình?

Nếu tại những quốc gia phương Tây, hình xăm là một vấn đề khá “cởi mở”, được xem là một loại hình nghệ thuật, thể hiện cá tính hay phong cách của một người thì tại “xứ sở hoa anh đào”, xăm hình lại bị coi thường và kỳ thị. Nguyên nhân là do hình xăm khiến người Nhật liên tưởng đến băng đảng Yakuza khét tiếng.

Тừ tһế kỷ VІ, nһững người рһạm tộі ở Nhật Bản bị đánһ ԁấu bằng vіệс kһắс сһữ һоặс һìnһ ảnһ. Тһео tһờі gіаn, сông vіệс хăm hình сủа Nһật Вản đã рһát trіển và dần trở thành một hình thức nghệ thuật đíсһ tһựс vàо nửа ѕаu сủа tһế kỷ ХVІІІ.

Hầu hết những người có hình xăm đều thuộc tổ chức Үаkuzа һоặс tộі рһạm tһế gіớі ngầm. Сáс Үаkuzа һànһ ngһề từ buôn bán ma túy, mại dâm, cờ bạc hay tống tiền chính trị…và hình xăm là thứ chúng sử dụng để “thị uy” với người dân. Vì thế, xăm hình tại Nhật mang nghĩa là tội phạm. Vì thế, các công ty XKLĐ Nhật không chấp nhận ứng viên có hình xăm.

1.2 Bị lao phổi có đi Nhật được không?

Cũng giống như xăm hình, lao phổi cũng nằm trong nhóm 13 bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản. Nguyên nhân là do lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây truyền từ người này sang người khác.

Trường hợp người lao động đã chữa khỏi bệnh thì có thể tham gia được chương trình sang Nhật làm việc, tuy nhiên vẫn sẽ trải qua khâu kiểm tra sức khỏe gắt gao hơn để đảm bảo là đã khỏi hẳn bệnh.

Tiếp đó sẽ tùy theo theo thể trạng và sức khỏe hiện tại của người lao động mà phía doanh nghiệp Nhật Bản sẽ quyết định lựa chọn hoặc không.

Vì thế, những lao động bị lao phổi nếu không đỗ chương trình đi lao động Nhật thì có thể tìm kiếm các chương trình tại quốc gia khác như Hàn Quốc, Đài Loan hay Malaysia…

1.3 Bị mù màu có đi Nhật được không?

Mù màu còn được gọi là rối loạn sắc giác, có biểu hiện là không thể phân biệt được một số hoặc tất cả các màu, vì thế, nhiều người không biết mình mắc bệnh bởi họ vẫn có thể nhìn thấy mọi vật. Vậy người bị mù màu có đi Nhật được hay không?

Về vấn đề này, bộ phận tư vấn XKLĐ Nhật Bản chia sẻ: Người mù màu vẫn có thể đi XKLĐ Nhật, xong sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các lao động có điều kiện sức khỏe bình thường.

Thông thường, những đơn tuyển dụng lao động sang làm việc trong xí nghiệp Nhật thường có tỷ lệ cạnh tranh khá cao, và người bị chứng mù màu sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh khi tham gia.

Trường hợp bị mù màu cần lưu ý  khi chọn ngành nghề làm việc tại Nhật Bản, do có khá nhiều việc làm không thích hợp với người mù màu và nếu có sang thì cũng sẽ không được nhận vào làm việc.

Vậy Mắt cận thị có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được hay không?

Vậy giải pháp nào cho lao động mắc chứng mù màu?

Người bị mù màu chỉ có thể tham gia một số đơn tuyển dụng nhất định, cụ thể, có thể đăng ký vào một số đơn tuyển như:

  • Công việc lắp giàn giáo
  • Công việc Khoan cắt bê tông
  • Công việc Cốp pha

Hầu hết những công việc này thuộc về ngành xây dựng với đối tượng nam giới.

1.4 Viêm gan B có đi Nhật được không?

Theo quy định về điều kiện sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản, những ứng viên bị mắc bệnh viêm gan B sẽ KHÔNG đủ điều kiện đi xuất khẩu Nhật Bản.

Viêm gan B thuộc 1 trong 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện đi lao động tại Nhật. Bên cạnh đó, những lao động bị mắc bệnh viêm gan C hoặc có tiền sử mắc bệnh viêm gan B, C đều không đủ điều kiện đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Bệnh viêm gan B là bệnh khá nguy hiểm do virus HBV gây ra. Hiện có hơn 2 tỷ người trên thế giới mắc viêm gan B, tập trung chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi, trong đó có Việt Nam. Viêm gan C là bệnh có mức độ tử vong cao do virus HCV gây ra. Những bệnh này thường để lại nhiều hậu quả nguy hiểm như ung thư gan, xơ gan. Hiện có khoảng 170 triệu người trên thế giới mắc bệnh viêm gan C.

Bệnh viêm gan B, C không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như sử dụng chung bát đĩa, khăn mặt hay nói chuyện,…Mà lây truyền qua 3 đường chính sau:  đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, tỷ lệ lây truyền qua đường máu chiếm cao nhất.

Chính vì bệnh viêm gan B, C có tính lây nhiễm nên những ứng viên mắc bệnh này đều không đủ điều kiện sức khỏe đi Nhật Bản làm việc

Xem thêm: Điểm danh 13 nhóm bệnh không được phép đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Trên đây là phần giải đáp một số thắc mắc về điều kiện sức khỏe khi tham gia XKLĐ Nhật Bản. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu điều kiện xuất khẩu lao động Nhật hiệu quả.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.